Xây dựng mô hình bền vững thâm canh cây hồi thu lợi nhuận khủng

Trong nhiều năm trở lại đây, cây hồi trở thành cây mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân vùng cao. Để đảm bảo việc trồng thâm cảnh có hiệu quả thì cần đảm bảo kỹ thuật canh tác bền vững đúng kỹ thuật để cây hồi cho năng suất , chất lượng. Nếu cây hồi được chăm sóc đúng kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc rừng hồi, thu hoạch sơ chế, Hồi sẽ cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài thời gian thu hoạch lên đến 20 - 80 năm. Chu kỳ canh tác lên đến 90 - 100 năm.

Dân sứ lạng rộn ràng mùa hái hoa hồi.

1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây hồi

- Chi hồi gồm có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở khu vựng Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ. Hiện nay nước ta có khoảng 16 loài. Ở Lào Cai có 6 loài. Cây hồi thường được tìm thấy, gây trồng với diện tích chủ yếu ở Lạng Sơn và Quảng Ninh.

- Rừng hồi tập trung ở vùng có độ cao từ 300 – 600 m, nhiệt độ trung bình năm từ 18 – 22oC và tổng lượng mưa trung bình năm là 1000 – 2.800 mm.

Làm giàu từ việc trồng hồi không khó với người dần vùng cao.

Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván.

2. Đặc điểm thực vật học của cây hồi

- Cây hồi là cây gỗ nhỏ, thường xanh, có chiều cao từ 6 – 15 m, đường kính thân đạt từ 15 – 30 cm. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nấu xám. Cành nonmongj, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển màu nâu xám. Lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá nguyên, dày, cứng, hình trứng, kích thước 6 – 12 x 2 – 5 cm, mặt trên lá màu lục sẫm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt. Cuống lá dài 7 – 8 cm.

Những thông tin cần biết về cây hồi.

- Hoa hồi mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2 – 4 cái, cuống to, nắng, 5 lá đài màu trắng có mép hồng, 5 – 6 hoa đều nhau màu hồng thẫm.

- Quả kép gồm 6 – 8 đài, xếp thành hình sao, lúc non màu lục khi gia màu nâu sẫm, mỗi đài có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẵn bóng. Hoa thường ra vào tháng 3 – 5, quả tháng 6 – 9.

Xem thêm: Auxin Alpha Na-NÂ 98% Kích thích ra rễ cực mạnh.

3. Giá trị kinh tế, khoa học và ý nghĩa bảo tồn gen của cây hồi

- Quả và tinh dầu hồi từ lâu được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm.

- Cây hồi đã tạo ra nguồn thu nhập chính lợi nhuận cao cho người dân vùng cao.

- Hồi là nguồn nguyên lại để chiết tác một số chất như acid Shikimic, Osaltamivir, Tamiflu, … các chất này hiện nay là thuốc kháng sinh kháng viruts rất hiệu quả.

Tinh dầu hoa hồi -  Nhiều tác dụng trong cuộc sống.

- Trong hệ thực vật ở Việt Nam, chi Hồi có nguồn gen khá phong phú, rất đa dạng, có 16 loài khác nhau. Tất cả các loài thuộc chi hồi đềuchứa tinh dầu. Các loài trong chi Hồi ở nước ta là nguồn gen quý cần được nghiên cứu để khai tác, bảo tồn và phát triển bền vững.

4. Kỹ thuật canh tác cây hồi bền vững

4.1 Chọn vùng gây trồng rừng hồi

- Chọn vùng gây trồng có đất tốt tầng canh tác dày, hàm lượng mùn cao, đất ẩm quanh năm, thoát nước tốt.

- Cây hồi thích hợp nhất khi phát triển trên đất đỏ có thể trồng dưới tán rừng gỗ, đất nghèo kali hoặc có thể trồng trên đất trảng cỏ bụi.

- Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày và giàu dinh dưỡng.

Sự khác biệt vùng trồng hồi Văn Quan với các vùng khác?

Xem thêm: Nông dân vùng cao đổi đời từ trồng giổi lấy hạt.

4.2 Kỹ thuật nhân giống và gây trồng

- Giống cây hồi chủ yếu được gieo từ hạt. Hạt giống được chọn từ quả chin của cây mẹ khỏe mạnh, sai quả, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tuổi từ 15 – 20 năm. Hạt được thu hồi khoảng tháng 7 – 9 dương lịch.

- Quả hồi thu về cần được phơi dưới ánh nắng tán xạ, sau 4 – 5 ngày khô thì tách hạt. Hạt hồi rất dễ mất sức nảy mầm, nên cần được tiến hành gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát ẩm. Thời gian bảo quản càng lâu thì càng làm giảm sức nảy mầm của hạt.

Kỹ thuật nhân giống cây hồi Yên Bái.

- Vườn ươm giống được xây dựng có mái che để giảm tác động của thời tiết đến giai đoạn cây con. Đất vườn ươm nên được cày bừa kỹ, làm sạch tàn dư thực vật và xử lý đất, lên luống và bón phân lót cho đất. Sử dụng phân bón lót là phân hữu cơ với lượng 200 – 300 kg/ 10 m2.

- Để hạt nảy mầm đồng đều và khỏe trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 2 – 3 giờ. Sau đó vớt ra để ráo mang gieo theo rạch, gieo vãi trên luống ươm hoặc gieo trực tiếp vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

Xem thêm: Cytokinin-6BA Tăng sản lượng, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

- Sau khi gieo cần phủ đất bột lớp mỏng, lớp rơm rạ lên luống để giữ độ ẩm cho đất. Tiến hành tưới ẩm để tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm.

- Tùy vào điều kiện thời tiết thực tế mà hạt giống nảy mầm sau gieo từ 20 – 45 ngày. Khi cây con mọc khỏi mặt đất từ 10 – 15 cm thì tiến hành tháo giàn che. Sau khoảng 18 – 20 tháng sau gieo, cây con cao từ 50 – 70 cm thì đủ điều kiện để trồng ra rừng sản xuất.

Sự khác biệt của cây hồi ghép với cây hồi phục sinh?

4.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồi

- Đất trồng hồi tiến hành làm đất tối thiểu, cục bộ đào hố với kích thước 60 x 60 x 60 cm. Đất được làm, đào hố, bón phân lót trước trồng tối thiểu 30 ngày.

- Phần thực bì cần được xử lý bằng cách cắt thành đoạn nhỏ rồi rải phủ đều trên mặt đất. Lưu ý không đốt tàn dư thực vật sau khi phát quang thực bì.

Kỹ thuật trồng cây hồi ghép?

- Thời vụ trồng hồi tốt nhất vào mùa xuân hoặc mùa mưa. Mật độ trồng từ 400 – 500 cây/ha

- Cách trồng cây hồi: Tiến hành rạch bỏ vỏ nilong của bầu cây giống, tránh làm vỡ bầu tổn thương đến bộ rễ. Đặt cây thẳng đứng vào giữa hố đã chuẩn bị sẵn để trồng cây. Lấp đất đầy mặt hố, rồi nén chặt quanh bầu cây và tiếp tục lấp đất đến mặt bầu. Sau khi trồng có điều kiện nên tưới nước đẫm giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh.

Giá trị thật của cây hồi ghép?

- Kỹ thuật bón phân: Bón lót cho cây trước trồng với lượng phân bón hữu cơ từ 3 – 5 kg + 0,2 – 0,3 kg lân + 0,5 kg vôi bột. Bón lót kết hợp với đào hố, bón trước trồng ít nhất 20 ngày. Bón thúc 1 năm 1 – 2 lần. Lần 1 vào tháng 2 – 3; lần 2 bón vào tháng 6 – 7. Lượng phân bón thúc tính cho 1 gốc là 0,3 – 0,5 kg phân NPK. Cách bón thúc: Tiến hành phát quang quanh gốc bán kính 1 m, đào rãnh sâu 15 – 20 cm, bón phân vào rãnh rồi lấp đất.

 - Sâu bệnh hại cây hồi: Là loại cây có khả năng kháng sâu bệnh hại tốt. Hầu như trồng hồi người dân không phải xử lý sâu bệnh hại.

Cây hồi phục sinh mang lại giá trị lớn cho người dân Lạng Sơn.

5. Thu hái, chế biến và bảo quản quả hồi

- Cây hồi được trồng và chăm sóc tốt thì cây sau trồng 4 năm bắt đầu cho hoa bói. Năm thứ 4 – 6 năng suất đạt 0,5 – 1 kg/cây; Khi cây đạt độ tuổi từ 10 – 20 tuổi thì năng suất từ 7 – 20 kg/cây; Từ năm 20 tuổi trở đi cây cho năng suất ổn định có thể đạt đến 40 – 50 kg/cây.

Rộn ràng mua thu hoa hồi sứ lạng.

- Sau khi thu hoạch, quả hồi cần được phơi ngay, vì dễ bị mốc hỏng. Có thể nhúng nhanh quả qua nước sôi để diệt mầm bệnh rồi tiến hành phơi. Với cách sơ chế nay quả hồi có màu đỏ, nhưng hàm lượng tinh dầu bị tiêu hao một ít. Thông thường 100 kg quả tươi phơi được 25 – 30 kg quả khô.

- Quả hồi thường được tiêu thu ở dạng quả khô hoặc sản phẩm tinh dầu.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
  • Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván Quy trình trồng và chăm sóc cây hạt dẻ ván
    Cây hạt dẻ ván dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian thu hoạch dài. Vài năm trở lại đây hạt dẻ ván luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá hạt dẻ luôn giữ mức ổn định. Hằng năm mang lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng cho các hộ trồng.
  • Quy trình trồng và chăm sóc cây óc chó Quy trình trồng và chăm sóc cây óc chó
    Vài năm trở lại đây, nước ta đã thành công trong việc trồng cây óc chó. Điều này làm giảm giá thành của hạt óc chó trên thị trường trong nước. Việc mở rộng diện tích trồng cây óc cho mang lại giá trị thu nhập lớn cho các nhà vườn.
  • Nông dân vùng cao đổi đời từ trồng giổi lấy hạt Nông dân vùng cao đổi đời từ trồng giổi lấy hạt
    Từ năm 2000 cây giổi lấy hạt còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nông dân vùng cao. Theo ước tính giá thịnh hành mỗi kilogam hạt giổi khô từ 2 - 3 triệu đồng. Mỗi cây giổi thành thục cho thu hoạch 10 kg hạt khô/năm.
DMCA.com Protection Status