Kỹ thuật chăm sóc giúp nhãn ra hoa khi gặp điệu kiện bất thuật
Thời tiết bất thuật, mùa đông nóng ẩm hoặc cây sung sức có khả năng phát lộc đông hay lộc xuân không ra hoa. Lộc đông ra nhiều sẽ tiêu hao nhiều dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa, năm sau sẽ ít quả. Vì vậy cần chú ý chăm sóc điều tiết hãm không cho cây ra lộc đông, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng thời vụ sau của cây nhãn.
- Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, cây nhãn được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ ra lộc thu (là lộc sẽ cho hoa quả vụ tiếp theo). Sau đó cây sẽ chuyển sang giai đoạn ngừng phát triển vào mùa đông (ngủ đông). Mùa đông càng lạnh thì cây càng tích trữ được nhiều dinh dưỡng để chuẩn chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Kỹ thuật chăm sóc giúp nhãn ra hoa khi gặp điệu kiện bất thuật.
- Với điều kiện thới tiết có nhiều biến đổi không tuân theo quy luật như hiện nay. Mùa đông ấm, mưa ẩm nhiều cây sinh trưởng phát triển mạnh dẫn đến phát triển lộc đông. Hoặc do chăm sóc không đúng kỹ thuật, mất cân đối dinh dưỡng, cây sung sức cũng dẫn đến cây phát sinh lộc đông hoặc không ra hoa vụ sau.
Kỹ thuật xử lý khi cây nhãn ra lộc đông như thế nào? Thời điểm nào cần xử lý lộc đông kịp thời? Lộc đông ra muộn cần xử lý ra sao? Cách ép nhãn ra hoa khi ra lộc đông?
1. Cách chăm sóc khi cây nhãn ra lộc đông sớm
- Để cây đạt năng suất cao, đợt lộc đông cuối cùng phải ra trước 31/11 dương lịch đối với nhãn chính vụ. Đối với nhãn chín muộn phải ra trước 15/12 dương lịch.
- Lộc đông trên cây nhãn thường ra bắt đầu vào tháng 11 dương lịch. Trong khoảng thời gian tháng 11 cây ra lộc đông cần tiến hành xử lý lộc đông càng sớm càng tốt.
- Cách 1: Khi cây phát lộc đông cần tiến hành cắt tỉa càng sớm càng tốt - Áp dụng cắt tỉa theo phương pháp thủ công.
- Cách 2: Khi lộc đông ra khoảng 3-5 cm thì sử dụng Ethrel liều lượng 400-500 ppm hoặc Ethrell (C2H4) trong thuốc dấm quả, liều lượng 3-4 lọ thuốc dấm quả (15-2ml). Pha 15ml khi nhiệt độ trên 20oC, nhiệt độ thấp từ 15-20oC xử dụng 20ml pha với 10 lít nước. Làm thui rụng lộc non sau 10-15 ngày, không ảnh hưởng đến lá bánh tẻ. Sau đó phun thuốc kích thích ra hoa, cách nhau 8-10 ngày. Một số thuốc kích ra hoa đồng loạt như 4-CPA-Na 98%, Siêu Lân 86% (H3PO3), Thiourea (Thio Ure) 99%, ... nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây nhãn
2. Cách chăm sóc khi cây nhãn ra lộc đông muộn
- Trường hợp lộc đông ra muộn tức là lộc đông ra sau 31/12 dương lịch. Cần áp dụng các biện pháp thúc cho lộc đông phát triển mạnh chuyển nhanh sang lá lụa. Sau đó phải xử lý hóa chất kích cho cây ra hoa.
- Để lộc đông phát triển nhanh cần cung cấp đủ ẩm cho cây, bón phân gốc cho cây với liều lượng DAP 1kg/gốc hoặc phun MKP nồng độ 0,5% (40g/8 lít) giúp cho lá già đồng loạt. Sau 5-7 ngày lá chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh nhạt thì tiến hành xử lý hóa chất KCLO3 nồng độ 30 gram/10 lít nước tưới cho 1m2 hình chiếu tán lá cây.
3. Kinh nghiệm xử lý ra hoa cho cây nhãn
- Thời điểm xử lý ép ra hoa nhãn tốt nhất cần đảm bảo cây nhãn trong năm phải ra được 3 cơi đọt. Khi cơi đọt thứ 2 ra lá lụa (lá màu vàng nõn chuối) thì tiến hành xử lý nhãn ra hoa. Nếu trường hợp lá già hơn thì sẽ giảm chất lượng bông. Để kích cho bông phát triển thì cần bổ sung phân bón NPK cho cây.
- Sử dụng KClO3 xử lý cho cây nhãn đúng nồng độ. Sau khi tưới KClO3 được 5 ngày, có thể phun MKP nồng độ 0,75% (60 gram/8 lít nước) và 7 ngày sau lặp lại với nồng độ 0,5% để kích thích mầm hoa.
-
Kỹ thuật trồng cây nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP
Một số giống nhãn phố biến hiện nay; Kỹ thuật trồng cây nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP như thế nào?
-
Kỹ thuật canh tác nhãn tiêu da bò thời kỳ xử lý ra hoa
Cây nhãn tiêu da bò trong những năm gần đây bị bệnh chổi rồng tấn công và trở thành dịch bệnh nguy hiểm. Đa số các nhà vườn đốn bỏ thay thế các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
-
Cách chăm sóc cây nhãn, vải sau thu hoạch cho vụ mùa năm sau bội thu
Cây nhãn, vải sau khi thu hoạch là thời điểm cây thiếu dinh dưỡng nhiều nhất, bởi ở thời điểm trước đó cây tập chung dinh dưỡng để nuôi quả.
-
Có thể kết hợp Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) với các loại thuốc trừ sâu?
Có thể kết hợp MKP với các loại thuốc trừ sâu trung trung tính và axit, tránh kết hợp với các loại thuốc trừ sâu có tính kiềm cao, nên pha thành dung dịch loãng trước khi đưa vào sử dụng.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao