[Ad.] Hướng dẫn giâm cành hoa hồng bằng chất kích thích ra rễ anpha NAA
Làm thế nào để pha dung dịch NAA? làm sao để cành hồng giâm ra nhiều rễ? hóa chất NAA có tan trong nước không, có thể hòa trực tiếp để dùng hay không? Bán buôn bán lẻ chất kích thích NAA ở đâu? Địa chỉ tin cậy mua hóa chất nông nghiệp ở đâu? Làm cách nào để để sử hóa chất NAA? Sử dụng NAA như thế nào cho hiệu quả? Làm sao để cành hồng giâm ra nhiều rễ, phát triển khỏe mạnh? đã không ít câu hỏi của bạn đọc gửi về Fanpage của Cẩm nang cây trông. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc kỹ thuật giâm cành hồng, và sử dụng, pha chất kích thích sinh trưởng NAA 99% (Ấn độ) giúp cành giâm hồng phát triển tốt, ra nhiều rễ.
1. Yêu cầu về chọn cành hồng giâm
- Chọn cành bánh tẻ khỏe, mập, thẳng, và sạch sâu bệnh.
- Chọn mắt giâm nên là loại mắt ngủ bắt đầu nhú lên bằng hạt tấm thì khi giâm mắt bắt đầu nảy lộc ngay, cành giâm phát triển tốt thì khi đem trồng cây có sức dinh trưởng tốt cho hoa đẹp.
- Trên cành đã chọn để cắt hom giống giâm chỉ nên lấy đoạn giữa cành không nên lấy đoạn ngọn và đoạn gốc. Hom giống có chiều dài 10 – 15 cm trên đoạn cành có 2 – 3 mắt là tốt nhất.
Lưu ý: Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thối.
2. Thời gian giâm
- Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất vào thời điểm mát, nhiệt độ không quá cao (từ tháng 2 – 4) và (từ T8 – T10) là thời gian tốt nhất cho hom hoa hồng ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất.
- Ở phương pháp nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành số lượng cành hồng giâm ra rễ không nhất quán, nên giâm vào thời gian ấm áp tỷ lệ cây hoa hồng ra rễ nhiều nhất là vào mùa xuân.
3. Kỹ thuật giâm có sử dụng chất kích thích ra rễ NAA
Hoa hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh, đều ta sử dụng chất kích thích ra rễ α- NAA 99%. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin và mua chất kích thích sinh trưởng NAA 99% tại đây.
3.1. Kỹ thuật pha và nhúng chất kích thích:
Cách 1: Pha và nhúng kích thích ra rễ trong dung dịch đậm đặc
- Muốn kích thích cành giâm ra rễ ta sử dụng α – NAA 99% với nồng độ 2000 – 2500 ppm, tương ứng với 2 - 2,5 g/lít.
- Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch mới pha (3 – 5 giây) lấy ra đem giâm.
Cách 2: Pha và ngâm kích thích rễ trong dung dịch loãng
- Sử dụng α – NAA 99% nồng độ 50 – 100 ppm, tương ứng (1g - 2g/20 lít).
- Ngâm đoạn gốc của hom giống giâm vào dung dịch 12 – 24 tiếng.
Lưu ý: NAA ít tan trong nước, dễ tan trong nước nóng: độ tan trong nước 0,42g/lít. Độ hòa tan trong rượu etylic 33g/lít. Tan tốt trong các dung môi khác như acetone, eter, cloroform, dung dịch kiềm…
* Hướng dẫn pha NAA bằng dung dịch kiềm:
Để tạo dung dịch kiềm ta hòa tan khoảng 2 – 3 thìa cà phê Baking Soda hoặc Nabica (có thể mua Baking Soda hoặc muối Nabica tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng hóa chất) vào khoảng 200 – 300ml nước nóng (80 – 95ºC), khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cân lượng NAA cho vào dung dịch kiềm vừa pha và khuấy đều đến tan hết, sau đó mới thêm đủ lượng nước nguội theo định mức trước khi ngâm hoặc nhúng cành giâm.
3.2. Kỹ thuật giâm cành hoa hồng sau khi ngâm, nhúng qua dung dịch NAA
- Kỹ thuật cắm hom giống là dùng 1 que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2 cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hom khó ra rễ, hom có thể trồng nghiêng hoặc thẳng đều được. Khoảng cách giữa hai hom giống từ 10cm đến 15cm là vừa (đối với trồng ngoài ruộng lớn). Đối với hom giống trồng vào giá thể được chưa trong bầu nilon hoặc khay nhựa thì sau khi sử lý hóa chất xong cắm vào giá thể, cắm hom phải thẳng đứng, cắm sâu 1,5 – 2cm. Khoảng cách hom giâm từ 4 – 5cm trong khay nhựa hoặc mỗi túi bầu là 1 hom.
- Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng , nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.
BÁN BUÔN, BÁN LẺ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CHÍNH HÃNG VÀ UY TÍN!
CÔNG TY CỔ PHẦN CHELATE VIỆT NAM
Địa chỉ: 83 Trần Bình Trọng, P. Đông Sơn, Tp. Thanh Hóa
Website: www.chelate.com.vn
LIÊN HỆ KỸ THUẬT 0362.180036 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP
-
Kỹ thuật nhân giống hoa hồng (tiếp theo)
Trồng hồng theo phương pháp nhân giống vô tính là tạo cây hồng con bằng nhiều cách: chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Phương pháp này tuy có tốn thời gian và công sức, nhưng được điều lợi là cây con mang những đặc tính tốt y như cây mẹ vậy...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 1)
Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,... miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 2)
Trồng bất cứ loại cây gì cũng phải lo chăm sóc chu đáo thì mới mong gặt gái được kết quả như ý được. Việc chăm sóc vườn ươm hồng nặng nhất là công tưới:
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng (phần 3)
Để cho hồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loại, hoa to sắc rực rỡ thì kỹ thuật chăm sóc và bón phân là vô cùng quan trọng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô