Giới thiệu cây hoa cúc, tình hình sản xuất, thương mại và một số giống cúc phổ biến hiện nay

1. Giới thiệu chung về cây hoa cúc

Cánh đồng hoa cúc vàng

- Cây hoa cúc là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.

- Tại Trung Quốc, từ đời Khổng Trử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa cúc) và cây hoa cúc (sau đây gọi là cúc).

- Ở Nhật Bản Cúc là một loài hoa quý (Quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng. Người Nhật luôn coi cúc là người tâm tình.

- Hiện nay cúc được trồng phổ biến khắp nơi, cúc có mặt ở các vườn hoa công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới, đám ma … Cúc là một loài hoa có màu sắc phong phú, hình dáng đa dạng rất đẹp. Hoa cắm lọ tốt nhờ cành dài, cứng, lá xanh tươi, hoa đẹp và lâu tàn. Đặc biệt hoa cúc có đặc tính khi tàn héo cánh hoa không rụng như một số hoa khác do đó người tiêu dùng và chơi hoa rất ưa chuộng.

2. Một số đặc điểm sản xuất, thương mại cây hoa cúc

Hoa cúc trong các ngày lễ

- Tuy cúc nguồn gốc lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người Hà Lan mới trồng phát triển mang tính thương mại trên đất nước của ông, đến tận đầu thế kỷ 18 được trồng rất nhiều, là cây hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản và quan trọng thứ 2 sau cây hoa hồng ở Hà Lan. Hàng năm kim ngạch giao lưu buôn bán về cúc trên thị trường thế giới ước đạt tới 2 tỷ USD.

- Những nước xuất và nhập hoa cúc hàng năm (triệu USD):

Tên nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Trung Quốc

300

200

Nhật Bản

150

200

Hà Lan

250

100

Pháp

70

110

Đức

80

50

Nga

-

120

Mỹ

50

70

Singapo

15

-

Israel

12

-

 

- Ở Việt nam hoa cúc được du nhập vào từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đx hình thành một số vùng chuyên sản xuất cung cấp cho nhân dân. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội 450 ha, Tp. Hồ Chí Minh 380 ha, Đà Lạt 200 ha, Hải Phòng 150 ha, hầu hết các tỉnh đều trồng cúc với diện tích vài ha đến vài chục ha.- Với những nước vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu cúc là do giống và thời tiết, nếu trồng trái vụ giá thành sẽ cao hơn so với nhập khẩu từ nước khác.

- Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các loại hoa thì trước những nhăm 1997 trở lại đây diện tích hoa hồng nhiều nhất (35%) nhưng năm 1998 trở lại đây diện tích hoa cúc đã vượt lên (chiếm 45% trong đó hồng chỉ còn lại 25%).

- Riêng Hà Nội tổng sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41,5 tỷ đồng, xuất khẩu sang Trung quốc 3,8 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng 10%.

3. Một số giống hoa cúc đang được trồng phổ biến hiện nay

Cúc là cây hoa dễ tạo giống và nhân giống. hiện nay ở Việt nam có tới khoảng hơn 50 giống cúc và trên thế giới có tới hơn 600 giống đang được trồng phổ biến phục vụ cho mục đích thương mại. Các giống được phân chia theo từng nhóm như sau:

3.1 Phân chia theo nguồn gốc

3.3.1 Nhóm giống cũ (nhập trước năm 1980)

- Cúc đại đoá vàng: Cây cao 60-80 cm, thân yếu mềm, lá to, không đứng thẳng tự nhiên, phải có cọc đỡ, hoa kép to đường kính 8-10 cm, cánh dài hơi cong vào trong, cánh không xít vào nhau, chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt, TGST 150-180 ngày, hiện ít trồng.

- Cúc vàng hè Đà Lạt: Cây cao 40-50 cm, thân nhỏ mảnh, cong, hoa trung bình đường kính 4-5cm, cánh ngắn mềm màu vàng tươi. Lá to màu xanh vàng, chịu nóng tốt, thích hợp vụ hè, TGST 90-120 ngày. Nhược điểm là cánh hoa mềm, tuổi thọ hoa ngắn nên hiện ít trồng.

- Cúc chi Đà Lạt: Cây bụi, cao 40-50 cm, thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng, màu xanh nhạt, hoa đơn nhỏ, đường kính 2,0-2,5 cm, cánh màu trắng ở viền ngoài và hơi vàng ở giữa, cây chịu lạnh, TGST 120-150 ngày.

- Cúc chi trắng Đà Lạt: Cây nhỏ dạng thân bò, phân cành nhiều, lá nhỏ màu xanh đậm, hoa nhỏ đường kính 1-1,5 cm, màu trắng, mùi thơm nhẹ, có thể ướp chè, thuốc nam.

- Cúc chi vàng Đà Lạt: Cây giống như chi trắng, hoa màu vàng mùi thơm hắc, thường để tạo thành cây hình cầu, trồng vào chậu chơi tết hoặc trồng trong các bồn hoa.

Cúc chi vàng Đà Lạt

- Cúc gấm: Dạng cây bụi cao khoảng 30-40 cm, khả năng phân cành rất mạnh do đó cũng dùng để toạ tán hình cầu trong giống như mâm xôi. Hoa màu vàng nhạt đường kính 1,5-2,5 cm. TGST 120-150 ngày, khả năng chịu rét kém.

- Cúc họ mi: Cây cao 45-50 cm, phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường kính hoa 3-4 cm, cánh dài, màu trắng nhạt. TGST 5-6 tháng, chịu rét kém, thích hơn với vụ thu đông.

- Cúc Kim Tử nhung: Cây cao 55-60 cm, thân cứng lá to dài, răng cưa sâu, màu xanh đạm, hoa màu vàng nghệ pha đỏ nâu, đường kính 8-10cm, TGST dài, chịu rét tốt.

- Cúc Tím hoa cà: Cây cao 50-60 cm, thân cứng hoa to 8-10 cm, cánh xếp chồng lên nhau cuốn cong vào phần giữa, hoa màu hoa cà chịu rét tốt, TGST 110-130 ngày.

- Cúc đỏ: Cây cao 50-60, thân cứng, hoa to dường kính -12cm, màu đỏ tía, cánh hẹp, dài uống cong vào phía giữa hoa.

3.1.2 Nhóm giống mới nhập nội

Tập đoàn cúc nhập nội ở Việt nam hiện nay có tới 40 giống từ các nươc Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan… với đủ các màu sắc, hình dáng, kích thước…

- Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 70-80cm, lá xanh đậm, phiến lá dày, thân mập thẳng, cứng, hoa kép, đường kính hoa 10-12 cm, TGST 120-150 ngày, thích hợp với vụ thu đông.

- CN93: Nhập nội từ Nhật Bản. Cây cao 60-70cm, cứng mập thẳng, lá xanh to, hoa kép, dường kính 10-12 cm, TGST ngắn 90-110 ngày, thích hợp vụ xuân hè và hè thu từ tháng 4 đến tháng 11.

- CN97: giống Nhật Bản. Cây cao 55-65 cm to mập, lá xanh dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều xếp chặt vào nhau, đượng kính 10-12 cm, TGST 90-110 ngày, chịu rét.

Giống cúc CN 97

- CN98: nhập nội từ Nhật Bản. Cây cao thẳng 60-70 cm, lá xanh đậm, hoa to trung bình, đường kính 8-10cm, màu vàng chanh, TGST 80-90 ngày, chịu nóng chủ lực của vụ hè.

- Cúc tím Hà lan: Cây cao 45-50cm, phiến lá màu xanh đạm, đường kính hoa 5-6 cm, hoa màu tím, TGST 90-100 ngày, chịu rét.

- Cúc đỏ tiết dê: Cao 45-55 cm, thân mập, khoẻ, phiến lá to, răng cưa sâu, hoa kép, cánh cong đỏ, xếp sít nhau, đường kính hoa 8-10 cm có màu đỏ sẫm, TGST 80-90 ngày, ưa khí hậu mát mẻ.

Ngoài các giống chính trên còn có rất nhiều giống khác đang được trồng ở Hà Nội và các tỉnh phí Bắc mà tên gọi được mô tả theo đặc điểm hoa, màu sắc, nguồn gốc như vàng nhị nâu, tím nồi to, nồi xanh, cánh sen, chi trắng Hà Lan, tím xoáy…

3.2 Theo hình dạng:

Chia làm 2 loại:

- Cúc cánh đơn: hoa nho chỉ có 1-3 hàng cánh ở ngoài cùng và cồi ở giữa, những giống này thường chơi hoa chùm, hiện nay có một số giống nhập từ Singapo.

- Cúc cánh kép: Cánh hoa xếp nhiều vòng sít nhau. Có loại cánh dài (vàng Đài Loan, móng rồng, vàng Tauf0 có loại cánh ngắn hoa nhỏ (bạch mi, cúc chi).

Giống hoa cúc lá nhám cao

3.3 Theo sử dụng:

Chia làm 2 dạng:

- Hoa dơn ( 1 bông/thân): Thường ha to, người ta vặt bỏ các mầm nách và cách hoa ở nách lá để tập trung dinh dưỡng cho bông chính ở ngọn, do vậy hoa to đường kính 8-15 cm (Vàng Đài Loan, CN93, CN 97, CN98…).

- Dạng hoa chùm (nhiều bông/thân): Để hoa mọc tự nhiên, hoặc bấm ngọn cho một thân ra nhiều nhánh, mang nhiều hoa, thường là các dạng hoa nhỏ (cúc chi, tím nồi đỏ, cúc mầm xôi…).

3.4 Theo thời vụ:

Chia làm 2 nhóm chính

- Nhóm chịu lạnh (cúc đông): cây cúc có nguồn gốc ôn đới nên chịu lạnh và được trồng vào vụ đông là chủ yếu (vàng Đài Loan, CN97, đỏ tiết dê, …).

Một số giống cúc đông

- Nhóm chịu nóng (cúc hè): Một số giống chịu được nhiệt độ cao, trồng vào vụ hè sinh trưởng phát triển tốt như CN93, CN98, nhìn chung các giống có TGST ngắn, cây cứng, hoa chóng tàn.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status