Sưng rễ
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh sưng rễ
Đây là loài nấm ký sinh bắt buộc. Trong tế bào ký chủ còn sống, chúng mới phát triển và sinh sản, hoàn tất vòng đời. Nấm có thể tồn tại trong đất 7-10 năm hay lâu hơn ở dạng bào tử tĩnh. Bệnh phát triển thích hợp trong đất chua và có nhiệt độ từ 18-25oC. Tuy nhiên, bệnh chỉ gây hại cây khi mật độ bào tử trong đất đạt >104 bào tử/1g đất.
Khả năng gây hại của bệnh sưng rễ
Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây làm rễ biến dạng sưng phồng, có kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh. Cây bệnh sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu hiện héo vào trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn thân cây héo rũ kể cả khi trời mát, lá chuyển màu nhợt nhạt, héo vàng và chết hoàn toàn.
(A) Bệnh sưng rễ cải bắp; (B) Ruộng cải bắp bị sưng rễ chết hàng loạt.
Biện pháp quản lý, phòng trị bệnh sưng rễ Plasmodiophora brassicae. W
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy; luân canh trồng cây rau khác họ thập tự: cà rốt, khoai tây, bó xôi, xà lách, lúa nước…chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Kiểm tra phát hiện và kịp thời để nhổ bỏ, gom và tiêu huỷ sớm các cây bị nhiễm bệnh.
Phun chế phẩm có hoạt chất Flusulfamide hay khử trùng đất bằng Methyl Bromide.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng