Rước họa, phải trả giá
Thông tin cơ quan quản lý ngành nông nghiệp nước ta cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu một khối lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc để sử dụng trên đồng ruộng gây xôn xao trong giới chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như hàng triệu nông dân đang lao động sản xuất.
Nước ta “bật đèn xanh” cho chất độc hại tràn vào.
Trong khi Trung Quốc đang ráo riết thực thi hàng loạt biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu diễn ra phổ biến ở nước này, thì nước ta lại “bật đèn xanh” cho chất độc hại tràn vào, thật khó hiểu!
Có một thực tế đáng lo ngại kéo dài nhiều năm nay là nạn sản xuất, gia công phân bón vô cơ. Mới đây, trong đợt kiểm tra 225 doanh nghiệp trong lĩnh vực này, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện gần 200 vụ vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không có giấy phép, không thực hiện công bố hợp quy trong sản xuất kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Hậu quả của lối làm ăn gian lận, bất chính này đương nhiên đổ lên đồng ruộng và hậu quả thì không chỉ bà con nông dân phải nhận. Tuy nhiên, còn một thực trạng đáng lo ngại đến mức báo động, đó là nạn sử dụng vô tội vạ thuốc trừ sâu. Bất kể loại cây trồng nào từ quả ớt, dưa chuột cho tới các loại rau củ quả đều được “tưới đẫm” thuốc bảo vệ thực vật với hàm lượng vượt quá mức cho phép cơ số lần. Người tiêu dùng sẽ mang bệnh tật, người nông dân cũng phải chịu tác hại cả trước mắt lẫn lâu dài.
Song, nguy cơ đáng sợ hơn là thuốc trừ sâu ngấm vào đất trồng, vào nguồn nước ngầm đầu độc môi trường sinh thái, môi trường sống không thể tính bằng mùa vụ mà để lại hậu quả từ đời này sang đời khác. Đó là chưa kể, những lượng thuốc dư thừa cũng được xả “vô tư” ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức khuyến nông, bảo vệ môi trường địa phương.
Bản thân người nông dân lại càng thờ ơ với thuốc trừ sâu, phớt lờ khuyến cáo nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân, cộng đồng và môi trường. Trong bối cảnh này, việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật từ “kho hóa chất” của Trung Quốc, nơi họ đang khẩn cấp tìm mọi cách hạn chế tối đa, dựng hàng rào bảm đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chẳng khác gì tự ta rước họa vào thân.
Việt Nam đang cố gắng đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nhưng thực tế là nông sản hữu cơ vẫn chưa được sản xuất trên quy mô rộng và quan trọng hơn là chưa được người tiêu dùng tin tưởng. Hữu cơ tức là tuyệt đối không động đến thuốc trừ sâu hoặc bất cứ loại hóa chất vô cơ nào, vậy mà lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật vẫn cứ tăng, thì người tiêu dùng làm sao tin được?Đan Thanh
-
Bắt số lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu từ Trung Quốc
Ngày 27/11, các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức tiêu hủy, xử lý số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu từ Trung Quốc do công an tỉnh Lạng Sơn bàn giao...
-
Đồng Tháp: Xử phạt 12 vụ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
Theo Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp, trong 11 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã kiểm tra và xử lý 12 vụ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả không có giá trị sử dụng...
-
Hậu Giang: Phát hiện hàng loạt đại lý bán phân bón, thuốc trừ sâu giả
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hậu Giang vừa có đợt kiểm tra tình hình kinh doanh của các đại lý bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh...
-
Đồng Tháp: Thử nghiệm phun thuốc BVTV bằng phương tiện bay siêu nhẹ
Theo nhà sản xuất, máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật có trọng lượng 4,5kg, bình chứa thuốc bảo vệ thực vật 5 lít, trọng lượng cất cánh tối đa 14kg, tốc độ bay từ 10-20km/h...
-
Hơn 53% thuốc trừ sâu nhập khẩu từ Trung Quốc
Theo số liệu mới nhất được Bộ NNPTNT đưa ra, có tới hơn 53% thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu vào nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau