Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên
Tạo giống từ những cây còi cọc tự nhiên là phương pháp thu thập những cây này từ trên đỉnh núi hoặc bờ biển, nơi đất dại cằn cỗi và có gió thổi mạnh làm biến dạng cây cối. Dáng của thân cây là yếu tố quan trọng hàng đầu vì không thể uốn nắn gỗ già. Cành của chúng thường khẳng khiu, nhưng người trồng có thể khắc phục bằng cách cắt tỉa cẩn thận. Người ta cũng thường lấy cả những cây non mọc tự nhiên để uốn nắn, chúng đặc biệt phù hợp khi trồng thành nhóm. Ở Nhật Bản, những cây bonsai giá trị nhất và đẹp nhất là những cây có nguồn gốc tự nhiên.
- Việc săn tìm bonsai tự nhiên cũng đã trở thành một niềm đam mê của nhiều thế hệ người Nhật, thậm chí họ còn tìm kiếm ở khắp các nước láng giềng. Do đó, ngày nay chỉ có thể bắt gặp những mẫu bonsai tự nhiên đẹp nhất ở những khu vực được bảo vệ của các công viên quốc gia. Ở những nơi quốc gia khác nơi những cây còi cọc tự nhiên chưa bị săn tìm ráo riết, người ta có thể tìm thấy rất nhiều cây phù hợp để tạo thành bonsai. Tuy vậy, việc truy tìm cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường, cũng như chỉ dược thu thập các cây mẫu ở một mức độ vừa phải, tránh gây hại tới phong cảnh tự nhiên.
- Thời điểm đầu xuân là lúc phù hợp nhất để đi tìm cây, trước khi chúng nảy chồi.
+ Đối với các loại cây lá kim (như thông) có thể trồng lại vào đầu mùa thu, sau giai đoạn phát triển của mùa hè, trước khi các cành con cứng lại vào mùa đông.
+ Đối với các loại cây rụng lá, bạn nên đợi đến mùa hè để đi tìm cây và trồng lại khi lá cây còn trên cành, và nhớ là phải tỉa lá ngay khi bứng cây lên khỏi mặt đất lúc tìm thấy. Thời điểm bất lợi nhất đối với việc trồng lại cây rụng lá, là khi lá cây mới mở ra và vẫn còn non.
- Trước khi lên đường tìm kiếm cây tự nhiên, bạn nên chuẩn bị thật tốt những dụng cụ sau:
+ Một chiếc xẻng bứng cây nhỏ, kéo sắc, một ít rêu nước, giấy dầu hoặc giấy nilon, một ít dây buộc.
+ Có thể bạn sẽ cần đến một cái xà beng nhỏ để nạy đá hoặc một chiếc gậy đầu có gắn móc sắt cũng sẽ có ích.
Lưu ý:
- Khi tìm thấy cây phù hợp, điều quan trọng là phải cố giữ được càng nhiều đất bám xung quanh rễ càng tốt. Cần hết sức cẩn thận khi đào cây lên, tốt nhất là không làm đứt rễ cái của cây. Nếu không tránh được thì nên cắt rễ càng thấp xuống dưới càng tốt, đặc biệt là đối với các loại thông. Sau đó phủ rêu nước ướt lên đất và rễ rồi bọc lại bằng giấy dầu hoặc nilon.
- Trong quá trình vận chuyển cây về vườn ươm, cần đặt cây thật cẩn thận tránh làm cho cây bị dao động hoặc bị xóc quá mạnh. Cây phải được để ngoài trời và không bao giờ được để cây trong những chỗ chật chội như thùng sau của xe. Trong quá trình vận chuyển, để bảo vệ cây khỏi nắng và gió, bạn phải thường xuyên phun đủ nước cho lá nhằm giữ ẩm cho chúng. Để làm việc này bạn cần sử dụng một bình phun cỡ lớn.
- Cây phải được trồng xuống đất ngay khi về đến nơi. Nếu thân cây có nhiều rễ mảnh và nhỏ (điều này có thể nhận thấy căn cứ vào lượng đất bám vào thân cây, nếu có nhiều đất chứng tỏ cây có nhiều rễ nhỏ), cần đặt cây vào một chậu uốn sâu đáy và không nên cạo bỏ lớp đất cũ. Có thể dùng dao sắc để tỉa bớt những rễ thò ra khỏi đất. Nếu cây chỉ có một vài rễ lớn, tốt nhất là nên trồng nó trong vườn.
- Sau khi trồng, cần bảo vệ cây khỏi ánh nắng và gió trực tiếp, giữ ẩm cho đất và phun nước cho lá ít nhất 3-4 lần mỗi ngày. Sau 3-4 tháng chăm sóc ban đầu, cây sẽ bắt đầu mọc rễ mới, đây là lúc bạn có thể bón thêm phân cho cây và đặt nó dưới ánh nắng trực tiếp. Lúc này không cần thiết phải phun nước cho lá, mặc dù vậy vẫn phải giữ ẩm thường xuyên cho đất. Nếu cây phát triển tốt, những chồi non khỏe mạnh sẽ xuất hiện trên cành.
- Cuối năm đầu tiên, cây được chuyển từ chậu trồng ban đầu hoặc từ vườn vào một cái chậu phù hợp với kích thước của nó. Cần giữ lại một ít đất ban đầu và tiếp tục tỉa rễ. Nếu ở dưới thân mọc thêm nhiều rễ mới, cần cắt tỉa bớt. Tuy nhiên, nếu xung quanh rễ cái mới chỉ mọc thêm một vài rễ mới, bạn chỉ nên tỉa chút ít; cắt quá nhiều rễ có t hể làm chết cây. Cuối năm thứ hai, rễ cái lại được tỉa một lần nữa, và cắt lần cuối cùng năm thứ ba. Tuy vậy, chỉ được thực hiện lần tỉa rễ cuối cùng này khi cây đã mọc thêm nhiều rễ mới. Kiểu tạo rễ này rất phổ biến ở thông và cần được tiến hành thật cẩn thận.
- Khi cây đã khỏe mạnh và cứng cáp, bạn có thể quấn dây thép để tạo dáng cho cây, thường là ba tháng sau lần chuyển chậu thứ hai, có nghĩa là khi cây đã ở trong vườn ươm được hơn hai năm.
- Không phải tất cả các loại cây đều mọc còi cọc tự nhiên. Thông và bách là những loại phổ biến nhất vì môi trường sinh trưởng tự nhiên của chúng là núi và bờ biển. Trong số các loại cây rụng lá thì các loại thích, du, trăn... là thường gặp nhất
-
Tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành (kỹ thuật chọn cành giâm, lưu ý khi giâm cành, các bước tiến hành để giâm cành, sử dụng chất kích sinh trưởng kích thích ra rễ cành giâm,....)
-
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành (giới thiệu về phương pháp, các bước thực hiện chiết cành, chất kích thích ra rễ dùng kết hợp khi ghép cành,...)
-
Kỹ thuật tạo giống bonsai bằng phương pháp ghép cành
Kỹ thuật ghép cành cây bonsai (ghép cành bonsai bằng cách ghép giâm, ghép cành bonsai bằng cách ghép áp, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép cành non, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép chồi, ghép cành bón sai bằng phương pháp ghép rễ, ghép xuyên th
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái khoa học và hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà