Trồng rau chân vịt giàu dinh dưỡng trong chậu đơn giản tại nhà
Để trồng rau chân vịt đạt năng suất và chất lượng cần lưu ý một số kỹ thuật trồng và chăm sóc như sau:
Rau chân vịt
1. Một số đặc điểm sinh trưởng của rau chân vịt
- Rau chân vịt là cây ưa thích khí hậu mát mẻ, chịu được rét, không chịu nóng. Là cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 – 20oC, sinh trưởng chậm khi nhiệt độ là 10oC, cây có thể chịu nhiệt độ thấp (-10oC).
- Yêu cầu về ánh sáng: Trong thời gian sinh trưởng phát triển dinh dưỡng, phát triển thân lá, cây yêu cầu ánh sáng nhẹ, ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng mạnh không có lợi cho cây. Rau chân vịt có khả năng chịu bóng râm, vì vậy có thể trồng xen lẫn với nhữ cây cao tán rộng khác.
- Rau chân vịt là cây ưa ẩm, không chịu úng. Nên trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cần đảm bảo độ ẩm từ 75 – 85 %.
Trồng rau chân vịt trong chậu
2. Thời vụ trồng rau chân vịt phù hợp trong năm
- Thời vụ sớm có thể gieo từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Chính vụ gieo trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11.
- Vụ đông xuân muộn gieo tháng 12 đến đầu tháng 1.
- Vụ xuân gieo trung tuần tháng 1 đến đầu tháng 2.
3. Cách chọn chậu, vật dụng trồng rau chân vịt
Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây rau sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.
Xem thêm < Đồng Chelate Cu - EDTA - 15 > |
4. Cách chọn giá thể trồng rau chân vịt trong chậu
- Cây rau chân vịt là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.
- Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng hoa thược dược như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …
- Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).
5. Kỹ thuật chọn giống rau chân vịt
Hạt giống rau chân vịt
- Có thể trồng rau chân vịt bằng cách tự ươm hạt hoặc mua cây con sẵn.
- Nếu tự ươm hạt thì lưu ý chọn hạt giống chân vịt ở những đơn vị cung cấp hạt giống uy tín, chất lượng. Hạt giống rau chân vịt phải có tỷ lệ nảy mầm cao (chọn hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, không rách, ẩm..).
- Đối với cây con thì nên chọn giống cây con từ 3 – 4 lá thật, cây khỏe, không nhiễm sâu bệnh hại, cây phát triển đều.
6. Kỹ thuật xử lý hạt giống rau chân vịt trước khi gieo
Trồng rau chân vịt trong chậu đơn giản tại nhà
Trước khi gieo ngâm hạt rau chân vịt vào nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong 3 - 4 giờ. Sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch. Khi hạt róc nước thì đem gieo. Làm được như vậy thì hạt sẽ mọc nhanh, mọc đều và cây khỏe.
7. Kỹ thuật trồng rau chân vịt tại nhà
- Trồng rau chân vịt có 2 cách: Trồng cây con hoặc gieo hạt.
* Đối với phương pháp trồng cây con
- Khoảng cách trồng: Cây cách cây 15 cm, hàng cách hàng 10 – 12 cm.
* Đối với phương pháp gieo bằng hạt thì lại có 2 cách gieo là gieo thưa và gieo dày
Kỹ thuật ngâm và gieo hạt giống rau chân vịt
- Gieo hạt thưa và tỉa lá ăn dần: Đất trồng cho vào chậu sau đó tiến hành gieo hạt đã được xử lý, sao cho hạt cách hạt 5 cm. sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng 2 cm lên trên hạt để lấp hạt. Tiếp theo tưới nước giữ ẩm và đặt ở khu vực có ánh nắng. Khi cây nảy mầm và cao khoảng 10 – 15 cm thì có thể tỉa rau để ăn. Lưu ý tưới nước sạch để cây phát triển xanh tốt.
- Gieo hạt dày và thu hoạch các cây con: Tiến hành gieo dày hạt vào giá thể sau đó lấp đấp mỏng để che hạt, sau đó tưới giữ ẩm, đặt nơi mát mẻ. Tương tụ như gieo thưa.
Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% - Kích thích ra rễ > |
8. Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch rau chân vịt
- Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết mà có thể cung cấp nước cho cây, thường xuyên giữ ẩm cho cây nhất là sau khi cây đã mọc, có thể tưới 1-2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
– Bón phân: Có thể bón thúc cho cây bằng phân ure, sau khi cây được từ 10 đến 15 ngày, bón thúc 1 tuần 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Thu hoạch: Khi cây có từ 5 đến 7 lá ( sau khi trồng từ 35-40 ngày), có thể tiến hành thu hoạch, bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
-
Kỹ thuật trồng cây rau cải thủy canh
Rau cải vốn tập trung ở vùng ôn đới, ưa khí hậu lạnh, ở khí hậu nóng, cải phát triển kém. Thời gian thu hoạch khoảng từ 40 đến 45 ngày…
-
Quy trình kỹ thuật sản xuất cải ngọt an toàn hiệu quả
Rau cải trồng quanh năm nhưng vụ chính bắt đầu tháng 8 dịch lịch tới tháng 2 dương lịch. Trồng rau cải thời kỳ này sẽ giúp bạn mất ít công chăm sóc mà rau vẫn xanh tốt.
-
Cách trồng rau cải bẹ xanh mơn mỡn, năng suất cao
Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Cải bẹ xanh cung cấp rất nhiều vitamin A và K, ngoài ra còn có các chất như sắt, crôm, kẽm.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô