Tổng quan phân bón: Vai trò của phân bón đối với đất và môi trường
1. Ảnh hưởng tích cực của phân bón đối với môi trường
- Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao thỏa đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo vệ đất trồng trọt.
- Phân hữu cơ và vôi là phương tiện cải tạo môi trường đất toàn diện và hiệu quả:
+ Phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất có điều kiện tích lũy nhiều mùn, dinh dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải thiện tính chất lý, hóa sinh của đất trên cơ sở đó có thể tăng lượng phân hóa học để thâm canh đạt hiệu quả cao.
+ Bón vôi có tác dụng cải tạo hóa tính, lý tính, sinh tính, giúp cây có thể hút được nhiều dinh dưỡng từ đất, tạo môi trường pH thích hợp cho cây trồng hút thức ăn cũng như sinh trưởng và phát triển.
- Bón phân hóa học: với liều lượng thích đáng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự khoáng hóa chất hữu có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế.
+ Bón phân lân: làm tăng độ phì 1 cách rõ dệt, đồng thời lại đảm bảo giữ cho đất khỏi bị chua, vì hầu hết các loại phân lân thông thường đều chưa 1 lượng canxi cao.
+ Bón kali: có tác dụng cải tạo hàm lượng kali cho đất và tăng cường hiệu quả của phân kali về sau.
Vậy: Bón phân hóa học cân đối và hợp lý kết hợp bón phân hữu cơ vừa tạo được năng suất và chất lượng nông sản tốt, vừa làm cho đất trở nên tốt hơn.
2. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón đối với môi trường
Các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ôi nhiễm môi trường nếu chúng ta bón phân không hợp lý và đúng kỹ thuật.
- Khả năng gây ôi nhiễm môi trường từ phân hữu cơ có khi cao hơn cả phân hóa học. Việc sử dụng không hợp lý cộng với khả năng chuyển hóa của phân ở các điều kiện khác các loại phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH4, CO2, H2S,... các ion khoáng NO3 (vd: ở việt nam do sử dụng phân bắc tươi trong khi trồng rau đã gây ra ôi nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
- Các loại phân hóa học (đặc biệt là phân đạm): có thể làm ôi nhiễm Nitrat nguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hóa dẫn đến mất đạm, gây ôi nhiễm không khí, làm đất hóa chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd,... trong nước và đất, hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt, liên quan đến quá trình tích lũy lân và đạm.
+ Việc sử dụng các loại phân bón chua với lượng lớn liên tục có thể làm cho đất bị chua, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và còn làm cho đất tăng tích lũy các yếu tố độc hại như sắt, nhôm, mangan di động.
- Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồng đang là vấn đề môi trường không nhỏ ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới.
-
Dinh dưỡng cây trồng - P1: Dinh dưỡng đa lượng
Để sinh trưởng và phát triển bình thường cây trồng sử dụng 20 nguyên tố cơ bản, trong đó có 6 nguyên tố cấu tạo và 14 nguyên tố phát triển cần thiết...
-
Dinh dưỡng cây trồng - P2: Dinh dưỡng trung lượng
Về mặt sinh lý dinh dưỡng, canxi kết tủa axit pectic tạo thành pectat canxi, thành phần quan trọng trong vách tế bào. Canxi do vậy giữ cho thành tế bào được vững chắc...
-
Tổng quan phân bón: Vai trò của phân bón đối với chất lượng sản phẩm
Vai trò của phân bón đối với chất lượng sản phẩm: Vai trò tích cực của phân bón, ảnh hưởng xấu của phân bón đến chất lượng sản phẩm,...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật