Phòng trừ sâu hại trên cây hoa hồng
1. Ngài độc xám hại cây hoa hồng
- Ngài độc xám (Orgyia postica Walker) thuộc bộ cánh vẩy họ ngài độc. Sâu non ăn lá, ăn tạp, gây hại nhiều loài cây: bông, keo, bách, hoa hồng, phi lao, xoài, bạch đàn, đào, cam quýt...
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Đực cái khác hình. Ngài cái bị thoái hóa, thân màu trắng vàng, dài 15 - 17mm. Đầu, bụng ngắn, phần bụng chiếm ½ thân. Ngài đực dài 9 - 12mm, cánh sải 22 - 25mm. Râu đầu màu nâu nhạt, răng lược màu nâu đén; thân màu nâu hồng. Cánh màu nâu hồng, tuyến gốc màu đen, lệch ngoài, tuyến ngang trong màu đen dạng sóng; vân mạch ngang màu nâu hơi đen mép trắng, tuyến ngang ngoài dạng sóng uốn, nửa trong sau lõm. Mép sau buồng giữa sát với tuyến ngang trong, giữa hai tuyến màu xám, tuyến mép ngoài màu đen, có vân đen hướng dọc; tuyến mép ngoài do các tuyến nâu đen hợp thành. Lông mép nâu đỏ có đốm nâu đen. Cánh sau màu nâu đen, lông màu đỏ. Trứng màu trắng, hình cầu, đỉnh hơi dẹt, có vân vòng màu nâu, đường kính 0,7mm. Sâu non tưởi lớn dài 36mm, màu nâu nhạt có lông thưa màu nâu, tuyến lưng và bên lưng màu nâu đỏ. Hai bên lưng ngực trước và đốt thứ 8 có túm lông màu nâu đỏ. Mặt lưng đốt bụng thứ 1 - 4 có lông bàn chải màu vàng, hai bên đốt 1,2 có túm lông màu xám, đầu màu đỏ da cam. Nhộng dài 18mm, màu nâu vàng, hình bầu dục, thô, bề mặt phủ đầy lông độc.
Ngài độc xám (giai đoạn sâu non)
- Mỗi năm có 6 lứa, các lứa lặp nhau. Cho nên mỗi năm vào tháng 6 - 8 thường xuất hiện 4 giai đoạn khác nhau. Đầu tháng 3 kết kén hóa nhộng. Ngài đẻ trứng ở ngoài kén hoặc trên cây khác, mỗi con đẻ 383 trứng. Thời kì trứng chỉ 6 - 9 ngày, màu đông 17 - 27 ngày. Kỳ sâu non là 8 - 22 ngày, mùa đông 24 - 61 ngày, thời kỳ nhộng 4 - 10 ngày, mùa đông 15 - 25 ngày. Mỗi lứa trải qua 40 - 50 ngày, Sau khi nở, sâu non tụ tập trên cây ăn hại, rồi phân tán, khi thành dịch có thể ức chế chúng. Các loài ong kén nhỏ, ong nhỏ đùi to, ruồi ký sinh, ruồi tằm đều là những thiên địch của sâu này.
1.3. Phương pháp phòng trừ
- Bẫy bằng đèn tia tím
- Bảo vệ thiên địch
- Ngài cái không thể bay, tụ tập lại có thể dùng thuốc Dipterex, ĐVP, Derris....phòng trừ.
2, Rệp sáp hại cây hoa hồng
- Rệp sáp hại hoa hồng (Icerya purchasi Maskell.) phân bố các tỉnh khắp Trung Quốc và Việt Nam, gây hại chủ yếu có hoa hồng, keo, cam quýt, bưởi, lê, đào, chè, phi lao, hải đường,..
Rệp sáp hại cây hoa hồng
1.1. Hình thái và tập tính sống
- Sâu cái màu hồng da cam, hình bầu dục, dài 4-7mm. Lưng lồi, ngoài thân phủ một lớp bột sáp màu trắng vàng dạng sợi bông. Sau mặt bụng có túi hình trứng màu trắng, mặt túi có 15 vạch nổi. Trứng đẻ trong túi. Than sâu đực dài mảnh, màu đỏ da cam, dài 3mm, có đôi cánh trước mảnh dài mảnh, cánh sau thoái hóa thành một que nhỏ. Trứng hình bầu dục, lúc mới đẻ màu vàng da cam, dần dần biến thành màu đỏ da cam, chứa trong túi trứng. Sâu con hình bầu dục, màu đỏ da cam, mặt lưng có bột sắt màu vàng nhạt. Nhông chỉ có con đực mới có màu đỏ da cam.
- Sâu này có số lứa khác nhau tùy theo vùng, Quảng Đông có 3 - 4 lứa, quá đông bằng nhiều dạng, tháng 4 -5 năm sau lượng sinh nhiều nhất, sau mùa thu giảm dần, Khi nhiệt độ cao rệp sáp dễ phát dịch.
1.3. Phương pháp phòng trừ
- Lợi dụng thiên địch như bọ rùa úc (Rodolia caradinalis), bọ rùa đỏ lướn (R. Rufopilosa), Bọ rùa mép đỏ (R. Limbata), Bọ rùa nhỏ (R. Pumila).
- Có thể phun kết hợp chất vôi lưu huỳnh vào mùa đông 3 - 4o Be,mùa hè 0,3 - 0,5oBe.
3. Rận phấn gai đen hại cây hoa hồng
- Rận phấn gai đen (Aleurocanthus spiniferus Quaint.) thuộc bộ cánh đều, họ rận phấn, gây hại nhiều loài cây như lan, si, đa, long não, dừa, cọ, chè, cam, quýt... trong đó có cây hoa hồng. Sâu con ăn tập trùn ở mặt sau lá, mỗi lá có đến hàng trăm con, làm cho cành đen, khô và rụng lá ảnh hưởng đến sinh tưởng của cây.
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Sâu trưởng thành dài 1,3mm, rận cái nhỏ hơn. Thân màu vfng có bột trắng, mắt kép màu đỏ, cánh trước màu đỏ tím có 7 đốm trắng; cánh sau không có đốm, nhỏ, màu nâu tím. Trứng hình quả thận có mộ đoạn cuống trên lá, màu vàng sữa, trước khi nở màu sẫm hơn. Sâu non có ba tuổi, mới nở có kích thước 0,2mm, dẹt màu vàng nhạt, xung quanh thân có gai, đuôi có 4 lông. Xung quanh thân tiết bột sáp; tuổi càng lớn, thân càng to, rận tuổi ba dài 0,66mm, rộng 0,58mm, lưng có 14 gai. Nhộng hình bầu dục màu vàng sữa trong, đàn dần thành màu đen. Vỏ nhộng màu đen, có sáp, lưng và ngực có 9 đôi gai, bụng có 10 đôi, 2 bên mép nhộng có 11 đôi.
- Rận phấn gai đen mỗi năm có 4 lứa, qua đông bằng sâu non tuổi 3 của lứa thứ 4, tháng 3 năm sau hóa nhộng, tháng 4 vũ hóa và cuối tháng 4 bắt đầu có sâu non ăn hại. Rận cái đẻ trứng ở mặt sau lá, cũng có thể, phát hiện trứng ở mặt trên lá và quả. Rệp trưởng thành hoạt động ban đêm có tính hướng quang, sâu non mới nở bò đi nhưng phạm vi hoạt động không rộng. Khi nhiệt độ cao, mưa nhiều rận phấn gai đen gây hại càng mạnh.
1.3. Phương pháp phòng trừ
- Bảo về các loài thiên địch
- Khi sâu non 1 - 2 tuổi phun Dipterex, Rogor, Dibrom, Timidan. ĐVP 0,1% đều hiệu quả.
4. Bọ trĩ ngực vàng hại cây hoa hồng
- Bọ trĩ ngực vàng (Thrips hawaiiensis Morgan) thuộc bộ cánh lông, họ rầy. Phân bố rộng khắp gây hại nhiều loài trong đó có cây hoa hồng.
4.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Sâu cái dài 1,2 - 1,4mm, ngực màu nâu vàng da cam, bụng màu nâu đen; Sâu đực dài 0,9 - 1,0mm, thân vàng, cánh trong suốt. Râu đầu 7 đốt, chỉ có đốt thứ ba màu vàng nhạt. Mép sau mảnh lưng ngực có hai bộ lông thô. Mép cánh nhiều lông. Chủ yếu hút nhựa hoa, chứa 10 con
4.2. Phương pháp phòng trừ
+ Khi cây mới bị hại có thể bắt diệt, hoặc dùng nước xà phòng rửa sạch.
+ Trước khi thành dịch dùng thuốc sữa Derris, rogon hoặc DDVP 0,1%, Sumithion 0,05% để phòng trừ. Có thể dùng lá sồi, lá thầu dầu đun sôi, lọc rồi phun.
5. Bọ hung xanh chân đỏ hại cây hoa hồng
- Bọ hung xanh chân đỏ còn gọi là cánh cam thuộc bộ cánh cứng, họ bọ hung. Phân bố rộng khắp nước ta. Sâu non hại rễ cây, sâu trưởng thành phá hoại rất nhiều loại cây. Ngoài cây hoa hồng bọ hung xanh chân đỏ còn hại cây nông lâm nghiệp khác như keo, cam, quýt, xoài,...
\
Bọ hung xanh chân đỏ hại cây hoa hồng
5.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Sâu trưởng thành màu xanh đồng, bụng màu đồng tím, Thân dài 22mm. Râu đầu hình lá lợp. Giữa cánh có nhiều chấm thành 4 - 6 hàng, mép lồi lên. Sâu non màu trắng sữa, đầu mafuvafng, thân hình ống, khi nghỉ thành hình chữa “C”, cuối bụng có màu nâu vàng. Nhộng thuộc loại nhộng trần, hình bầu dục âu vàng.
- Bọ hung này mỗi năm đẻ 1 lứa, qua đông trong đất, mùa năm sau hóa nhộng chiu lên mặt đất. Sâu trưởng thành ăn lá vào ban đêm, ban ngày nghỉ trên cành cây. Đẻ trứng trong đất. Sâu non ăn rễ dưới đất.
5.3. Phương pháp phòng trừ
- Lợi dụng tính giả chết, sáng sơm có thể rung cây để bắt
- Trước lúc gieo cần xử lý đất bằng chlordan trộn với đất.
- Dùng Dipterex 0,15 phun lên cây để diệt sâu trưởng thành
- Dùng chế phẩm vi khuẩn Bacillus thurigiensis để phòng trừ
6. Nhện lá hại cây hoa hồng
- Nhên lá (Tetranychus urticae Koch) chỉ hại mặt sau. Còn gọi là nhện lá hai đốm. Phân bố nhiều nơi trên thế giới và gây hại trên 150 loại cây. Phần lớn ăn hại hai mặt lá, nhưng ở cây cam quyt chỉ hại mặt sau. Chúng dùng ngòi chích hút dinh dưỡng mô lá, ăn hạt diệp lục và dịch bào của tế bào mô dậu, làm tế bào chết khô, giảm diệp lục ức chế quang hợp. Tiết chất độc hoặc chất kích thước sinh trưởng vào trong tế bào gây ra sinh trưởng không đều làm cho lá xoăn lại.
6.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Thân màu vàng. Nhện cái dài 0,53mm, rộng 0,32mm, lưng hình trứng tròn, trên lưng có 24 lông tơ xếp thành 6 hàng ngang, chân ngắn hơn thân, giữa móng có ba đôi lông. Nhện đực dài 0,36mm, rộng 0,2mm, lưng lồi có góc. Trứng màu trắng sữa, hoặc trắng trong. Mỗi năm nhện lá có 20 lứa, nhiệt độ trên 28oC chỉ sau 7 - 8 ngày là hoàn thành 1 lứa, nhiệt độ 23 -25oC phải qua 10 - 13 ngày mới hoàn thành lứa, dưới 20oC mất 17 ngày. Bình quân mỗi con đẻ 6 - 8 trứng, một đời có thể đẻ 113 - 206 trứng, tỷ lệ nở 95%. Nhện con sau 2- 3 ngày sẽ trưởng thành. Nhện cai không qua giao phối có thể để ra nhện đực, nếu qua giao phối đẻ ra cả nhện cai và nhện đực. Nhện cái có thể đình dục trong điều kiện không thuận lợi. Ánh sáng ngày ngắn gây đình dục ở nhện. Cá thể đình dục về sinh lý có sự biến đổi tiêu hao lượng oxi giảm, tính chống rét, chống nước và chống thuốc tăng lên.
6.2. Phương pháp phòng trừ
- Thời kỳ sâu qua đông cần tiêu diệt cỏ dại, tập trung lại hoặc phun thuốc diệt sâu.
- Phun thuốc trừ nhện lá bằng Tedion 0,1%, Kelthane 0,1%, Ovex 0,1%.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1)
Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,... miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
-
Hướng dẫn giâm cành hoa hồng bằng chất kích thích ra rễ anpha NAA
Kỹ thuật nhân giống vô tính hoa hồng bằng cách giâm cành có sử dụng chất kích thích ra rễ anpha NAA giúp cành giâm hoa hồng ra rễ nhanh, nhiều, rễ to khỏe,...
-
Kỹ thuật chăm sóc thế nào để cây hoa hồng nở rộ vào đúng dịp tết?
Vì vậy vào dịp tết nguyên đán bên cạnh đào, mai, quất,... rất nhiều gia đình lựa chọn hoa hồng trang trí nhà cửa để mang lại may mắn, tốt lành cho gia đình...
-
Kỹ thuật ghép cành cho cây hoa hồng
Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là biểu tượng của tình yêu và niềm hạnh phúc, nhưng nó cũng là loài hoa khó trồng. Khó không phải ở chỗ trồng cho cây mọc lên mà...
-
Phòng và điều trị một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa hồng
Bệnh đốm đen cây hoa hồng rất phổ biến và nghiêm trọng trên thế giới, tỷ lệ cây bệnh có thể lên tới 100%. Bệnh làm cho lá rụng sớm, có khi lá bị rụng hoàn toàn...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô