Quản lý thị trường phân bón: Vẫn chưa thể thu về một mối!
Để lập lại trật tự thị trường, Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT thống nhất quản lý nhà nước lĩnh vực phân bón. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc chuyển giao nhiệm vụ giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT vẫn chưa “xuôi chèo”…
Việc giao Bộ NN&PTNT thống nhất quản lý lĩnh vực phân bón có vãn hồi trật tự thị trường phân bón hiện nay? (Ảnh minh họa)
Không để tình trạng “một ông, hai bà”
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 2000/VPCP-NN gửi Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT về việc chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định (NĐ) số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón trên tinh thần giao Bộ NN&PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về phân bón.
Trước đó, Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN& PTNT, trong đó có nội dung quan trọng: Giao Bộ NN&PTNT quản lí nhà nước về phân bón và để thống nhất quản lí nhà nước về phân bón, bao gồm phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón khác.
Trong khi đó, theo NĐ 202, Bộ NN&PTNT chỉ quản lý từ 5-8% các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác, còn 90% phân bón vô cơ là thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. Do có sự cắt khúc và chồng chéo như vậy đã dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhiều chuyên gia lĩnh vực phân bón cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân để thị trường phân bón rơi vào tình trạng hỗn loạn như hiện nay là do còn có sự chồng chéo trong quản lý nhà nước giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT.
Việc chồng chéo trong quản lý gây khó khăn cho các bộ trong việc quản lý nhà nước về phân bón, đặc biệt trong công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất phân bón, quản lý thị trường phân bón.
Sắp chuyển giao vẫn thanh tra?
Như vậy, nếu căn cứ vào NĐ 15 thì việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón vô cơ từ Bộ Công Thương sang Bộ NN&PTNT phải được thực hiện từ ngày 17/2/2017, nhưng cho đến nay việc chuyển giao này vẫn chưa được thực hiện.
Trao đổi với PLVN, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn giải thích: Do NĐ 15 của Chính phủ quy định Bộ NN&PTNT quản lý về phân bón theo quy định hiện hành của pháp luật, mà quy định hiện hành của pháp luật gần nhất là NĐ 202. Cho tới điểm hiện nay chưa có NĐ thay thế NĐ 202 nên việc quản lý phân bón vô cơ vẫn thuộc về Bộ Công Thương.
“Việc chuyển giao này là bình thường. Bây giờ Thủ tướng đã giao cho Bộ NN&PTNT và chúng tôi đã soạn thảo sửa đổi một số nội dung NĐ 202 theo quy trình rút gọn và trước 15/4 sẽ trình Thủ tướng. Sau khi NĐ thay thế NĐ 202 có hiệu lực, Bộ NN&PTNT mới có trách nhiệm quản lý toàn bộ lĩnh vực phân bón” - Thứ trưởng Tuấn nói.
Tuy nhiên, trong khi thời điểm sắp chuyển giao đang đến gần nhưng theo tìm hiểu của PLVN, đầu tháng 3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phê duyệt Quyết định số 636/QĐ-BCT triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Tuấn cho biết: Chúng tôi cũng biết Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thực hiện thanh tra, kiểm tra. Do còn vướng NĐ 202 nên trước mắt, 2 Bộ thống nhất Bộ Công Thương vẫn tiếp tục thực hiện theo NĐ 202 đến khi nghị định được thay đổi.
“Lãnh đạo 2 bộ cố gắng bàn và thống nhất với nhau để không xảy ra những ách tắc lớn trong thời điểm chuyển giao này. Tuy nhiên, nói là không ách tắc thì cũng là cách nói cho vui chứ quan điểm quá độ nó có cái đặc thù nhưng sẽ cố gắng rút ngắn thời gian và có sự phối hợp”, ông Tuấn nói.
Doanh nghiệp phân bón “chết lâm sàng”
Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm ước tính khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân bón vô cơ chiếm hơn 80% nhu cầu, phân bón hữu cơ và phân bón khác chiếm khoảng 20%. Năng lực sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng được nhu cầu, một số loại phân còn có khả năng sản xuất vượt nhu cầu.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2016, lượng ure nhập khẩu tiếp tục tăng gần 360 ngàn tấn, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2015 đã làm cho hàng loạt nhà máy sản xuất trong nước đồng loạt giảm công suất. Đạm Ninh Bình công suất từ 550 ngàn tấn giảm xuống còn 150 ngàn tấn nhưng vẫn không bán được, thiệt hại hơn 2000 tỷ đồng; Công ty Super phosphat Lâm Thao trước đây mỗi ngày bán 3000 tấn nay chỉ bán được 2000 tấn; Công ty Phân đạm Hà Bắc công suất 550 ngàn tấn nay giảm xuống tới 40% công suất nhưng giá ure bán ra vẫn giảm tới 20% gây thiệt hại gần 900 tỷ đồng.Phi Hùng
-
Nên giao một bộ quản lý phân bón
Hiện mặt hàng phân bón do Bộ Công Thương quản lý nhóm vô cơ (chiếm 90%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhóm hữu cơ và phân bón khác, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn cùng các phòng thử nghiệm khiến chồng c
-
Giao Bộ NN-PTNT quản lí nhà nước về phân bón
Văn phòng Chính phủ ký ban hành Công văn số 2000/VPCP-NN gửi Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT về việc chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón...
-
Nghị định quản lý phân bón phải đơn giản hóa, nhưng hiệu quả
Ngày 29/3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón, theo đó đa phần các đại biểu đều cho rằng:...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau