Tây Nguyên: Tiêu chết có phải do phân bón – Nông dân điêu đứng (kỳ 1)
Thời gian gần đây, nhiều vườn tiêu các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông đã bị thiệt hại nặng. Nhiều nhà vườn bị mất trắng, một số vườn còn cầm cự chờ giải pháp cứu nguy nhưng nhìn chung có nguy cơ tuyệt vọng. Đây không phải là câu chuyện còn mới nhưng đã đến lúc cần có câu trả lời từ những ngành chức năng có liên quan.
Điêu đứng vì tiêu chết
Theo nhiều nguồn thông tin phản ánh, phóng viên Báo Thời báo Mê Kông đến thôn Đăk Thành, xã Đăk Sô (huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông) để tận mắt mục thị những nọc tiêu đã vô phương cứu chữa. Vợ chồng chị Phạm Thị Ngân và anh Chu Đình Chung cho biết về thảm cảnh này. Trong vòng khoảng hơn tháng vườn tiêu nhà chị từ hình ảnh xanh tốt, nhanh chóng chuyển màu vàng lá và đến giờ là chết rụi. Chị Ngân nói trong đau đớn: “Hơn 800 trụ chết sạch không còn trụ nào. Tổn thất cả tỷ đồng các anh ạ. Thuốc gì mà đổ đến chỗ nào tiêu chết đến chỗ đó”. Đây là vườn tiêu được tất cả mọi người trong thôn đánh giá là đẹp nhất nhưng đến nay thì chỉ toàn là một màu trắng xám. Đập vào mắt chúng tôi trong khoảng 1ha đất có hơn 800 trụ tiêu chết đứng sừng sững mà không khỏi xót xa. Xung quanh gốc tiêu rơi xuống quanh gốc, những trụ tiêu, dây tiêu chết sừng sững như như trêu ngươi số phận. Với cảnh tiêu chết trên vợ chồng chị Ngân có nguy nợ nần chồng chất vì số tiền vay ngân hàng đã đến ngày đáo hạn.
Cách đó không xa, một hộ trồng tiêu ở thôn Đăk Thành cũng trong hoàn cảnh tương tự. Hộ bà Nguyễn Thị Xoa có hơn 500 gốc tiêu thì đến nay đã có hơn 400 gốc chết rụi. Số còn lại đều đổ lá màu vàng và nguy cơ tiêu chết hết là không thể tránh khỏi. “Con tôi nó bỏ nhà đi rồi cháu ạ. Chứ tiêu chết như thế này thì lấy đâu tiền trả cho người ta, những tưởng được một vụ mùa trúng không ngờ lại khổ như thế này”. Theo chúng tôi được biết, trong thời gian qua, có rất nhiều vườn hồ tiêu quanh khu vực huyện Krong Nô đã bị thiệt hại nặng nề, có nhiều vườn bị mất trắng, có vườn còn cầm cự chờ giải pháp cứu nguy trong tuyệt vọng.
Người trồng tiêu nói gì?
Những hộ dân có tiêu chết như chị Ngân, bà Xoa đều cho biết là gia đình đã được tư vấn bởi kỹ sư của công ty TNHH CT Tây Nguyên và có mua phân bón của công ty này để sử dụng. Theo chị Ngân: “trước khi vườn tiêu nhà em ra bông thì được anh Nguyễn Đình Tiệu là Kỹ sư Nông nghiệp công tác tại công ty TNHH CT Tây Nguyên có vô tư vấn, hướng dẫn và bán cho gia đình em hàng hóa là thuốc và phân bón của công ty CT tây Nguyên. Sau đó gia đình làm theo dưới sự hướng dẫn và giám sát của Kỹ sư Tiệu làm đúng theo hai quy trình thì 25 ngày sau tiêu bắt đầu đổ lá vàng. Gia đình đã gọi cho công ty nhưng 15 ngày sau đó vẫn không thấy công ty phản hồi”. Tìm nhiều cách liên hệ nhưng kỹ sư của công ty đã mất dạng.
Còn trường hợp nhà bà Xoa và nhiều hộ khác cũng kịch bản đó. Cũng là khách hàng của Công Ty CT Tây Nguyên đến tư vấn, bán phân và tiêu chết hàng loạt. Bà Xoa kể lại: “Khi nghe tin có người kỹ sư về khu vực thôn Đăk Thành phổ biến và hướng dẫn chăm sóc cho cây tiêu để kháng bệnh tốt và được năng suất cao. Tôi đã đi gặp kỹ sư Tiệu và yêu cầu về chăm sóc cho vườn tiêu hơn 500 trụ của mình và kết quả như thế này”. Theo người dân trồng tiêu, gần đấy do sử dụng sản phẩm và được kỹ sư của Công ty TNHH CT Tây Nguyên để bón cho cây Hồ tiêu. Sau 7 – 25 ngày cây hồ tiêu bắt đầu vàng lá, rụng dần và chết rất nhanh. Nhiều người dân khẳng định là do sản phẩm hoặc quy trình kỹ thuật của Công ty CT Tây Nguyên có vấn đề.
Tuy không thể khẳng định tiêu chết hàng loạt là do sử dụng sản phẩm phân bón của công ty CT Tây Nguyên. Vì tiêu chết là còn do rất nhiều yếu tố khác như về thổ nhưỡng, thời tiết, dịch bệnh. Tuy nhiên việc những hộ dân ở thôn Đăk Thành và một số địa phương khác bị chết tiêu đều sử dụng sản phẩm của công ty CT Tây Nguyên thì đáng chú ý. Theo nhiều nguồn thông tin thu thập được từ cộng tác viên các tỉnh Tây Nguyên cung cấp thì câu chuyện sản phẩm của CT Tây Nguyên thật sự có đáng lo ngại.
Trong khi tiêu chết hàng loạt tại một số địa điểm cung cấp sản phẩm, đáng lẽ ra, công ty CT Tây Nguyên phải đứng ra tìm hiểu nguyên nhân đồng hành cùng bà con. Thì ngược lại, kỹ sư mất dạng và tìm cách đổ trách nhiệm cho những cá nhân khác.
Phóng viên Báo Thời báo Mê Kông sẽ thông tin đến bạn đọc kỳ 2: “Công ty CT Tây Nguyên liệu có trốn tránh trách nhiệm?” và Kỳ 3…
-
Tây Nguyên: Tiêu chết có phải do phân bón? – Kinh doanh kiểu “Treo đầu dê, bán thịt chó”? (kỳ 2)
Chúng tôi tiếp tục phản ánh tình trạng rất nhiều nọc tiêu của người dân các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai chết một cách bất thường...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau