Một số bài thuốc từ hoa hướng dương
Hướng dương có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, xuất hiện cách đây khoảng 5000 năm. Vào thế kỷ XVI, các nhà thám hiểm mang hoa hướng dương sang Châu Âu, rồi từ đó nó được du hành theo con đường thương mại của các nhà buôn sang Nga, Ai Cập và Viễn Đông. Có trên 150 loài hoa hướng dương, có loài cao đến 4,5m, trong khi cũng có loài chỉ thấp khoảng 0,6 - 0,9m.
Đóa hoa to lớn có những cánh vàng bao quanh một đĩa tròn màu vàng sẫm, nâu hay tím này thuộc về một nhóm có tên khoa học là Helianthus, do hai chữ Hy Lạp ghép lại: “helios” nghĩa là mặt trời và “anthos” là hoa. Những bông hoa này luôn hướng về phía mặt trời.
Năm 1532. Francisco Pizarro đã thuật lại việc ông nhìn thấy những người Inca bản xứ ở Pêru tôn thờ bông hoa hướng dương như một biểu tượng của mặt trời. Các nữ thầy cúng Inca đeo những đĩa hoa hướng dương vàng trên trang phục của họ. (Inca là tộc người da đỏ tưng thống trị vùng Pêru cổ xưa cho đến khi người Tây Ban Nha sang xâm chiếm. Đế Quốc Inca đã từng có một nền văn minh phát triển cao).
Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời nên thường là biểu tượng của lòng chung thành, chung thủy sâu sắc, sự kiên định đó cũng biểu thị cho sức mạnh, uy quyền, sự ấm áp, nuôi dưỡng (tất cả những thuộc tính của mặt trời) và cả sự kiêu kỳ, vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài hay một tình yêu bất hạnh. Những cây hoa hướng dương thấp tượng trưng cho sự đam mê trong ngôn ngữ củ loài hoa. Hướng dương thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa vào tháng 5 - 7 , mùa quả vào tháng 8 - 10 .
Dịch chiết từ cụm hoa hướng dương gồm đế hoa, đài hoa và cánh hoa có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này có được là do nó làm giãn mạch ngoại vì từ từ và kéo dài, làm giảm sức cản thành mạch và giảm nhịp tim.
Theo đông y, hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, rễ và lõi thân có tác dụng lợi tiểu, chống ho; lá giúp tiêu viêm, giảm đau. Riêng cụm hoa giúp hạ huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, giảm đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú. Ngày dùng 30 - 90g, sắc uống.
Một số bài thuốc từ hoa hướng dương
1. Chữa khó sinh:
Những sản phụ khó sinh có thể dùng 1 đài hoa hướng dương sắc uống, quá trình sinh nở sẽ diễn ra nhanh hơn. Sau sinh nếu ra nhiều mồ hôi, lấy lõi cành hoa hướng dương lượng vừa đủ sắc uống.
2. Thống kinh:
+ Đài hoa hướng dương 30 - 60g, đường đỏ 30g, sắc uống.
+ Đài hoa hướng dương 15g, sơn tra 30g, sao đen, tán bột chia 2 lần uống trong ngày với nước đường đỏ, trước kỳ kinh nguyệt 2 ngày thì bắt đầu uống, mỗi kỳ kinh thì uống 2 thang, uống liên tục trong vài kỳ kinh.
3. Bế kinh:
Cành hướng dương 9g, móng lợn 150g, sắc uống.
4. Khí hư:
+ Rễ hướng dương 60g, rễ ké đầu ngựa 30g, cả hai vị đem sao với rượu rồi sắc uống.
+ Lõi cành hướng dương 30g, hồng táo 10 quả, thêm chút đường đỏ, sắc uống.
+ Lõi cành hướng dương sấy khô, sao đen, tán bột, uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lấn 3 - 4g với nước đường đỏ.
+ Đài hoa hướng dương sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 12g với rượu vang.
+ Hoa hướng dương 30g, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán bột, mỗi ngày uống 6gkhi bụng đói với rượu ấm.
5. Băng hyết, rong kinh:
Đài hoa hướng dương 1 cái, sao cháy, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu vang.
6. Phụ nữ sau sinh đau bụng:
Nhụy hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống.
7. Viêm loét âm đạo:
Hoa hướng dương khô 60g, sắc lấy nước ngâm rửa âm đạo hàng ngày.
Lưu ý:
+ Phụ nữa có thai không được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sảy thai.
+ Ngoài ra, hướng dương còn được dùng chữa các bệnh sau:
8. Sởi mọc chậm:
+ Hoa hướng dương lượng vừa đủ sắc kỹ, cho thêm chút rượu rồi chia uống vài lần trong ngày.
+ Dùng hoa hướng dương sắc lấy nước, để nguội bớt rồi dùng khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng, ngực cho đến khi ban sởi nỗi đều thì thôi.
9. Viêm da dị ứng:
Hoa hướng dương 9g, hoa mào gà đỏ 6g, đường đỏ 3g, sắc uống.
10. Sốt rét:
Cánh hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc hoặc hãm uống thay trà.
11. Mày đay:
Đài hoa hướng dương 15g, rau sam 6g, hoa mào gà đỏ 6g, lá tía tô 5g, sắc uống.
12. Nhọt vùng lưng:
Hoa hướng dương sao tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vung tông thương, kết hợp với nước sắc 60g hoa hướng dương có pha thêm chút rượu.
13. Viêm khớp:
Đài hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc cô đặc thành dạng cao, phết vào giấy bản rồi dán lên vết thương.
14. Ngứa da không roc nguyên nhân:
Vỏ hạt hướng dương và cuống quả ớt lượng vừa đủ, sắc lấy nước dùng để lau rửa.
15. Xuất huyết do chấn thương:
Dùng lõi cành hoa hướng dương rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
16. Bỏng lửa:
+ Hoa và lá hướng dương sấy khô tán bột, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng bị tổn thương.
+ Hoa hướng dương lượng vừa đủ ngâm vào dầu thực vật sau 2 tuần dùng dầu này bôi lên vết thương.
+ Hoa hướng dương, bột đại hoàng lượng bằng nhau và vừa đủ, đem ngâm với 240g dầu vừng, sau khoảng 2 tuần có thể lấy dầu này bôi lên vị trí bị tổn thương.
17. Đau răng:
Hoa hướng dương lượng vừa đủ sấy khô, thái sợi, cuốn điếu hút như hút thuốc lá hoặc đài hoa hướng dương 1 cái, rễ kỷ tử lượng vừa đủ, sắc uống.
18. Loét miệng:
Lõi cành hương dương sao cháy thành than, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bệnh.
-
Một số mẹo chữa bệnh bằng cây thuốc quanh nhà (hoa cúc)
Giới thiệu về 1 số loại hoa cúc làm thuốc chữa bệnh, Công dụng của 1 số loại hoa cúc dùng làm thuốc, Giới thiệu một số bài thuốc từ hoa cúc,....
-
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng hoa nhài
Tìm hiểu một số bài thuốc từ hoa nhài n ứng dụng trong y học: chữa chứng tiểu tiện ra máu, ho ra máu, chữa tiêu chảy, chữa mất ngủ, chữa sưng đau do chấn thương,...
-
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng quả bưởi
Giới thiệu một số bài thuốc dân gian sử dụng bộ phận cây bưởi (lá bưởi, cùi bưởi, hoa bưởi,...) để chữa một số bệnh như: viêm khớp, đau bụng, ho hen người già, ăn uống không tiêu,...
-
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng hoa gạo
Giới thiệu một số bài thuốc từ hoa gạo có thể chữa: mụn nhọt sưng tấy, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, chữa khạc hoặc nôn ra máu, trĩ xuất huyết, viêm loét dạ dày, sốt cao,...
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe