Trồng ổi Đài Loan cải tiến mới
Du nhập vào Việt Nam khoản 5 năm trở lại đây, Ổi Đài Loan đã chiếm chọn những kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như nhà vườn. Với nhiều ưu điểm vượt trội như: Trái to, vỏ sáng màu, vị ngọt giòn và ít hạt. Không những thế, ổi Đài Loan còn có tiềm năng năng suất cao. Thời gian giai đoạn kiến thiết ngắn khoảng 10-12 tháng đã cho trái, ổn định năng suất sau 2 năm, năng suất đạt từ 20-45 quả/cây/năm. Lợi nhuận thu được đạt từ 150-300 triệu đồng/ ha.
Quy trình trồng ổi Đài Loan cải tiến mới.
1. Cách chọn cây giống ổi Đài Loan đúng chuẩn?
- Hiện nay giống ổi Đài Loan có nhiều phương pháp nhân giống như chiết cành, ghép. Nhưng để đảm bảo chất lượng giống nhà vườn nên chọn giống ghép mắt tại các cơ sở cung ứng giống uy tín.
- Cây giống cần đạt một số tiêu chuẩn trước khi xuất vườn ươm: Cây sinh trưởng phát triển khỏe, thân, cành cây mập. Cây cao khoản 50 cm, không bị vỡ bầu. Cây sạch sâu bệnh hại. Tuổi cây đạt từ 3-4 tháng đối với cây ghép mắt.
2. Trồng ổi Đài Loan khi nào thì tốt
- Là giống ổi dễ tính, có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được các khâu chăm sóc sau trồng.
- Để tiết kiệm khâu chăm sóc, tận dụng lượng mưa tự nhiên, giảm công tưới sau trồng, nên trồng vào mùa xuân ở khu vực Miền Bắc; đầu hoặc cuối mùa mưa ở những tỉnh Miền Nam.
Xem thêm: Compound Sodium Nitrophenolate 98% (ATONIK đậm đặc). |
3. Chuẩn bị đất trước khi trồng
- Ổi Đài Loan là cây không kén đất. Có khả năng thích nghi trên nhiều chân đất khác nhau. Nhưng để có thể khai thác tiềm năng năng suất cao của giống nên trồng trên chân đất thịt nhẹ, màu mỡ. Đất cao ráo, thoát nước tốt, không úng nước khi có mưa lớn. Trường hợp đất thấp cần lên luống cao từ 50-60 cm.
- Khoảng cách trồng cây cách cây từ 3,5-5 m. Đào hố với kích thước 60x60x60 cm. Tiến hành đào hố trước trồng tối thiểu 1 tháng. Sau khi đào hố cần tiến hành bón lót với lượng: Phân chuồng hoai mục 4-6 kg + 20-40 gram nấm đối kháng Trichoderma + 20 gram vi lượng tổng hợp + 0,3-0,5 kg super lân/ 1 hốc. Cho phân vào đáy hốc rồi lấp lớp đất mặt xuống, còn phần đất đáy hốc để phơi trên mặt phơi.
- Cách trồng: Nên vận chuyển cây giống và trồng vào chiều mát. Khi trồng nhẹ nhàng tháo túi bầu đất, tránh vỡ bầu. Chính giữa hố đào 1 hốc có kích thước tương ứng với bầu đất. Đặt cây vào hố rồi vun đất vào gốc sao cho tạo thành mô bầu cây cao so với mặt đất từ 20-30 cm.
Trồng ổi Đài Loan theo kỹ thuật mới năng suất cao vượt trội.
4. Cách chăm sóc cây ổi Đài Loan
- Chế độ nước tưới: Sau trồng cần giữ ẩm từ 65-70% tối thiểu 1 tháng để cây nhanh bén rễ.Trong suốt quá trình trồng cần đảm bảo độ ẩm duy trì từ 60-65%. Trời nắng gắt có thể tiến hành tưới ngày 2 lần vào sáng sớm, chiều mát. Khi mưa thì ngưng tưới, mưa to cần thoát nước nhanh tránh úng rễ cây.
- Làm cỏ, chăm sóc tủ gốc giữ ẩm: Tùy vào thực tế của vườn để bố trí định kỳ làm cỏ, tủ gốc. Mồi lần bón phân chăm sóc thì có thể kết hợp làm cỏ, vun tủ gốc 1 lần. Cách vun tủ gốc có thể sử dụng cành, lá, cỏ dại khô để tủ gốc giúp giữ độ ẩm cho cây. Hoặc áp dụng che phủ nilong đen vừa hạn chế cỏ dại phát triển vừa giữ ẩm cho đất.
- Cách bón phân áp dụng cho cây ổi Đài Loan theo từng năm, từng giai đoạn:
+ Giai đoạn kiến thiết, cây từ 1-3 năm tuổi: Phân bón gốc định kỳ 3 tháng bón 1 lần, lượng bón tính cho 1 gốc: 200-400 gram NPK (16:16:8; 20:20:10; ..). Phân hữu cơ bón 1 năm 1 lần vào mùa xuân, hoặc cuối mùa mưa, lượng bón 10-15 kg phân hữu cơ + 20-40 gram nấm đối kháng trichoderma/ gốc. Phân bón lá phun định kỳ 15-20 ngày/ lần. Công thức phân bón lá tính cho 200 lít nước: 100 gram amino + 100 gram bột rong biển + 20 gram vi lượng tổng hợp + 1-2 gram Atonik.
+ Cây trong giai đoạn kinh doanh: Tuân thủ theo quy trình giai đoạn kiến thiết. Nhưng giai đoạn nuôi trái công thức phun phân bón lá bổ sung thêm 300 gram K2SO4/ 1 lần phun.
Xem thêm: Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế). |
- Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán, cắt tỉa nuôi trái: 1-3 năm kiến thiết, cần tiến hành bấm ngọn sau khi trồng 3-4 tháng để tạo cành cấp 1, cành cấp 1 để từ 3-4 cành về các hướng khác nhau. Cành cấp 2 để 2 cành tạo tán cấp 3 theo các hướng xen kẽ với cành đã tạo tán từ trước. Một năm chỉ nên cắt tỉa tạo tán 2 lần. Mỗi lần căt tỉa không quá 30% tổng số lượng cành trên cây, tránh trường hợp cắt tỉa nhiều cây bị tổn thương, khó hồi phục. Đối với giai đoạn kinh doanh: Cây ra trái quanh năm. Cần tiến hành cắt tỉa để tập trung nuôi trái. Mỗi nhánh ra trái, khi trái to bằng ngón tay cái thì cắt chồi cách mắt ra trái khoảng 2 mắt là tốt nhất. Lượng trái để trên cây tùy vào bộ khung tán của cây. Tránh để trái nhiều cây không nuôi đủ, trái nhỏ, cây dễ suy cây.
- Kỹ thuật bao trái: Nên áp dụng kỹ thuật bao trái ổi bằng các vật liệu như túi nilong, giấy, … tiến hành bao trái khi trái đạt kích thước từ 2,5-3 cm. Bao trái giúp trái tránh được sự gây hại của sâu bệnh, trái không bị rám nắng, hạn chế tối đa ảnh hưởng các dòng thuốc bảo vệ thực vật.
- Phòng trừ sâu bệnh hai: Khuyến khích sử dụng các dòng vi sinh để phòng trừ sâu bệnh hại như Chitosan, Trichoderma, Bacillus, nấm trắng, nấm xanh, … Một số đối tượng sâu bệnh hại cần lưu ý: Sâu róm, sâu cuốn lá, rệp sáp, bọ xít, ruồi đục trái, bệnh thán thư, … Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện đối tượng gây hại sớm đưa ra biện pháp phòng trừ.
Canh tác ổi Đài Loan theo kỹ thuật mới, năng suất cao.
5. Thu hoạch và bảo quản
- Từ khi ra hoa đến thu trái khoản 2-2,5 tháng, thu lứa đầu tiên. Các lứa gối nhau, có thể thu hoạch cách từ 5-7 ngày/ lần.
- Để chất lượng quả tốt nhất cần thu hoạch đúng thời điểm quả đủ độ chín. Khi quả chín có màu xanh nhạt dần. Nên thu hoạch vào thời gian trời nắng ráo, trái sẽ ngọt. Nếu thu hoạch vào ngày mưa, độ ẩm cao, trái nhạt.
- Giống ổi Đài Loan cho thu hoạch sớm, năng suất cao. Trong suốt quá trình chăm sóc, thu hoạch cần áp dụng đầy đủ các biện pháp mới để có thể khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống.
Xem thêm: Biện pháp khắc phục tình trạng cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão và ngập mặn.
-
Trồng và chăm sóc cây ổi: Tưới và tiêu nước cho ổi
Xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây ổi. Các phương pháp tưới nước cho cây ổi: Tưới phun, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt... phương pháp tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây ổi.
-
Kỹ thuật chăm sóc cây ổi: Tỉa cành, tạo tán cho ổi
Đặc điểm của tán lá cây ổi, xác định các cành lá của tán cây ổi cần để tạo tán cần cắt tỉa và cách vệ sinh vết cắt, hướng dẫn cắt tỉa và tạo tán cây ổi đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Nhu cầu dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nhãn, ổi
Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi: Lượng phân sử dụng cho một cây là 200g ure; 300-600g supe lân; 150-300g KCl. Số phân này được chia thành 3-4 lần bón trong 1 năm....
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô