Xử lý ra hoa trên cây nhãn bằng Cholorare kali (KClO3)
Xử lý ra hoa trên cây nhãn bằng hóa chất Cholorare kali (KClO3).
1. Thông tin cơ bản về hóa chất Cholorare kali (KClO3)
- Cholorare kali (KClO3) là chất hóa học dạng bột màu trắng. Được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp như diệt cỏ nếu phun trực tiếp lên cỏ. Nếu phun lên lá sẽ làm lá vàng và rụng lá. Tưới xuống đất thấm xuống vùng rễ sẽ làm rễ bị thối, thập chí chết rễ.
- Ứng dụng Cholorare kali (KClO3) xử lý ra hoa cho cây nhãn hiệu quả nhất là tưới gốc. Nếu phun lên lá sẽ làm cháy lá gây rụng lá cây.
- Nguyên lý tác động ức chế ép cây nhãn ra hoa của hoạt chất Cholorare kali (KClO3): Khi tưới hoạt chất vào đất. Hoạt chất sẽ thấm xuống vùng rễ cây. Tác động phân hủy protein trong rễ gây cháy rễ, làm cho giảm khả năng hút dinh dưỡng của rễ cây vận chuyển lên trên cây. Tức làm ức chế, kích thích cây ra hoa.
- Tác động của KClO3 đối với xử lý ra hoa:
+ Có thể ảnh hưởng rễ đến 2-3 tháng sau khi xử lý (tùy vào nồng độ). Tức là khi xử lý có thể tác động chay rễ đến 30-50% thì đem lại hiệu quả cao nhất. Các đợt rễ ra sau vẫn bị ảnh hưởng của KClO3, thời gian ảnh hưởng dài hay ngắn tùy vào nồng độ sử dụng. Nếu trường hợp sử dụng với nồng độ cao sẽ ảnh hưởng lớn đến bộ rễ làm cây suy yếu dẫn đến cây không đủ thời gian nuôi trái, giảm năng suất cây trồng.
+ KClO3 có tính oxi hóa các chất hữu cơ trong đất giải phóng đạm, lân hữu hiệu, kali hữu hiệu, ... làm giảm độ PH đất.
Những thông tin cơ bản về hóa chất Thông tin cơ bản về hóa chất Hóa chất Cholorare kali (KClO3).
+ Khi làm cháy rễ cây là điều kiện để các vi sinh vật hoạt động xâm nhập vào cây. Việc sử dụng KClO3 sẽ phá vỡ hệ sinh thái cân bằng của đất. Thời kỳ sau cần quan tâm quản lý sâu bệnh hại và cải tạo hệ sinh thái đất.
+ KClO3 có khả năng kích thích sắc tố diệp lục của lá cây. Sau khi ra hoa lá thường có màu xanh bất thường (xanh đậm hơn so với bình thường).
+ Khi tác động KClO3 kích thích ra hoa cho cây nhãn đúng nồng độ, kỹ thuật thì không ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng của trái.
- Thận trọng khi sử dụng KClO3: Là chất dễ gây cháy nổ do KClO3 có tính oxi hóa mạnh giải phóng Oxi nên dễ gây cháy. Khi bảo quản cần lưu lý tránh va chạm, ma sát, để gần các vật dụng dễ cháy như xăng dầu, sàn gỗ, phân SA, ...
- Trong quá trình sử dụng KClO3 cần đeo bảo hộ đầy đủ. Trường hợp hít phải, rơi vào mắt sẽ gây kích ứng, ngộ độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của sử dụng. Tránh xa tầm tay của trẻ em.
Xem thêm: 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất) |
2. Quy trình xử lý ra hoa cho cây nhãn bằng KClO3
- Trước khi tiến hành xiết nước cho cây nhãn trước 15 ngày, cần cung cấp phân bón qua gốc và qua lá. Kích thích cây sinh trưởng nhanh làm già đọt, giúp cây đủ dinh dưỡng để bước vào giai đoạn ra hoa. Lượng phân bón gốc tính trên 1 gốc cây nhãn: 200g Ure + 200g Super lân + 200g Kali sulphate. Kết hợp phun trên lá MKP nồng độ 0,5% (40g/8 lít nước) + Axit Amin (nồng độ theo khuyến cáo nhà sản xuất) + Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
- Xiết nước từ 4-5 ngày xử lý hóa chất KClO3 nồng độ 30 gram/10 lít nước tưới cho 1 m2. Kết hợp phun Siêu lân 86% (5g/16 lít nước) + Axit Amin. Trong quá trình xử lý KClO3 để tăng hiệu quả tác động cần đảm bảo độ ẩm để hoát chất có thể thấm tiếp xúc với bộ rễ.
Quy trình xử lý ra hoa cho cây nhãn bằng hóa chất KClO3.
- Khi cây ra mầm hoa (cựa gà) thì bắt đầu tưới dần dần trở lại. Tránh tưới nhiều làm cây bị sốc. Giai đoạn cây bật mầm hoa đến khai cây nở khoảng 5% số hoa phun hoạt chất 4-CPA-Na 98% (5g/1000 lít nước) để tăng khả năng nở hoa đồng loạt, giảm rụng trái sinh lý giai đoạn trái non.
- Khi cây trong giai đoạn quả non cần bón phân nuôi quả; phun dinh dưỡng qua lá bổ sung kết hợp với thuốc phòng trị sâu bệnh hại cho cây.
- Trước khi xử lý ra hoa cho cây nhãn, thời điểm xử lý và sau khi xử lý cần thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.
-
Bán Chlormequat clorua, Cycocel CCC (Ức chế sinh trưởng, tạo dáng hoàn hảo)
Chất ức chế sinh trưởng chlormequat clorua, Cycocel CCC, giúp hạn chế chiều cao cây, hỗ trợ tạo dáng cây cảnh bon sai, giúp cây có vẻ đẹp gài và cổ hơn. tạo tán cho cây ăn quả, hạn chế chiều cao cây lúa chống đổ ngã, phân
-
Biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng nhãn ra quả cách năm
Vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 tiến hành phun thuốc kích thích Paclobutrazol (hoặc Uniconazol hoặc Ethephon) kết hợp Kali Nitorat hoặc Beta NAA + NPK + vi lượng chelate...
-
Bán siêu Lân 86% (H3PO3) Siêu ra hoa, ủ mầm hoa
Phân bón Siêu Lân 86% (H3PO3) là phân có hàm lượng lân cao nhất chuyên dùng để xử lý phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa...
-
Kỹ thuật canh tác nhãn tiêu da bò thời kỳ xử lý ra hoa
Cây nhãn tiêu da bò trong những năm gần đây bị bệnh chổi rồng tấn công và trở thành dịch bệnh nguy hiểm. Đa số các nhà vườn đốn bỏ thay thế các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
-
Kỹ thuật chăm sóc giúp nhãn ra hoa khi gặp điệu kiện bất thuật
Kỹ thuật xử lý khi cây nhãn ra lộc đông như thế nào? Thời điểm nào cần xử lý lộc đông kịp thời? Lộc đông ra muộn cần xử lý ra sao? Cách ép nhãn ra hoa khi ra lộc đông?