Phòng và điều trị một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa hồng

Cây trồng liên quan: Cây hoa hồng

1. Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

- Bệnh đốm đen cây hoa hồng rất phổ biến và nghiêm trọng trên thế giới, tỷ lệ cây bệnh có thể lên tới 100%. Bệnh làm cho lá rụng sớm, có khi lá bị rụng hoàn toàn.

1.1. Triệu chứng bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

- Bệnh gây hại trên lá, cuống lá, cành non. Ban đầu xuất hiện các chấm nâu tím rồi lan rộng thành đốm nâu, kích thước 1 - 12 mm, mép lồi lên, lá biến vàng, giữa đốm thành màu trắng xám, trên đó có các chấm đen nhỏ.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

- Bệnh đốm đen cây hoa hồng do nấm (Actionnema rorsae Fr.) thuộc lớp bào tử xoang lớp bào tử đĩa đen gây ra. Giai đoạn hữu tính là nấm Diplocarpon rosea Wolf. Gây ra. Đĩa bào tử mọc dưới biểu bì lá; bào tử hình cầu hoặc hình trứng, không màu, 2 tế bào, kích thước 18 - 25 x 5 - 6µm. Sợi nấm qua đông trong bẹ lá, cành khô và lá rụng, năm sau lây lan xâm nhiễm. Nấm bệnh bắt đầu xâm nhiễm vào lá dần dần lan đến lá non. Trong điều kiện thuận lợi chỉ 3 - 6 ngày là xuất hiện bệnh. Sau khi bệnh 8 - 32 ngày lá rụng. Nhiệt độ càng cao số lá rụng càng sớm. Quanh năm đều phát sinh bệnh, nặng nhất vào tháng 9 - 11.

Bệnh đốm đen hại cây hoa hồng

Bệnh đốm đen hại cây hoa hồng

1.3. Phương pháp phòng trừ bênh đốm đen trên cây hoa hồng

- Tăng cường quản lý, kịp thời tỉa cành, tránh để cây quá dài. Tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân nitơ hợp lí. Có thể thay đất trong chậu nếu cây phát triển quá chậm.

- Mùa đông nên cắt bỏ hết lá bệnh, cành bệnh và nhặt hết lá rụng dưới đất.

- Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, ta phải chú ý kết hợp các biện pháp: (1) Quét sạch lá bệnh; (2) Diệt nấm trong đất, dùng sunfhat đồng 1% hoặc thuốc tím 0,5% phun trên đất hoặc dùng mùn cưa, tro bếp phủ lên mặt đất dày 8mm; (3) Phun thuốc bảo vệ, nếu tỷ lệ cây bệnh dưới 10% bắt đầu phun thuốc Daconil 0,1% sẽ thu được hiệu quả.

2. Bệnh đốm xám

- Bệnh đốm xám thường phát sinh phát triển trên lá hoa hồng, tỷ lệ bệnh trên 10%.

2.1. Triệu chứng của bệnh đốm xám trên cây hoa hồng

- Sau khi lá bị bệnh hình thành các đốm tròn đường kính 2 - 6mm, ban đầu màu vàng sau thành màu nâu xám hoặc tắng xám, mép có viền nâu đỏ; khi nhiệt độ cao trên đốm bệnh có các chấm đen.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh đốm xám trên cây hoa hồng

- Bệnh đốm xám cây hoa hồng do nấm bào tử đuôi (Cercospora puderi Davis) thuộc lớp bào tử sợi gây ra. Bào tử mọc trên cuống bào tử. Cuống bào tử mọc trên chất đệm. Cuống bào tử mọc dày, màu nâu sẫm đến nâu nhạt, có nhiều vách ngăn, kích thước 15 - 60 x 3 - 4µm. Sợi nấm qua đông trong lá bệnh hoặc lá rụng, năm sau lây nhiễm lá mới. Bệnh bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10.

2.3. Phương pháp phòng trừ bệnh đốm xám trên cây hoa hồng

- Thu hái và đốt lá bệnh và lá rụng.

- Trong thời kỳ bệnh có thể phun thuốc Dacomil 0,2% hoặc Bavistin 0,2%.

3. Bệnh khô lá trên cây hoa hồng

- Bệnh khô lá thường xẩy ra ở các vườn ươm cây hoa hồng, làm cho lá khô và rụng.

3.1. Triệu chứng bệnh khô lá trên cây hoa hồng

- Bệnh thường sinh ra ở mép lá và ngọn lá sau lan rộng dần. Đốm bệnh màu vàng, trên đốm có các chấm đen nhỏ.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh khô lá trên cây hoa hồng

- Bệnh khô lá do nấm bào tử (Phyllostica sp.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu. Vỏ bào tử hình cầu màu nâu nhạt, đỉnh có miệng, ban đầu chui trong lá về sau lộ ra ngoài. Bào tử nhỏ hình cầu không màu. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6 - 10, nhiệt độ cao bệnh càng nặng.

3.3. Phương pháp phòng trừ bệnh khô lá trên cây hoa hồng:

- Tham khảo phần bệnh đốm xám cây hoa hồng.

4. Bệnh phấn trắng cây hoa hồng

- Bệnh phấn trắng cây hoa hồng phân bố trên lá, cành non, nụ hoa, tỷ lệ cây bệnh 50 - 70%, ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây.

4.1. Triệu chứng bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

- Bệnh xâm nhiễm vào lá non, hai mặt phủ đầy bột trắng, lá mất màu, bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, khô héo và rụng lá.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

- Bệnh phấn trắng do nấm phấn trắng (Oidium sp.) Thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Bào tử hình bầu dục, không màu khích thước 20 - 25 x 13 - 17µm. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông, cuối tháng 5 ngừng phát triển. Bệnh nặng nhất vào tháng 3 - 4. Nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm xâm nhập là 17 - 25oC, trong điều kiện khô hạn hoặc ẩm ướt đều có thể phát triển.

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

4.3. Phương pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

- Khi trồng cây cần chú ý chăm sóc quản lý, kịp thời tỉa cành, không nên để quá nhiều cành để cây thoáng gió, thấu quang, tốt nhất mỗi ngày để mặt trời chiếu nắng một vài giờ.

- Trong kỳ bị bệnh bón nhiều P, K bón ít N. Định kỳ phun thuốc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3Be.

5. Bệnh ghỉ sắt trên cây hoa hồng

- Bệnh gỉ sắt phân bố rộng rãi ở nước ta. Bệnh thường làm cho lá rụng sớm, ảnh hưởng đến sự ra hoa và cảnh quan.

5.1. Triệu chứng bệnh ghỉ sắt trên cây hoa hồng

- Bệnh gây hại trên cành non, lá, hoa, quả. Ban đầu trên lá xuất hiện các chấm vàng, xung quanh có viền mất màu. Trên đốm có nhiều bột vàng đó là đống bào tử ghỉ, đường kính 0,5 - 1,5mm. Cành non bị bệnh thường phồng lên.

5.2. Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng

- Bệnh ghỉ sắt cây hoa hoofngdo nấm có vách ngăn (Phragmidium rosae - miltiflorae Diet) thuộc lớp bào tử đông, bộn nấm gỉ sắt gây ra. Bào tử gỉ hình bầu dục hạt tròn, màu vàng nhạt, kích thước 22 - 27x 15 - 19µm. Đống bào hạ mọc rải rác, hình gần tròn hoặc hình trứng, màu vàng da cam, ngoài có gai nhỏ, kích thước 18 - 24 x 15 - 20µm. Bào tử đông hình bầu dục dài, màu nâu sẫm, có 5 - 8 vách ngăn, kích thước 64 - 100 x 24 - 28µm, đỉnh lồi lên. Bệnh qua đông trong chồi, cành bệnh bằng sợi nấm, hoặc bào tử đông. Mùa xuân năm sáu nẩy mầm thành bào tử đảm xâm nhập vào cây hình thành bào tử tính và bào tử xuân, bào tử xuân tái xâm nhiễm hình thành bào tử hạ. Bào tử đông nảy mầm ở nhiệt độ 6 - 25oC, bào tử hạ nảy mầm ở nhiệt độ 9 - 27oC. Mùa ấm áp, nhiều mưa bệnh thường rất nặng.

5.3. Phương pháp phòng trừ bệnh ghỉ sắt trên cây hoa hồng

- Kết hợp chăm sóc tỉa cành, bỏ bớt cành bệnh, lá bệnh và lá rụng mang nấm bệnh.

- Kỳ phát bệnh phun thuốc Sodium - p -aminobenzensulffonate hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3Be.

- Bón phân Ca, K, P, Mg hợp lý để tăng khả năng chống chịu bệnh.

6. Bệnh khô cành cây hoa hồng

- Bệnh khô cành cây hoa hồng thường gây hại cành non, có thể làm cây chết.

6.1.Triệu chứng bệnh khô cành cây hoa hồng

- Phần lớn nấm xâm nhập qua vết thương. Ban đầu có các đốm đen, giữa có bột trắng, xung quanh mép có viền đỏ, đốm bệnh lồi lên hoặc nứt ra. Bệnh lan rộng dần  xuống dưới rồi thành đốm lớn, trên đốm có các chấm đen. Đó là quả thể nấm.

6.2. Nguyên nhân gây bệnh khô cành cây hoa hồng

- Bệnh khô cành cây hoa hồng do nấm bào tử thuẫn (Coniothyriun fuckelli Sacc.) thuộc lớp bào tử nấm bào tử xoang gây ra. Vỏ bào tử vùi dưới biểu bì, hình cầu dẹt, đường kính 0,2 - 0,25mm; bào tử hình gần cầu, hình bầu dục ngắn hoặc hình trứng, màu vàng nhạt, kích thước 2,5 - 4 x 2,5 - 3µm. Cuống bào tử ngắn, không màu, kích thước 2,5 - 3 x 1,5 - 2µm. Vỏ bào tử hoặc sợi nấm qua đông trên cành bệnh, năm sau xâm nhiễm qua vết thương. Bệnh nặng nhất vào các tháng 6 - 9.

6.3. Phương pháp phòng trừ bệnh khô cành trên cây hoa hồng

- Định kì tỉa cành, nhất là cành gãy do gió bão, kịp thời bỏ đốt các cành bị bệnh. Sau lúc tỉa cành phun thuốc Daconnil 0,1% hoặc trộn Zineb 0,1% và Benlat 0,1% để bảo vệ cây.

7. Bệnh thối hoa trên cây hoa hồng

- Bệnh thối hoa hồng gây ra trên nụ hoa, tràng hoa, lá non, làm cho hoa khô và rụng.

Bênh thối hoa trên cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

7.1. Triệu chứng bệnh thối hoa trên cây hoa hồng

- Trên tràng hoa, nụ hoa và lá xuất hiện các đốm nâu rồi lan rộng ra làm cho hoa khô, trên đốm baanhj có bột xanh.

7.2. Nguyên nhân gây bệnh thối hoa trên cây hoa hồng

- Bệnh thôi hoa hồng gây ra do bào tử nấm chùm nho (Botritis cinerea Pers.) thuộc lớp bào tử sợi gây ra. Bột mốc xám là cuống và bào tử nấm. Mùa xuân khi trời mưa phùn bệnh càng nặng.

7.3. Phương pháp phòng trừ bệnh thối hoa trên cây hoa hồng

- Thu nhặt và hái hết xác cây bệnh, khống chế nhiệt độ và ẩm độ, tạo điều kiện thoáng gió đủ sáng cho cây

- Kỳ phát bệnh phun mỗi tuần 1 lần nước Bôcđô 1% hoặc Zineb 0,2%.

Nguồn: Phòng trừ sâu bệnh hại cây cảnh
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status