Quy trình kỹ thuật sản xuất cải ngọt an toàn hiệu quả

Quy trình sản xuất cải ngọt an toàn hiệu quả

1. Thời vụ gieo trồng

- Rau cải ngọt có thể trồng quanh năm, đối với vụ hè nên làm vòm và lưới che chắn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của mưa lớn và nắng nóng.

2. Kỹ thuật chọn giống

- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ rang, có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giốp địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dụng, không gây độc cho người.

- Lượng hạt giống cần 350 – 400 gram/ 500 m2.

Hạt giống cải ngọt

3. Kỹ thuật làm đất và gieo hạt

3.1 Làm đất

- Đất phù hợp cho cải ngọt làm loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giùa mùn và dinh dưỡng.

- Dọn sạch cỏ dại và tan dư cây trồng; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng từ 1,0 – 1,2 m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi mưa.

Xem thêm < Cycocel CCC - Chlorormequat Choloride >

3.2 Gieo hạt

- Trước khi gieo hạt nên trộn hạt giống với đất bột va chia đôi để giep 2 lượt cho hạt phân bố đều trên mặt luống.

- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống và phủ một lớp rơm rạ hoặc rấu mỏng trên mặt luống, sau đó dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.

4. Tưới nước và chăm sóc

- Sau khi trồng mỗi ngày tưới đãm một lần; sau đó cứ 2 – 3 ngày tưới một lần đảm bảo thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm.

- Tỉa cây làm 2 lần: Lần 1 khi cây đạt 2 – 3 lá thật và lần 2 khi cây đạt 4 – 5 lá thật, để cây với khoảng cách 5 – 7 cm.

Trồng cải ngọt áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

5. Bón phân

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ rang, có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật ). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Lượng phân và phương pháp bón:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Ghi chú

(Kg/ha)

(Kg/ha)

Lần 1

Lần 2

Phân chuồng hoai mục

8.000 – 10.000

400 - 500

100

-

-

Bón thúc lần 1 sau gieo 7 – 10 ngày; Lần 2 sau gieo 15 – 20 ngày. Chỉ bón thúc lần 2 khi cây có nhu cầu.

Đạm Ure

60 – 80

3 – 4

-

50

50

Super lân

140 – 160

7 – 8

100

-

-

Kali sulfat

80 – 100

4 – 5

-

50

50

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm ure ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.

Xem thêm < Kali Hydro photphat (MKP) Phân bón lá cao cấp >

6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cải ngọt

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

6.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác

- Cày sâu, phơi ải ngay sau khi kết thúc thu hoạch đê chôn vùi các mầm mống sâu bệnh còn sót lại trên mặt đất có thể lây nhiễm vụ sau.

- Sử dụng hạt giống tốt, sạch bệnh. Bón phân cân đối, đúng quy trình, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây cải ngọt phát triển khỏe chống chịu với sâu bệnh hại.

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng biện pháp thủ công ngắt bỏ trứng sâu non của các loài sâu như: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng và vợt bướm vũ hóa rộ.

- Trong mùa mưa cần làm gian che và che phủ đất bằng rơm hoặc màng phủ nilon để vừa che mưa vừa tránh đất bám lên cây dễ nhiễm các loại bệnh. Có thể trồng cải ngọt trong nhà lưới giúp cây phát triển khỏe và chống chịu bệnh được tốt hơn.

Diệt sâu hại bằng bẩy bã chua ngọt

- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây trồng và diễn biến sâu bệnh, thiên địch để có biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại trên đồng ruộng, chú ý các đối tượng như sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp, bệnh lở cổ rễ, thối nhũn… và các loại ký sinh, thiên địch nhện bắt mồi, ong ký sinh, bọ 3 khoang, bọ rùa đỏ, dòi ăn rệp…

6.2 Biện pháp hóa học

- Sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc.

- Đối với bọ nhảy: Phun trừ khi mật độ cao bằng chế phẩm BT, ViBT,…

Sử dụng thuốc BVTV diệp sâu hại trên rau cải ngọt

- Đối với sâu tơ: Dùng các loại thuốc như Biocin 16 WP, ViBT 32000 WP, Bitadin WP, Dibamec 1,8 EC,…

- Đối với rệp, sâu ăn lá khác sử dụng: Cofidor, Trebon 30 EC, Tango 800WG, …

- Đối với bệnh thối nhũn, chết cây: Xử lý bằng các loại thuốc như Carbenvil 50 SC, Carben 50 SC, Viroxyl 58 BTN, Kasumin 2L,…

7. Thu hoạch

- Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

- Thu hoạch đúng thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Rau cải ngọt đóng gói thành phẩm

- Khi thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, lọa bỏ các lá gốc, lá già, lá sâu bệnh, chú ý rửa sạch không làm dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Phương tiên vận chuyển đảm bảo sạch sẽ, không vận chuyển chung với hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.

8. Ghi chép hồ sơ

Cần tiến hành ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ dàng truy nguên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status