Tín dụng nông nghiệp công nghệ cao: Tiền đang chờ dự án
Do chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản nên nhà kính không được chấp nhận là tài sản thế chấp.Ảnh: Đức Thanh.
Doanh nghiệp khát vay vốn
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, sau hơn nửa năm triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, tính đến đầu tháng 11/2017, các ngân hàng đã giải ngân được trên 36.000 tỷ đồng.
Một số ngân hàng tích cực giải ngân là Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank…
Đại diện Vietcombank cho hay, chỉ sau 3 tháng triển khai, ngân hàng này đã cho nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch vay với tổng số vốn trên 2.500 tỷ đồng.
Cụ thể, Vietcombank đã giải ngân cho Công ty ĐTK trên 600 tỷ đồng, Công ty Ba Huân Hà Nội 60 tỷ đồng, cam kết cho Khu chăn nuôi lợn giống Dabaco ứng dụng công nghệ cao tại Hà Tĩnh vay 157 tỷ đồng; cam kết cho vay Dự án Chăn nuôi bò thịt công nghệ cao Hòa Phát tại Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai 500 tỷ đồng…
Mặc dù vậy, theo Hiệp hội Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đa số doanh nghiệp vẫn chưa thể và chưa biết cách tiếp cận gói tín dụng này.
Ông Lê Hữu Tình, Phó giám đốc Công ty Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) cho biết, Công ty đã được chứng nhận là “Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, chứng nhận “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, nhưng vẫn không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện Công ty phải vay theo lãi suất thương mại, làm chi phí tăng cao, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nước trên cùng lĩnh vực thủy sản do họ có nguồn vốn tốt hơn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư về việc ngân hàng - doanh nghiệp vẫn chưa thể gặp nhau, ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay, vốn ngân hàng luôn sẵn sàng, khó khăn nhất là tìm được những dự án khả thi.
Trong khi đó, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp, khó khăn nhất trong tiếp cận vốn của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hiện nay vẫn chủ yếu là vấn đề thế chấp tài sản.
Doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này chỉ có nhà xưởng, hệ thống nhà kính, đất nông nghiệp… Song nhà xưởng, nhà kính không được chấp nhận là tài sản thế chấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp lại gặp khó khăn về giấy tờ, thủ tục.
Ngân hàng cũng gặp khó
Thực tế cho thấy, hệ thống ngân hàng hiện gặp khó khi giải ngân nguồn vốn này bởi 3 yếu tố chính sau:
Thứ nhất, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là tín dụng thương mại. Nông nghiệp lại là lĩnh vực rủi ro. Do đó, việc ngân hàng lo ngại về hiệu quả đầu tư là dễ hiểu.
Chưa kể, theo lý giải của bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank, hiện số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn chậm, điều này khiến đối tượng tiếp cận gói tín dụng trên bị hạn chế.
Thứ hai, bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được thực hiện rộng rãi.
Thứ ba, tài sản của các doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu là nhà lưới, nhà kính…, song các tài sản này chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản nên không đủ điều kiện để thế chấp vay.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn theo Chương trình.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về quyển sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.
Chính phủ cần có những biện pháp thích hợpÔng Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nông nghiệp công nghệ cao không hấp dẫn đối với của các ngân hàng thương mại vì đây là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài,... Do vậy Chính phủ cần có những biện pháp thích hợp cả về cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp có thể tiếp cận những gói tín dụng ưu đãi. Cần lựa chọn những dự án có tính khả thiTSKH. Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong vài năm lại đây, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, ngân hàng, quỹ đầu tư… đã và đang chuyển dịch vốn, đầu tư, kinh doanh sang khu vực nông nghiệp. Chính phủ cũng đưa ra nhiều ưu đãi với nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, cần lựa chọn những dự án có tính khả thi, tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi về sử dụng đất, về lãi suất ưu đãi… |
Trần Mạnh
-
Nông nghiệp hữu cơ: Hiện trạng và giải pháp nghiên cứu - phát triển (P1)
Phần 1: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Theo số liệu công bố năm 2012 (FiBL và IFOAM, 2012)...
-
Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống
Sự khác nhau và ưu nhược điểm của nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống, cách thức lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, an toàn với sức khỏe con người...
-
Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Bài viết này đề cập đến các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học, tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như công tác quản lý các loại phân hữu cơ trên thị trường Việt Nam...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau