Thành phần hóa học và tác dụng của các thành phần trong cây dược liệu
Cây dược liệu gồm nhiều loài thực vật khác nhau, tuy nhiên nó sinh trưởng phát triển của cấu trúc cơ thể mỗi loài đều nhờ vào nó hấp thu dinh dưỡng nước ở trong đất và quá trình quang hợp của tán lá. Sản phẩm của quá trình quang hợp gồm rất nhiều các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các hợp chất hữu cơ gồm: Protein, Llipit, Gluco, xenlulo, các Vitamin, các Enzim, các Ancaloit, các Terpen, Éste, Andehyt, xeton.... Các hợp chất hữu cơ cơ bản như: Protein, Lipit, Gluxit, xenlulo, các vitamin thường được gọi là các sản phẩm có nguồn gốc sơ cấp. Các Terpen, este, Andehyt, Xeton... tuy cũng là sản phẩm quang hợp nhưng được xếp vào sản phẩm có nguồn gốc thứ cấp.
Các hợp chất vô cơ thường là các muối có thành phần của một số kim loại và phi kim như đồng, magiê, mangan, phốtpho... chúng vừa có tác dụng trong hoạt động sống của con người vừa có tác dụng xúc tiến việc hình thành các hợp chất hữu cơ cơ bản của cây dược liệu.
Như vậy trong cây dược liệu vừa có các hợp chất bổ dưỡng vừa có các hợp chất có tác dụng trị bệnh. Phần dưới đây chúng ta nghiên cứu một số hợp chất hóa học chính. Những hoạt chất thường gặp trong các vị thuốc động vật, thực vật là:
1. Hợp chất hữu cơ có nguồn gốc sơ cấp
1.1. Xơ thực vật và tác dụng dược lý
Xơ thực vật là những hợp chất cao phân tử có số lượng và cấu trúc mạch cacbon khác nhau tạo thành các chất khác nhau như: Xenlulo, Hemixenlulo, pectin, lígin, các chất nhầy... Các hợp chất này thường có mặt trong thành (vách) tế bào làm cho tế bào vững chắc cấu trúc nên các mô dẫn trong các bộ phận thân, cành, vỏ quả.v.v... của thực vật hoặc những hợp chất đặc biệt ở một số loài cây dược liệu. Ví dụ như chất nhầy trong củ bố chính sâm, vỏ cây bời lời, cây bạch cấp.v.v...
Hầu hết các loại xơ thực vật không được cơ thể hấp thu, nhưng khi chúng kết hợp với nư ớc sẽ trở thành dạng lỏng, sánh (gel) giúp cho tiêu hóa tốt hơn, giảm béo phì đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu và điều tiết chất instin. Vì vậy khi sử dụng một số loại rau, quả có tác dụng rất tốt để phòng và chữa bệnh.
1.2. Protein và tác dụng dược lý
Protein là hợp chất hữu cơ trong thành phần chứa nguyên tố N. Trong Protein có đầy đủ các axitamin cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của con người. Trong các cây trồng, các cây dược liệu thuộc họ đậu, một số loại nấm chứa nhiều Protein. Vì vậy khi sử dụng các loại cây dược liệu có hàm lượng Protein cao sẽ nâng cao về thể trạng và sức đề kháng của cơ thể.
Ví dụ: Ăn đậu đỏ vừa bổ máu vừa làm mát gan, đậu xanh vừa bổ dưỡng vừa giải độc.
1.3. Gluxit và tác dụng dược lý
Gluxit thực chất là tinh bột, có công thức hóa học tổng quát là Cm(H2O)n, có chứa nhóm andehyt hoặc xeton, loại này có sẵn ngay trong thành phần hóa học của các dược liệu hay trong quá trình thủy phân polysacarit, có tác dụng như sau:
Là thức ăn hàng ngày của con người, trong quá trình tiêu hóa sản sinh ra một lượng lớn calo để bù đắp lượng calo mất đi trong hoạt động sống của con người.
Là giá phụ để sản xuất các loại thuốc viên (tá dược).
Một số dạng keo (pectin) chữa bệnh đường ruột, viêm loét thành mạch, kéo dài thời gian tác dụng thuốc. Một số bài thuốc đông y sử dụng nước gạo rang để uống có tác dụng rõ đến sự ổn định tiêu hóa.
1.4. Lipit (dầu) và tác dụng dược lý
Lipit là những hợp chất hữu cơ đặc trưng bởi sự có mặt của nhóm chức este và axit béo bậc cao. Chúng thường có nhân thơm, không tan được trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ và được phân ra 2 nhóm đơn giản và phức tạp. Những vị thuốc có lipit như hạnh nhân, đào nhân, thầu dầu, ba đậu, đại phong tử, máu chó, vừng ... Những vị thuốc có lipit, khi ta ép nó vào tờ giấy thì trên tờ giấy sẽ xuất hiện một vết trong mờ để lâu hay hơ nóng cũng không mất đi (khác với tinh dầu). Lipit có tác dụng dược lí như sau :
Là hợp chất dự trữ năng lượng, sản sinh năng lượng cao, có nhiều ở bề mặt tế bào, trong Ty thể, lạp thể và chúng thường kết hợp với Protein để tạo thành lipoprotein điều hòa tính thẩm thấu của ti thể, lạp thể.
Trong y học Lipit được sử dụng nguyên dạng hoặc Hydro hóa. Dầu thực vật thường làm thuốc nhuận tràng, tẩy giun, thông mật, diệt các vi khuẩn bệnh hủi (cây đại phong tử), chống viêm, kích thích vết thương lên da non (dầu hạnh nhân).
Một số dầu có trong lạc, đậu tương, ngô, giúp cho sự chuyển hóa lipit làm giảm Cholesteron trong cơ thể, phòng chống cao huyết áp và chống nhiễm mỡ máu.
1.5. Enzim và tác dụng dược lý
Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất protein, có hoạt tính đặc biệt, nằm trong tế bào mô cơ thể cây dư ợc liệu. Đặc biệt ở các bộ phận non của cây. Một số tác dụng của Enzim như sau:
Là chất xúc tác rất cần thiết cho những phản ứng hoá học trong cây thuốc.
Nhiều enzim được dùng làm thuốc, có tác dụng làm tiêu hoá thức ăn, chống viêm nhiễm, phù thủng, viêm xoang... như một số Enzim như Proteaza, Lipaza, Gluxidaza, Amilaza...
Một điều đáng chú ý là có nhiều Enzim trong cây dược liệu là nguyên nhân gây hư hỏng dược liệu. Do đó sau khi thu hái dược liệu phải trải qua giai đoạn diệt men nhanh chóng để bảo quản.
1.6. Vitamin và tác dụng dược lý
Vitamin là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp va rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Chúng đóng vai trò như các cấu tử, cùng với Gluxit, Lipit, Protein thực hiện quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Mặc d ù vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng dùng nhiều quá lại phát sỉnha những bệnh thừa vitamin.
Người ta có thể phân loại Vitamin theo hai cách; xếp theo thứ tự ABC...và dựa vào tính tan trong nước hoặc dầu để phân loại (A, E, D, K...). Trong thực tế Vitamin có rất nhiều loại (đến 124 loại). Ở đây chúng ta phân loại theo tính tan của các VT M, cụ thể là chia ra hai nhóm như sau:
Nhóm vitamin hoà tan trong nước:
Làm nhiệm vụ giải phóng năng lượng và oxy hoá khử. Trong đó giải phóng các hợp chất hữu cơ, điển hình là nhóm B, C.
+ B1 (Thianin): Nếu thiếu chất này sẽ gây phù thuớng, bệnh ngoài da. B1 có ở
trong men bia rượu, mầm ngũ cốc, trong đậu đỗ các loại. Một ngày một ngư ời cần từ 1,2-1,8 mg để chuyển hoá gluxit.
+ B2 (Rhiboflavin): Nếu thiếu loại này sẽ gây rụng tóc, tổn thương mắt, rối loạn tiêu hoá. B2 có ở tất cả các mô thực vật. Một ngày một người cần từ 2- 4 mg.
+ B3 (axit Pantotemic): Nếu thiếu gây lở loét ngoài da và có sắc tố màu đen. B2 có
trong men bia, mầm ngũ cốc, phần xanh của thực vật. Một ngày một người cần 10 mg.
+ B5 (P.P: Nicotinic hay Niaxin): Nếu thiếu sẽ gây bệnh da sần sùi. B5 có trong men bia, hạt ngũ cốc và khoai tây. Một ngày một ngư ời cần 12- 18 mg.
+ B6 (Pyridoxin): Nếu thiếu sẽ dẫn đến mắc các bệnh về thần kinh, tuần hoàn và viêm da. B6 có trong nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Một ngày một người cần từ 1,2- 2,0 mg.
+ B12 (Cobalanin): Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu ác tính, rối loạn chức năng tuần hoàn. B12 có ở trong các loại rau quả màu đỏ (gấc, rau dền, ớt, cà chua, đu đủ, men bia...).
+ C (Axit ascobic): Nếu thiếu sẽ gây chảy máu răng, viêm nhiễm các niêm mạc,
giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, hoại huyết. Vitamin C có trong súp lơ, hành lá, táo, cam, chanh, ớt, ổi... Một ngày một người cần từ 500-1000 mg.
Nhóm vitamin tan trong dầu mỡ:
Nhóm vitamin loại này tạo nên cấu trúc, tạo mô và tạo hình. Chúng được hoà tan trong chất béo, este, benzen... gồm có các vitamin A, D, E, K.
+ A (Axeroftol) : Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, gây khô giác mạc mắt dẫn đến mù loà. Vitamin A có trong cà rốt, bầu, bí (đỏ), ớt, ngọn và củ khoai lang, rau ngót. Một ngày một người cần từ 1-2,5 mg.
+ D (Canxiferol): Nếu thiếu sẽ gây bệnh còi xương, loãng xương, xương mềm yếu, làm cho sự phát triển của răng và mô cơ kém. Vitamin D có trong quả cacao, hạt cacao...
Một ngày một người cần khoảng 0,025 mg.
+ E (Tocoferol): Nếu thiếu sẽ gây bệnh vô sinh, sẩy thai liên tục. Vitamin E có trong dầu thực vật, rau các loại, trong mầm ngũ cốc và trong mầm đậu đỗ. Mỗi ngày một người cần khoảng 200 mg.
+ K (Pheloquynon: 2 metyl - 3phytyl 1 - 4 naphtoquinon): Nếu thiếu sẽ gây bệnh máu khó đông, bệnh đường tiêu hoá (khó tiêu hoá). Đặc điểm là có trong rau dền, cải, suplơ... Một ngày một người cần khoảng 0,001 mg.
2. Các chất hữu cơ có nguồn gốc thứ cấp.
Là những chất có nguồn gốc dẫn xuất từ quá trình quang hợp được tạo ra trong cây dược liệu; chúng cũng có thể là đơn chất (Ancaloit, Heterozit...) và cũng có thể là hỗn hợp của nhiều chất như tinh dầu.
2.1. Tinh dầu và tác dụng dược lý
Là hợp chất của nhiều chất thơm được tạo thành từ những tecpen và các sản phẩm oxi hoá khử của chúng. Cây dược liệu chứa rất nhiều tinh dầu có mùi đặc trưng, dễ bay hơi. Sản phẩm của tecpen là rượu, adehyt, xeton và các axit hữu cơ.
Trong thiên nhiên có hơn 200 loài thực vật chứa tinh dầu. Ở Việt Nam có trên 500 loài có chứa tinh dầu và tập trung chủ yếu ở một số họ như cam quýt, hoa tán, sim và hoa môi...
Nhóm cây dược liệu có chứa tinh dầu chủ yếu được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh thuộc đường hô hấp có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương như dầu quế, hồi, long não... Ngoài ra còn có tác dụng chữa một số bệnh viêm nhiễm giun kim. Một số tinh dầu được sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp thuốc, hócmon sinh trưởng (aneton).
2.2. Ancaloit và tác dụng dược lý
Ancaloit đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị. Nó còn đóng vai trò trong nông nghiệp vì có thể dùng làm thuốc trừ sâu.
Ancaloit là những chất có cấu tạo dị vòng có nhân nitơ, chúng thư ờng có phản ứng kiềm, có tác dụng sinh lí, dược lí rất mạnh. Chúng có nguồn gốc chủ yếu ở thực vật. Đến nay người ta đã thống kê đư ợc tới 5500 loài thực vật có chứa Ancaloit trong 140 họ thực vật và chiếm từ 20-30% ở hệ thực vật bậc cao.
Nhóm này gồm nhữ ng chất có tác dụng dư ợc lý khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có tác động sinh lí mạnh mẽ lên cơ thể, chữa các bệnh về tim mạch, thần kinh và đường ruột. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tuỳ theo thời kỳ thu hái, cách chế biến, do đó cần chú ý đến các biện pháp thu hái, chế biến cho đúng kỹ thuật, chính xác về thời gian và thời điểm. Ngoài ra ở một số chất còn có tác dụng gây mê, kích thích, giảm đau khi ở liều lượng thấp như: Nicotin, Cocain, Piperin, Astropin...
* Nicotin: Có thể tác động lên dây thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên làm co mạch máu dẫn đến áp suất mạch máu tăng mạnh. Chỉ cần với liều lượng khoảng từ 0,001- 0,004 mg/1kg thể trọng thì đã gây ra sự tê liệt.
* Cocain: Có tác dụng gây tê liệt ở các đầu mút của hệ thần kinh trung ương. Nếu
uống nhiều đồ uống có chứa Cocain có thể sẽ bị nghiện. Chỉ cần 0,2 g sẽ gây ngộ độc cho người và với lượng ít hơn sẽ gây kích thích.
* Piperin: Có nhiều trong ớt, khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến thành ruột, gây m òn loét thành ruột và thành dạ dày.
* Astropin: Có tác dụng giảm độc nicotin, giảm đau trong cơ thể. Tuy nhiên chỉ cần với liều lượng từ 0,001- 0,003 mg/1kg trọng lượng cơ thể sẽ làm giãn đồng tử mắt.
Tóm lại, tác dụng dược lí chủ yếu của Ancaloit là ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương: chữa bệnh thần kinh, giảm đau, chữ a đau cơ bắp, chữa co thắt thành mạch máu và thành ruột. Bên cạnh đó còn một số dạng chữa bệnh cao huyết áp, diệt kí sinh trùng muỗi sốt rét và một số diệt vi khuẩn amip...
Một cách khác để nhận biết các chất có trong cây thuốc còn có thể chia ra làm 2 nhóm chính: Nhóm nhữ ng chất vô cơ và nhóm những chất hữu cơ.
2.3. Tanin và tác dụng dược lý
Tanin là loại glucozit có vị chát và chất chua. Uống những thuốc có tanin thì thường gây táo bón, dùng chữa những trường hợp đau bụng tả lỏng. Những thuốc có tanin hay gặp như ngũ bội tử, búp ổi, búp sim, củ nâu, hạt vải v.v... Ngo ài tác dụng cầm tả lỏng, tanin còn có tác dụng cầm máu và bổ. Trong hạt sen, tâm sen, lá sen, kim anh, lá chè đều có tanin.
Những vị thuốc có tanin khi dùng dao sắt hay nấu sắc bằng nồi sắt, nồi gang thì sẽ có màu đen. Cho nên một số vị thuốc có chất tanin thường được ông cha ta dặn là không được dùng dao sắt mà thái thuốc. Còn việc sắc thuốc thì nhất thiết phải dùng ấm đất. Nếu không có ấm đất thì dùng nồi nhôm, nồi đồng.
2.4. Flatoxin và Antoxian, tác dụng dược lý
Là chất glucozit có màu sắc. Flavon có màu vàng, Antoxian có màu tím hay đỏ (nếu môi trường axit) hoặc xanh (nếu môi trường kiềm).
Những chất này có liên quan chặt chẽ với chất tanin. Ta thường thấy chất Flavon trong hoa hoè, vỏ cam, bồ ho àng, hoàng bả, chi tử. Có một chất trong flavon rất quý gọi là Rutin hay Rutozit có trong hoa hoè có tác dụng giảm huyết áp, giúp cho cơ thể chống lại những trường hợp đứt mạch máu nhỏ khi huyết áp tăng cao.
Antoxian có trong vỏ hạt đậu đen, trong nhiều loại hoa như hoa dâm bụt, hoa phù dung. Vai trò của antoxyan hiện nay chưa được xác định rõ rệt về mặt điều trị. Tuy nhiên nhiều bài thuốc Đông y có phối hợp với đậu đen để chữa bệnh mất ngủ, đau đầu, đau xương, trướng bụng.
3. Một số chất vô cơ và tác dụng dược lý.
Trong cây, quả dược liệu các chất vô cơ (kể cả kim loại và phi kim loại) đều tồn tại dưới dạng hợp chất như các axit hoặc các dạng muối tan.
Ví dụ:
- Axit Photphoric, Axit Clohydric, Axit Xilixic ...
- Muối Kalisufat, Cloruanatri...
Các vị thuốc đông y có nguồn gốc hoặc chứ a các nguyên tố hóa học như Axit Xilixic là hoạt thạch, sắt có trong hắc phàn, canxi trong thạch cao, đồng trong đảm phân,
thủy ngân và selen có trong thần sa, chu sa. Kaly có nhiều trong cây mã đề, râu ngô, iốt trong hải tảo, trong cây ké đầu ngựa.
Các chất vô cơ có trong dư ợc liệu (là cây dược liệu hoặc một số bộ phận của động vật) có thể tác dụng trực tiếp lên toàn bộ hoặc chỉ cục bộ tại một bộ phận nào đó trong cơ thể.
3.1. Sắt và tác dụng dược lý
Sắt là một nguyên tố kim loại có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người, sắt có trong thành phần của máu. Thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành hồng huyết cầu và sẽ làm giảm sức khỏe của con người rất rõ rệt. Trong nhiêu cây dược liệu, nhiều bộ phận của động vật đều có một hàm lượng nhất định của nguyên tố này.
3.2. Canxi và tác dụng dược lý
Canxi là nguyên tố có trong thành phần của máu, là nguyên tố cơ bản cấu trúc của xương. Thiếu canxi, xương của cơ thể con người kém phát triển, kém bền vững, thiếu hụt nhiều sẽ gây nên bệnh loãng xương với người già, với trẻ em sẽ dẫn tới còi xương. Nồng độ canxi trong máu không cân đối sẽ gây nên hiện tượng người bệnh bị choáng.
3.3. Silic và tác dụng dược lý
Trong cơ thể con người silic là thành phần của mạch máu, giúp cho thành mạch máu bền và dễ co dãn. Silic còn có mặt trong tổ chức khớp xương (phần gân, sụn). Silíc và canxi có mối tương quan đặc biệt, silíc giữ lại canxi cải thiện mạng chất keo, tăng cường độ mềm dẻo của xương khớp, trong trường hợp mất canxi của xương thì silic mất trước. Hàm lượng silic và canxi cân đối sẽ làm cho xương tăng độ bền chắc. Silic có trong nư ớc và trong nhiều loại rau quả, đặc biệt nhiều trong vị thuốc Thiên Trúc hoàng (đạt 90,5%)
3.4. Selen và tác dụng dược lý
Selen là nguyên tố gây độc ở nồng độ cao trong cơ thể con người. Trong sinh hóa học Selen được coi như nhóm hoạt động của nhiều loại men; có tác dụng bảo vệ tế bào, màng tế bào chống lại hiện tượng oxy hóa, ngăn cản sự tạo thành lipopeoxyt có tác dụng làm chậm sự lão hóa. Selen tham gia vào quá trình tống hợp collagen, protein của hồng cầu, của gan; tổng hợp AND & ARN; điều khiển sự tổng hợp globulin miễn dịch.
Thiếu Selen cơ thể không tổng hợp được VT M C, sau đó làm teo cơ và tổn hại đến hệ tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch. Nếu có thể có đủ lượng Selen cần thiết sẽ tăng cường sức đề kháng: chống được bệnh ung thư, xơ vữa động mạch, bệnh thấp khớp, làm sáng mắt...
Ngoài các nguyên tố trên, cơ thể con người còn cần rất nhiều các hợp chất hóa học khác như: Kẽm, Mg, Phôtpho.v.v. Hầu hết các cây dược liệu, các bộ phận của động vật, một số khoáng vật đều có nguyên tố hóa học cần thiết cho con người. Nếu chúng ta biết khai thác, phát triển nguồn lợi về thảm thực vật của đất nước một cách khoa học thì sẽ thu được nguồn lợi từ cây dược liệu để phục vụ cho sức khỏe của toàn dân tốt hơn.
-
Cơ sở lý luận dùng cây dược liệu làm thuốc trong Đông Y và Tây Y
Chúng ta biết rằng hiện nay trong giới Đông y có những người chỉ biết một số đơn thuốc gia truyền kinh nghiệm, nhưng lại có rất nhiều người trong khi điều trị tìm thuốc, chế thuốc...
-
Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu
Cây dược liệu là gì? Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe