Quy trình ghép cải tạo vườn vải
1. Chuẩn bị gốc vải để ghép
- Dùng cây vải đã trồng cho thu hoạch hiệu quả kinh tế kém để làm cây gốc ghép.
- Kỹ thuật cắt cành: Dùng cưa sắc để cắt
+ Đối tượng cắt cành: 100% số cành đang tạo tán cây vải, chỉ để lại 1-2 cành vượt (cành trong tán), để duy trì bộ rễ.
+ Vị trí cắt cành: Vị trí cắt cành cách thân chính hoặc cành mẹ từ 20-30cm.
+ Góc cắt: Cắt phăng và mặt cắt nghiêng 45o so với mặt lưng của cành.
+ Xử lý vết cắt: Dùng nước vôi hoặc xi măng sát trùng vết cắt.
2. Chăm sóc vườn sau khi cắt cải tạo
- Làm đất: Cày, cuốc làm đất với độ sâu 12-15cm và làm đất nhỏ đồng thời làm luống theo líp trồng vải để chăm sóc gốc ghép cải tạo và trồng cây xen canh.
- Bón phân:
* Lượng bón phân cho 1 sào Bắc bộ:
- Phân chuồng: 500-700kg;
- Đạm ure: 8-10kg;
- Supe lân: 20-25kg;
- Kali: 6-7kg.
* Cách bón
- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% supe lân trộn đều vào lớp đất mặt (12-15cm).
- Bón thúc lần 1: Khi mầm tái sinh dài 15-20cm, bón 30% lượng đạm hòa vào nước để tưới.
- Bón thúc lần 2: Khi mầm tái sinh dài 30-35cm, bón 50% đạm + 50% kali, dùng nước hòa phân để tưới.
- Bón thúc lần 3: Trước khi tiến hành ghép 20 ngày, bón 20% đạm + 50% kali, dùng nước hòa phân bón để tưới.
3. Ghép cải tạo vườn vải
Ghép cho tỷ lệ sống cao và dễ lấy mắt ghép đạt tiêu chuẩn
- Kỹ thuật ghép:
+ Dụng cụ ghép: Dao, kéo, nilon chuyên dùng cho ghép vải.
+ Thời tiết ghép: Trời nắng, ấm, độ ẩm đạt trên 80%, không ghép vào ngày có mưa hoặc có gió tây, gió bấc khô hanh.
+ Kỹ thuật lấy mắt và bảo quản mắt ghép: Chọn cành bánh tẻ không sâu bệnh, cành ở ngoài tán cây vải, trên cành có nhiều mắt đầy đặn có sức sống, đường kính cành lấy mắt ghép phù hợp với đường kính của gốc ghép:
+ Bảo quản mắt ghép: cắt đoạn cành ghép bằng kéo sắc, cắt bỏ lá, sau đó bỏ cành ghép vào vải ẩm ướt hoặc bẹ chuối tươi để giữ ẩm cho cành ghép được tươi.
+ Phương pháp ghép:
- Phương pháp ghép vát: Dùng dao sắc chuyên dùng cắt vát thật thẳng cành gốc ghép (góc 45o) và tương tự cắt vát thật phẳng đoạn cành góc 45o. Sau đó chấp đoạn cành mắt ghép vào đoạn cành gốc ghép và tiến hành quấn nilon chuyên dùng.
- Phương pháp quấn, dập nilon: Quấn từ dưới đoạn cành ghép lên trên đảm bảo quấn chặt và không để hở cành ghép.
- Chăm sóc sau ghép:
+ Tưới đủ ẩm cho đất để chồi cành nảy mầm nhanh và tiêu nước sau những trận mưa.
+ Kiểm tra và loại bỏ những mầm của gốc ghép.
+ Phun trừ sâu ăn lá, sâu đục thân phá hại mầm ghép bằng thuốc Kigent 800WG.
-
Kỹ thuật nhân giống bằng hình thức chiết, ghép và giâm cành
Các bước trong kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng hình thức chiết, giâm cành, ghép. Thực hiện chiết, giâm cành một số cây cảnh thông thường đúng kỹ thuật...
-
Nhân giống cây vải, nhãn: Ghép cành vải, nhãn
Trình tự các bước tiến hành ghép vải, nhãn, chọn cây làm gốc ghép, cành để lấy mắt ghép theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật ghép cành cây vải nhãn đạt tỷ lệ ghép sống cao...
-
Kỹ thuật tạo giống bonsai bằng phương pháp ghép cành
Kỹ thuật ghép cành cây bonsai (ghép cành bonsai bằng cách ghép giâm, ghép cành bonsai bằng cách ghép áp, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép cành non, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép chồi, ghép cành bón sai bằng phương pháp ghép rễ, ghép xuyên th
- Đầy đủ nhất: Kỹ thuật chăm sóc cây đào nở Hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
- Cắt rễ cũ để tạo rễ mới cho cây Thanh Long: bí quyết thành công
- Cách phòng và khắc phục tác hại của sương muối trên cây trồng
- Chăm sóc cây cam đường canh: Khắc phục hiện tượng vàng quả, rụng quả và sốc nắng
- Bốn bước chi tiết giữ quả cho cam đường canh bằng chống phân tầng quả và GA3
- Cách giâm cành Hoa Hồng hiệu quả – Hướng dẫn chi tiết từ A-Z