Phong cách và các trường phái cây cảnh
1. Phong cách và các trường phái
Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, vì điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau giữa hai miền Nam Bắc, nên các tài nguyên về thực vật, nước, đá và không những phong phú, mà còn có nhiều chủng loại và tập tính sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Trong quá trình phát triển lâu dài, nghệ thuật cây cảnh chịu ảnh hưởng của những phong tục tập quán cũng như quan niệm văn hóa của các vùng khác nhau, từ đó dần hình thành những phong cách và trường phái khác nhau trong nghệ thuật cây cảnh.
1.1 Cây cảnh của Tô phái
Cây cảnh Tô phái là trường phái cây cảnh lấy tên của Tô Châu tỉnh Giang Tô. Trường phái này bao gồm các địa phương như Tô Châu, Vô Tích, Thường Thục, Thường Châu..., trong đó Tô Châu là trung tâm. Tô Châu được xây dựng từ đời Ngô Việt thời Xuân Thu, là thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng Trung Quốc. Kiến trúc lâm viên cổ điển Tô Châu nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, “Ngô môn họa phái” thời Minh có ảnh hưởng rất lớn đến sự sáng tạo nghệ thuật cây cảnh Tô Châu. Chậu cát đỏ được sản xuất ở Nghi Hưng cách Tô Châu không xa đã tạo điều kiện cho việc chế tạo cây cảnh và chậu non bộ thường chú trọng đến phương pháp biểu hiện thi tình họa ý.
Cây lang du kiểu thân khô, tác giả là Chu Tử An người Tô Châu
Hình thức thường thấy của cây cảnh Tô phái là tạo hình quấn “lục đài tam thác nhất đỉnh” (sáu bục, ba đệm, một đỉnh), rất công phu, do quá gia công nên mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Mấy năm gần đây, cây cảnh Tô phái dần thoát khỏi cách tạo hình truyền thống, nay chủ yếu dùng thủ pháp cắt tỉa, còn quấn là phụ, thủ pháp này đặc sắc ở chỗ là rất thanh nhã và cổ điển.
Vật liệu cây cảnh Tô phái thường sử dụng là: cây lang du, phong tam giác, hoa mai, tử đằng, tước mai, thạch lựu, tùng bách... quá gia công nên mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Mấy năm gần đây, cây cảnh Tô phái dần thoát khỏi cách tạo hình truyền thống, nay chủ yếu dùng thủ pháp cắt tỉa, còn quấn là phụ, thủ pháp này đặc sắc ở chỗ là rất thanh nhã và cổ điển.
Vật liệu cây cảnh Tô phái thường sử dụng là: cây lang du, phong tam giác, hoa mai, tử đằng, tước mai, thạch lựu, tùng bách...
1.2 Cây cảnh Dương phái
Cây cảnh Dương phái là cây cảnh nghệ thuật lấy tên thành phố Dương Châu. Trường phái này bao gồm các địa phương Dương Châu, Thái Hưng, Diêm Thành, Cao Bưu, Thái Châu..., trong đó Dương Châu là trung tâm. Ngay từ thời xưa, Dương Châu đã có nền kinh tế phồn thịnh, văn hóa phát triển, trong lịch sử đã có rất nhiều thi nhân họa sĩ đến đây. Ví dụ như “Dương Châu họa phái” đời Thanh mà đại biểu là “Dương Châu bát quái” của Thạch Đào Hòa, đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật cây cảnh Dương Châu. Cây cảnh Dương Châu được hình thành khá sớm, tương truyền là bắt đầu từ đời Tùy Đường, đến thời Nguyên Minh thì sử dụng thủ pháp tạo hình bằng dây quấn, thủ pháp này rất thịnh hành vào thời nhà Thanh. Người ta bắt đầu tạo hình khi cây còn nhỏ dựa theo nguyên lý “chi vô thốn thức” (cành không có chỗ nào thẳng) của tranh Trung Quốc, dùng những sợi cọ quấn các cành cây thành các “đám mây” rất mỏng, chỗ dầy nhất một tấc có đến ba “đám”, cắt quấn cành lá và sắp xếp chúng thành những hàng song song với nhau, lá cây nằm ngang và hướng ngửa lên trên, trông giống như những đám mây, tạo thành tầng lớp trên dưới rõ rệt, ngay ngắn bằng phẳng, giàu tính kỹ xảo tinh tế của vẻ đẹp trang sức. Những loài cây thường thấy là tùng, mai, cây du, hoàng dương....
Cây Hoàng Dương kiếu đám mây. Đây là một trong những đặc sắc của cây cảnh Dương phái, thể hiện sự tinh xảo và mới lạ trong sàng tạo cây cảnh. Tác giả là Vạn Cận Đường người Dương Châu
Ngoài ra, còn có kiểu “du long” (rồng bơi), thế cây giống như con rồng đang bơi, thân chính của cây được uốn theo hình xoáy trôn ốc mà biến hóa khôn lường, mang lại cảm giác thẩm mỹ về vẻ đẹp của đường cong; còn có kiểu “đề căn” (rễ hất), gốc cây hàng năm được đưa lên trên, tạp thành thế rồng lượn hổ ngồi; còn có kiểu “ngập đáp” (các nốt sần), làm cho phần gốc chính tạo thành nốt chết hoặc quấn một vòng tròn thành nốt ... Đặc điểm của nghệ thuật cây cảnh Dương phái là chặt chẽ nhưng không kém phần biến hóa, thanh tú mà không mất vẻ hùng vĩ.
1.3 Cây cảnh Lĩnh Nam phái
Đây là trường phái cây cảnh lấy tên của vùng Lĩnh Nam Trung Quốc, phái này lấy Quảng Châu làm trung tâm, bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây. Lĩnh Nam là vùng á nhiệt đới, quanh năm khí hậu ôn hòa, lượng mưa dồi dào, chủng loại cây phong phú, sinh trưởng tốt tươi. Quảng Châu có lịch sử lâu đời, là cửa lớn phía nam Trung Quốc, kinh tế chính trị đều khá phát triển, vốn có tên là “hoa thành” (thành phố hoa). Cây cảnh Lĩnh Nam đã thịnh hành từ đời Thanh, đến thập kỷ 30 của thế kỷ 19, do ảnh hưởng của họa phái Lĩnh Nam, cây cảnh Lĩnh Nam đã hấp thu phương pháp uốn cành, sáng tạo ra kỹ thuật “giữ cành cắt thân”, tạo nên phong cách tự nhiên, cứng cáp, phóng khoáng độc đáo, mở ra một cảnh giới mới, sáng lập ra cây cảnh phái Lĩnh Nam ngày nay.
Trong tranh là tác phẩm của cây cảnh phái Lĩnh Nam, trong Hùng Hồn khỏe khoắn, thưa rậm hài hòa. Loại cây được trồng là Cửu Li Hương, theo kiểu thân đôi
Cách tạo hình cây cảnh Lĩnh Nam phái lấy tự nhiên làm chủ, dùng phương pháp cắt tỉa “giữ cành cắt thân”, hình thức không cần chậu nào cũng giống nhau. Phương pháp “giữ cành cắt thân”, nghĩa là khi cây đến một độ lớn nhất định, sẽ tiến hành cắt tỉa thân và cành, đồng thời giữ lại những nhánh cành có vị trí thích hợp, đợi những cành này lớn đến một độ nhất định, lại tiến hành cắt tỉa tiếp và tiếp tục giữ lại những cành thích hợp, sau vài năm cắt tỉa, các chỗ uốn của thân và cành trở nên cứng cáp, trông giống hình “sừng hươu”, “chân gà” trong tranh Trung Quốc. Hơn nữa rậm và thưa phải hài hòa, cành lớn cần thưa ra, không trùng lặp nhau, càng nhỏ thì phải rậm rạp, như vậy trông cây cảnh mới um tùm. Kiểu chủ yếu của cây cảnh Lĩnh Nam phái có: kiểu đại thụ, kiểu thẳng đứng, kiểu tự nhiên... Đặc điểm của nó là tự nhiên và rất phóng khoáng.
- Kiểu đại thụ: chủ yếu thể hiện những hình thái đại thụ của giới tự nhiên hoang dã, thân cây to, thẳng đứng, tán cây rậm rạp, cành cây thưa rậm hài hòa, khí thế hùng vĩ, giống như đại thụ đứng chọc trời, khiến người ta cảm thấy như đó là hình ảnh thu nhỏ của tự nhiên bao la.
- Kiểu tự nhiên: chủ yếu thể hiện hình thái muôn hình muôn vẻ của cây cối trong tự nhiên, trải nhiều sương gió, có cái thú vị của tự nhiên hoang dã. Hình thức không nhất thiết phải như nhau, mà lúc cương lúc nhu, hư thực hài hòa, phóng khoáng tự nhiên.
- Kiểu thẳng đứng: ở kiểu này, thân cây mảnh và cao, phần nhiều là kiểu thân đôi, cành ít và ngắn, so le nhau. Cả thân cây thẳng đứng, cành lá tốt tươi đều đặn, có thế vươn thẳng tới trời cao. Cành lá trông thưa mà không phân tán, tỷ lệ hợp lý, giản dị mà thanh tú, cao nhã và tràn đầy thi vị.
Loại cây mà cây cảnh thuộc trường phái Lĩnh Nam thường dùng là những loại cây có sức sống mãnh liệt, thích hợp với sự cắt tỉa như lang du, cửu lý hương, đa, trà Phúc Kiến, hoa tam giác, quất núi...
1.4 Cây cảnh Xuyên phái
Cây cảnh Xuyên phái là trường phái nghệ thuật cây cảnh lấy tên tỉnh Tứ Xuyên, bao gồm cây cảnh Xuyên Tây trong đó có các huyện Ôn Giang, Huyện Bìm, Sùng Khánh, Tân Đô mà Thành Đô là trung tâm và cây cảnh Xuyên Đông có Trùng Khánh là trung tâm.
Cây cảnh xuyên Tây coi trọng tả ý, tức những nét chấm phá truyền thần, còn cây cảnh Xuyên Đông thì coi trọng tả thực, mộc mạc mà hồn hậu; cả hai có tính chung lớn hơn tính riêng nên gọi chung là Xuyên phái. Thành Đô có lịch sử lâu đời, nước Thục thời Tam Quốc đã đóng đô tại đây, ở đây cũng còn giữ nhiều tác phẩm nổi tiếng của thi nhân và họa sĩ thuộc nhiều thời đại, điều này đã tạo điều kiện tốt đẹp cho sự phát triển và ảnh hưởng của cây cảnh Xuyên phái.
Trong tranh là tác phẩm của cây cảnh Xuyên Phái, coi trọng tả ý, Thanh khiết cao sang. Loại cây được trồng là Lục nguyệt tuyết, theo kiểu rễ trồi
Cây cảnh Xuyên phái thường ươm hạt dưới đất, đợi đến khi cây đã cơ bản có hình thù mới đưa vào chậu và tiến hành tạo hình. Phương pháp này có ưu điểm là được đất được khí, nên cây sinh trưởng nhanh hơn ươm hạt trong chậu, đặc bieetj là những phôi cây đào được nơi sơn dã thì hiệu quả càng lớn.
Cách tạo hình của nghệ thuật cây cảnh Xuyên phái chủ yếu là theo những quy tắc truyền thống, khi tạo hình thân cây thường coi trọng các góc độ, những chỗ uốn theo phương hướng, nhưng thay đổi cũng lớn, chú trọng đến hiệu quả về hình khối. Phương pháp chủ yếu là: uốn ngược, uốn đối diện, rồng cuốn cột, uốn rủ cành.
- Uốn ngược: trồng nghiêng cây một góc 300 - 400 vào chậu, sau đó uốn ngược thân cây lại, tạo thành khúc uốn thứ nhất, tiếp tục uốn ngang thân cây, tạo thành khúc uốn thứ hai, sau đó hướng thân cây lên trên tạo thành khúc uốn thứ ba, tiếp đó uốn thân cây ngược trở lại, tạo thành khúc uốn thứ tư, sau cùng tạo đỉnh theo khúc uốn, sao cho đỉnh và gốc nằm trên một đường thẳng. Đặc điểm của phương pháp tạo hình là có thể thưởng thức cây cảnh ở những góc độ khác nhau. Nhìn theo chính diện, có thể thấy khúc uốn thứ nhất và khúc uốn thứ hai, còn không thấy khúc uốn thứ ba đến khúc uốn thứ năm; nhìn hai bên, khúc uốn thứ nhất và thứ hai dần ẩn đi, khúc thứ ba đến thứ năm dần dần hiện ra.
Cây đa kiểu nhiều thân, tác giả là Hà Hoa Quốc người Truyền Châu Phúc Kiến. Cây đa thuộc loại cây xanh, cao to giản dị cành lá um tùm xanh tươi thân sinh ra nhiều rễ phụ rủ xuống
- Uốn đối diện: uốn thân cây nhiều lần theo một mặt phẳng, phần trên uốn to, còn phần dưới uốn nhỏ, cành nhánh hai bên đối xứng với nhau. Nhìn theo chính diện, có thể thấy hiện ra toàn bộ thân cây, còn hai bên thân cây là từ 5-7 “mâm” cành đối xứng với nhau theo hàng ngang.
- Phương pháp “rồng cuốn cột”: còn gọi là phương pháp rồng cuộn hoặc xoáy trôn ốc. Tức là dùng phương pháp “uốn, cuốn”, từ từ uốn thân cây từ gốc đến ngọn, uốn từ dưới lên trên, từ lớn đến nhỏ, thân cây được uốn thẳng từ dưới lên trên giống như hình rồng cuốn nên gọi là “rồng cuốn cột”.
Phương pháp rồng cuốn cột
- Phương pháp uốn rủ cành: thân cây được uốn thành một khúc uốn lớn, ở phần trên thuộc khúc uốn dùng phương pháp chiết cành rồi ghép vào cảnh rủ, ngọn của cành rủ xuống đáy chậu.
Cách tạo hình của nghệ thuật cây cảnh Xuyên phái ngoài những loại hình theo quy tắc ra, còn có loại hình tự nhiên, cố gắng đạt đến sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nghệ thuật, còn có loại phối hợp với đá núi, giàu chất hoang dã. Về xử lý bộ rễ, thì chú trọng rễ trồi, đan xen nhau, thể hiện đặc điểm uốn khúc nhiều tư thế, cứng cáp hùng vĩ.
Cây cảnh Xuyên phái ngoài những loại cây thường dùng như ngân hạnh, tùng la hán, uyển bách, còn sử dụng những loại cây vừa xem hoa vừa xem quả như sơn trà, quế hoa, hải đường, lục nguyệt tuyết, thạch lựu, kim thiền tử...
1.5 Cây cảnh Hải phái
Cây cảnh Hải phái là trường phái cây cảnh nghệ thuật Thượng Hải. Thượng Hải là thành phố lớn có nền kinh tế, văn hóa, giao thông phát triển, mấy chục năm gần đây, do cây cảnh Giang Tôm, An Huy, Tứ Xuyên, Quảng Đông... và bonsai Nhật Bản lần lượt truyền vào Thượng Hải, lại thêm ảnh hưởng của phong cách hội họa của họa phái Thượng Hải, từ đó cây cảnh Hải phái đã tự tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng biệt, nổi tiếng là rất tự nhiên, khỏe khoắn, tinh xảo, cương nhu hài hòa.
Cây thông đenkiểu thân đôi, tác giả là Uông Di Đỉnh ở vườn thực vật Thượng Hải. Cây cảnh chịu ảnh hưởng của phương pháp nghệ thuật của hội họa Trung Quốc, dưới hai thân cây "cao lớn chọc trời" một ông lão ngồi trên đá, dáng vẻ an nhàn. Cây cảnh giống như một bức "tùng phong cao sĩ đồ" ý cảnh cao xa, ý vị sâu xa.
Sự sáng tạo trong nghệ thuật cây cảnh Hải phái đã tiếp thu kỹ xảo của hội họa, cố gắng đạt đến chuẩn mực tự nhiên, không yêu cầu chậu nào cũng như chậu nào, không chịu sự bó buộc của bất kỳ thể thức nào, mà tôn sùng tự nhiên. Trong quá trình tạo chậu, tùy theo từng cây cảnh cụ thể mà tạo cho thích hợp, rồi dần dần gia công nghệ thuật, làm cho cây cảnh vừa có hình, vừa có thần, đạt đến hiệu quả “tuy do nhân tác, uyển nhược thiên công”, nghĩa là tuy là do người làm ra, nhưng còn khéo hơn cả tạo hóa.
Cách tạo hình của cây cảnh Hải phái chủ yếu là dùng dây kẽm các cỡ để uốn cành. Khi hình dáng đã cơ bản hoàn thành, sẽ tiến hành cắt tỉa từ từ các cành nhánh, để tạo hình dáng theo ý muốn. Dùng phương pháp tạo hình này, cành cây cong duỗi tự nhiên, có đường nét rõ ràng. Cành lá phân bố không cần theo quy cách, hình thái tự nhiên, mộc mạc giản dị, phóng khoáng tự nhiên.
Cây cảnh Hải phái có khá nhiều kiểu, thường thấy có kiểu thân thẳng, kiểu thân nghiêng, kiểu dốc đứng, kiểu tựa đá, kiểu thân khô, kiểu rừng cây...
Những loài cây thường được dùng để tạo cây cảnh cũng rất phong phú, hầu hết là dùng những gốc cây được con người ươm trồng từ nhỏ hoặc là những gốc cây hoang dã như thông, tước mai, chân bách, cây du, cây phong, thông la hán, thông kim tiền, nghênh xuân, lục nguyệt tuyết, kim tước, táo chua, tử đằng...
-
Đặc điểm các loại cây cảnh phổ biến tại Việt Nam
Giới thiệu một số cây cảnh (bonsai) phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm cơ bản về ngoại hình một số loại cây cảnh. Một số chú ý khi chăm sóc và tạo dáng cho từng loại cây cụ thể...
-
Kỹ thuật nhân giống cây cảnh, hoa cảnh từ hạt
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất...
-
Khái niệm về cây cảnh, bonsai - triết lý, tinh thần và phân loại cây cảnh, dáng thế
Các khái niệm chung về cây cảnh: cây dáng thế là gì? cây bonsai là gì? Giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cây cảnh nghệ thuật, phân loại cây cảnh, bonsai...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh nghệ thuật: Tưới nước và bón phân cho Bonsai
Xác định thời điểm tưới nước, tưới phân cho cây cảnh nghệ thuật, lựa chọn loại phân bón phù hợp cho cây bonsai, tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng cây trồng đối với cây cảnh...
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh
Chuẩn bị đất trồng đào cảnh, chọn mặt bằng, đào hố bón phân lót cho cây đào cảnh. Lựa chọn cây giống, tiêu chuẩn cây đào giống, hướng dẫn bón phân cắt tỉa tạo dáng cho cây đào...
-
Giới thiệu khái quát về cây cảnh
Nghệ thuật cây cảnh chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật trồng và tạo dáng cây cảnh, đồng thời là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nghệ thuật...