Trồng Cúc cổ Sơn La nở hoa theo ý muốn

Cây trồng liên quan: Cây hoa cúc

Hiện nay hoa cúc là loài hoa được ưa chuộng nhất. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau của người thích trồng hoa.

Các giống cúc thông thường chỉ trồng được một vụ, tập trung vào dịp Tết. Tuy nhiên có rất nhiều người trồng hoa muốn trồng các giống cúc có thời gian trồng lâu năm. Chính vì vậy các giống cúc thân gỗ lâu năm được săn đón. Nổi bật nhất là giống cúc cổ Sơn La.

Cúc cổ Sơn La là giống cúc có màu sắc đỏ nhung khá bắt mắt. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian trồng lưu gốc nhiều năm. Cây nở hoa quanh năm, đặc biệt hoa nở rực rỡ nhất vào đúng dịp tết.

Cách điều khiển cúc cổ Sơn La ra hoa ngày tết.

Kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La? Cách chăm sóc cúc cổ Sơn La? Bón phân cho cây cúc cổ Sơn La như thế nào? Phòng trừ sâu bệnh hại trên cúc cổ Sơn La? Cách điều khiển cúc cổ Sơn La nở hoa đúng dịp tết? Cách cắt tỉa tạo dáng cây cúc cổ Sơn La? Cách xử lý cúc cổ Sơn La sau khi chơi tết?

1. Thời vụ trồng cúc cổ Sơn La

- Cây cúc cổ Sơn La là cây có sức sống mạnh nên có khả năng thích nghi với nhiều điều sống khác nhau. Ở nước ta hầu hết các vùng đều có thể trồng được giống cúc cổ Sơn La.

- Có thể trồng cúc cổ Sơn La quanh năm. Vụ trồng chính tốt nhất đối với các tỉnh phía Bắc vào mùa xuân từ tháng 2-4 dương lịch. Các tỉnh phía Nam vào đầu cuối mùa mưa khoảng tháng 8-10 dương lịch.

Xem thêm: Combo 01: Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm siêu kích rễ (tặng kèm công thức).

2. Chuẩn bị giá thể và dụng cụ trồng

- Giá thể trồng cúc cổ Sơn La: Là loài không kén đất tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Việc trồng cúc cổ Sơn La trong chậu cần lựa chọn các loại giá thể tơi xốp, thoát nước. Các loại giá thể trồng cho hoa cây cảnh đều phù hợp để trồng cúc cổ Sơn La. Chọn các giá thể được phối trộn sẵn ở các đơn vị cung ứng uy tín. Hoặc tự phối trộn giá thể theo tỷ lệ sau: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).

- Dụng cụ trồng cúc cổ Sơn La: Có thể trồng bầu, chậu theo các kích thước khác nhau. Kích thước chậu tùy vào tuổi cây. Cây cành nhiều tuổi, tán cây lớn thì kích thước chậu lớn. Cây 1 năm tuổi nên chọn kích thước chậu từ 15-20 cm.

Kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La từ A-Z.

3. Cách chọn cây giống cúc cổ Sơn La

- Đối với giống cây cúc cổ Sơn La, nếu trồng với số lượng ít có thể lựa chọn mua giống ở các đơn vị cung ứng uy tín. Khi lựa chọn cây cần tuân thủy theo một số tiêu chí như: Cây sinh trưởng phát triển khỏe, không bị nấm bệnh (quan sát bộ lá màu xanh, không có hiện tượng bị bệnh nấm, bệnh vàng lá). Phần gốc khi cấu nhẹ có màu xanh không bị thâm đen, nếu có mầu đen là cây bị bệnh.

- Số lượng giống nhiều thì có thể liên hệ với nhưng đơn vị cung ứng lớn đảm bảo chất lượng cây giống. Hoặc có thể tự nhân giống để tiết kiệm chi phí.

4. Kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La

- Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt. Đáy chậu cho sỉ than để tăng khả năng thoát nước trong giá thể. Tiếp theo cho một lớp giá thể vào chậu.

- Cho bầu cây mới mua về cần nhẹ nhàng tách bầu đất ra khỏi chậu. Dùng tay khơi phần đất mặt của bầu và phí ngoài bầu khoảng 2-3 cm nhằm làm đứt rễ phần phía ngoài bầu.

- Cho cây vào chính giữa chậu rồi cho thêm giá thể vào và ấn nhẹ cố định bầu cây. Đối với cây có kích thước lớn cần tiến hành cắm cọc để cố định cây.

- Sau khi trồng xong cần tiến hành pha tưới dung dịch kích rễ cho cây như T-ROOT với nồng độ 1ml/3-5 lít nước. Định kỳ tưới 7-10 ngày/lần. Khi nào cây bén rễ bật mầm, lá mới thì ngừng tưới chuyển sang chăm sóc.

Cách xử lý cây cúc cổ Sơn La sau tết.

5. Kỹ thuật chăm sóc cúc cổ Sơn La

- Cây cúc cổ Sơn La ưa ánh sáng trực xạ nên cần để cây ở nơi có ánh ánh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Chế độ tưới nước: Cây trồng chậu nên trong suốt quá trình chăm sóc cần duy trì độ ẩm đất 75-80%. Thông thường ngày tưới 1-2 lần vào sang sớm hoặc chiều tối. Số lần tưới tùy vào điều kiện thực tế.

- Bón phân: Ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, bón 0,3-0,5 kg/gốc chỉ bón 1 lần khi trồng. Định kỳ bổ sung phân bón gốc hoặc phân bón lá cho cây 10 ngày/lần. Có thể bón phân bón gốc bằng các dòng phân bón hỗn hợp có nguồn gốc tự nhiên như bột rong biển, axit amin, đạm cá,....  định lượng sử dụng theo nhà sản xuất khuyến cáo. Phân bón lá nên dùng phun qua lá định kỳ 15 ngày/lần, lựa chọn các dòng phun qua lá có hàng lượng NPK và bổ sung vi lượng cân đối, nồng độ phun theo khuyến cáo.

6. Điều khiển cúc cổ Sơn La ra hoa đúng dịp tết

- Nếu trong điều kiện tự nhiên hoa cúc sẽ nở vào cuối thu, đầu mùa đông. Tuy thời gian nở, giữ bông của cúc cổ Sơn La từ 20-30 ngày. Nhưng nhìn chung đều nở trước tết.

- Điều khiển cúc cổ Sơn La nở vào dịp tết cần thực hiện một số kỹ thuật sau: Vào khoảng 5-10/10 âm lịch tiến hành bấm toàn bộ đầu ngọt của cây cúc. Chỉ bấm đầu ngọn khoảng 1-2 cm, không bấm sâu. Tiến hành bón phân gốc cho cây. Phun phân bón qua lá định kỳ 10 ngày/lần. Cứ định kỳ chăm sóc định kỳ cho cây.

Xem thêm: Compound Sodium Nitrophenolate 98% TC (ATONIK đậm đặc).

7. Cách xử lý cúc cổ Sơn La sau khi chơi tết

- Sau khi chơi tết xong cây cúc thường bị suy cây. Cần tiến hành cắt tỉa xả tàn hoa cho cây.

- Cắt toàn bộ hoa trên cây. Tùy vào mục đích tạo tán cây để lựa chọn cách cắt tỉa kích thước của tán cây hoa. Nếu muốn năm tiếp theo tán lớn thì chỉ cần cắt tỉa hết hoa. Để cây phục hồi mạnh, có thể cắt tỉa hạ tán cành, cắt tỉa phạm hơn xuống cành cấp 2-3.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status