Cây Địa hoàng
Thuộc học hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
1. Nguồn gốc phân bố, giá trị dược liệu
- Cây Địa hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay tồn tại 2 loại trồng phổ biến:
+ Loại Địa hoàng Hoài Khánh: Có lịch sử trồng lâu đời ở vùng Hà Nam - Trung Quốc nên đã chọn lọc được giống tốt có diện tích trồng cao và sản lượng lớn.
+ Loại Đại hoàng Kiền Kiều: Trồng nhiều ở Hàng Châu - Chiết Giang.
Ngoài ra còn có loài Địa hoàng Hồ Bắc.
- Địa hoàng là cây thuốc quý được mệnh danh là thân dược. Bộ phân dùng làm thuốc là củ, dưới 2 dạng chính là Sinh địa và Thục địa.
+ Sinh địa (củ Địa hoàng sấy khô): Sinh địa có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, mát máu, chữa thương hàn, yết hầu sưng tấy, thổ huyết, Băng huyết, kinh nguyệt không đều, năng lực của Sinh địa là bổ chân âm, lương nhiệt huyết là vị thuốc bổ dương cường tráng.
+ Thục địa (Sinh địa đã được chế biến): là thuốc bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc, là thuốc bổ tu dương cường tráng. Những người làm việc trí óc nhiều, lo nghĩ hại huyết, túng dục, hao tinh dùng rất tốt. Ngoài ra còn làm thức ăn mùa hè có tác dụng bổ dưỡng cơ thể và giải nhiệt.
Ngoài ra có tác dụng với huyết quản, tác dụng lợi tiểu, tác dụng cầm máu, tác dụng đối với vi trùng.
2. Đặc điểm thực vật học
- Lá: lá đơn mọc cách, màu xanh vàng, mọc vòng theo hình tròn ốc quanh thân. Xòe rộng trên mặt đất thành 1 hình gần tròn. Phiến lá của màu xanh, hình trứng ngược đến bầu dục dài, ngọn lá hơi tròn, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa tù không đều nhau.
- Thân lá: thân thảo, cây mọc cao 20 - 30 cm, khi ra cây cao 40 - 50 cm, vỏ thân màu xanh nâu. Toàn thân có lông tiết dài, mịn, màu tro bao phủ. Mỗi nách có mỗi mầm nhưng không phát triển.
- Địa hoàng thuộc loại rễ củ, sau trồng 8 - 10 ngày, rễ bắt đầu đâm ra ở củ hom.
+ Rễ tơ: Xuất hiện trên mầm của củ hom, và cả trên các rễ củ sau này, ít có khả năng hình thành củ, nhiệm vụ chính là hút dinh dưỡng cho cây. Rễ có kích thước ngắn rễ nhiều.
+ Rễ nửa chừng: có khả năng hình thành củ, nhưng do điều kiện thời tiết, ngoại cảnh bất thuận là dễ dài và to hơn rễ tơ, tồn tại không có lợi vì nó tiêu hao dinh dưỡng.
+ Rễ củ: Thường xuất hiện sau trồng 45 - 50 ngày, xuất hiện ở mầm sát vết bẻ hoặc ở ngay vết bẻ.
- Hoa, quả, hạt: hoa mọc thành chùm trên ngọn thân cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành 5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh giống hình môi.
+ Quả bế đôi, hình tròn trứng dài 1,3 - 1.6cm, đường kính 0,6 - 0,9 cm, có cánh dài bao búp.
3. Các giai đoạn sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây từ 170 - 180 ngày gồm các thời kỳ sau:
- Thời kỳ nảy mầm: Vụ đông từ 15 đến 20 ngày, vụ xuân hè 25 - 30 ngày.
+ Thời gian này cây con yếu, sống nhờ dinh dưỡng củ giống. Sinh trưởng thân lá chậm và phụ thuộc lớn vào ngoại cảnh như: độ ẩm đất, độ sâu lấp đất, ...
- Thời kỳ phát triển thân lá: bắt đầu khi cây 4 - 5 lá thật.
+ Ban đầu cây con vẫn sinh trưởng chậm và phụ thuộc chủ yếu dinh dưỡng củ giống.
+ Khi cây 6 - 7 sức sinh trưởng của thân tăng dần và phát triển mạnh mẽ khi cây có từ 9 - 10 lá.
+ Khi cây 24 - 25 lá tốc độ sinh trưởng chậm dần và gần như là dừng lại khi cây đạt đến số lá tối đa 37 - 38 lá.
Lưu ý: Bón đủ phân, độ ẩm và chăm sóc kịp thời để cây sinh trưởng nhanh cho năng suất thân lá cao, tán lá rộng để cho năng suất cao.
- Thời kỳ già chín: sau khi trồng 100 ngày, sinh trưởng chậm dần, số lá đạt tối đa, đường kính lá cực đại và chậm lại. Bộ phân Sinh địa có sự nhảy vọt về độ phình củ, và đạt đến độ lớn tối đa. Trên ngọn cây hoa bắt đầu hình thành và cây đồn dinh dưỡng để cho hoa phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng củ, nên ngắt hoa tập chung dinh dưỡng cho củ.
4. Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 - 25 độ, nhiệt độ thấp hơn 10 độ cây sẽ ngừng phát triển lá biến dạng.
- Độ ẩm và lượng mưa: yêu cầu về lượng mưa không nhiều tập chung vào 2, 3 tháng đầu thuận lợi cho phát triển thân lá. Lượng mưa bình quân năm khoảng 700 - 800 mm.
- Đất: ưa đất cát pha, đất phù sa, đất có độ phì cao, tầng canh tác sâu, độ pH: 5,5 - 7.