[Ad.] Trồng và chăm sóc cây đu đủ ruột vàng Vĩnh Tường cho hiệu quả kinh tế cao
1. Ươm hạt giống đu đủ ruột vàng Vĩnh Tường.
- Hạt giống đu đủ ruột đỏ trước khi gieo cần ngâm trong nước ẩm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 10 - 12 giờ, sau đó vớt ra để ráo rồi dùng khăn ẩm để ủ hạt. Sau khi bọc ủ cho vào nilong cột kín miệng và không làm khăn khô hay quá ẩm trong thời gian ủ hạt. Từ 1 - 2 ngày bỏ hạt ra kiểm tra và rửa lại hạt bằng nước ấm nhẹ nhàng, và giặt lại khăn ủ văt hết nước rồi lại bọc hạt ủ tiếp. Kiểm tra hàng ngày nếu hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Đất ươm hạt giống đu đủ ruột vàng : 2 đất + 1 phân chuồng hoai mục + tro hoặc trấu hoặc xơ dừa, nên trộn thêm một ít thuốc trừ sâu, kiến như Furadan hoặc Basudin hạt, thuốc phòng bệnh như Kasuran, Benlat C, Roval… vào đất trộn trước khi gieo. Khi cây có 5 - 6 lá và cao từ 15 - 20cm thì bắt đầu mang ra trồng. Quá trình ươm này thường mất từ 40 - 45 ngày.
Cây đu đủ ruột vàng Vĩnh Tường cho quả to, chín vàng
2. Bón phân và chăm sóc cho đủ đủ ruột vàng Vĩnh Tường
- Để tăng trọng lượng và độ ngọt của trái, dùng Super NPK 3-18-18 phun định kỳ cứ 1 tháng/lần từ khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả.
- Cần bón cân đối NPK. Trong đó, kali giúp trái ngọt, thịt chắc, phẩm chất ngon.
- Để cây có phát triển nhanh nhất, hoa sai, tỷ lệ đậu quả cao, và chất lượng quả đạt được cao nhất. Theo các chuyên gia đã nghiên cứu và đã được áp dụng rộng rãi ở các nhà vườn đó là sử dụng các loại phân và chất điều tiết sinh trưởng như: phân bón NPK Hà Lan 15-5-27, phân bón Hà Lan 18-18-18, phân bón hữu cơ,...
3. Phòng trừ sâu bệnh cho đu đủ.
3.1. Sâu hại trên cây đu đủ.
+ Các loại côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh, là môi giới truyền bệnh virus, làm cây phát triển kém.
+ Rệp sáp: Đây là loại côn trùng rất phổ biến trên đu đủ. Cần vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo thông thoáng trong vườn, tiêu hủy lá già, lá bị hại. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Applaud, Regent, Confidor, Voliam Targo...
Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
3.2. Bệnh hại thường gặp trên đu đủ
+ Bệnh đốm vòng: Phòng trị bằng cách vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ các loại côn trùng môi giới truyền bệnh.
+ Bệnh phấn trắng, thán thư: Phun Anvil, Daconil, Topsin, Mancozeb.
4. Thu hoạch đu đủ.
- Thu hoạch đu đủ đúng thời điểm sẽ cho năng suất và chất lượng tốt nhất.
- Sau khi thu hoạch có thể bảo quản trong tủ lạnh để ăn ăn dần.
Chúc các bạn thành công với cách chia sẻ trên!
CÔNG TY CỔ PHẦN CHELATE VIỆT NAM
Địa chỉ: 83 Trần Bình Trọng, phường Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.603.888 - Hotline: 0362.180036
MSDN (MST): 2802053539
Website: chelatevietnam- cayhoadep- Email: chelatevietnam@gmail.com
-
Kỹ thuật trồng cây đu đủ mang lại hiệu quả cao
Cung cấp các thông tin về điều kiện khí hậu, đất đai, thời vụ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ để cây phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô