Mọt đục cành

Cây trồng bị hại: Cây cà phê , Cây bơ
Xem chủ đề liên quan: Mọt đục cành, Xyleborus morstatti
Tên khoa học: Xyleborus morstatti

Đặc điểm hình thái mọt đục cành Xyleborus morstatti

- Trứng: Màu trắng, kích thước rộng 0,3mm và dài 0, 5mm

- Ấu trùng: Sâu non đẫy sức dài khoảng 2mm màu trắng kem, đầu màu nâu nhạt, không có chân.

- Nhộng: Màu trắng kem, dài gân như con trưởng thành.

Mọt hại cây bơ

Mọt trưởng thành

- Trưởng thành: Cơ thể có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Con cái màu nâu sẫm đến đen hoàn toàn, dài 1,4-1,9 mm. Con đực nhỏ không có cánh dài 0,8 - 1,1mm.

Điều kiện phát sinh của mọt đục cành Xyleborus morstatti

Mọt thường xuất hiện trong những tháng mùa khô, tấn công cả ở các vườn bơ và vườn cà phê kiến thiết cơ bản và vườn kinh doanh, đặc biệt trên các cành tơ, cành non làm chết khô cành.

Mọt đục trên thân

 

Mọt đục trên thân

Mọt đục cành hại cà phê

Khả năng gây hại của mọt đục cành cà phê

- Mọt (thành trùng) đục vào mặt dưới của cành bằng một lổ nhỏ (1mm), xâm nhập vào giữa, đào thành một hầm ngầm, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 30-50 trứng vào đó. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm.

- Vòng đời của mọt đục cành từ 30-35 ngày. Chúng phát triển mạnh trong mùa khô, vào các tháng 3-6, chủ yếu gây hại trên cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản, trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh.

(A) Mọt đục vào cành cây; (B) Mọt đục và thải phân ra ngoài; (C) Mọt đục và làm rỗng cành cà phê.

(A) Mọt đục vào cành cây; (B) Mọt đục và thải phân ra ngoài; (C) Mọt đục và làm rỗng cành cà phê.

- Cành bị hại, rỗng ruột, lá có màu nâu sẫm, héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây.

Biện pháp quản lý và phòng trừ mọt đục cành cà phê

- Trồng cây che bóng mát.

-  Nên cắt bỏ đồng loạt trong vườn phần bị mọt hại và đốt tiêu hủy.

-  Phun một trong các hoạt chất sau để diệt thành trùng: Lamda-cyhalothrin, Cypermethrin, Profenofos…

- Có thể dùng các loại thuốc gốc: Abamectin (Tungatin 3.6EC); Abamectin 50g/l + Matrine 5g/ l(Amara 5EC),Emamectin benzoate (Tungmectin 1.9EC), Diazinon (Diaphos 50EC), Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC)

Mọt đục cành hại cây bơ

Khả năng gây hại của mọt đục cành hại bơ

Con cái đục vào cành bằng một lỗ nhỏ (1mm) ở mặt dưới của cành, xâm nhập vào giữa cành, đào một hầm ngầm và đẻ trứng ở đó. Mỗi ổ khoảng 30 - 50 trứng. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm.

Lỗ của mọt đục cây bơ

Lỗ đục của mọt

Cành bị hại có biểu hiện khá rõ rệt, lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.

Mọt hại cành non và mặt cắt cành bị mọt

Mọt hại cành non và mặt cắt cành bị mọt

Biện pháp quản lý và phòng trừ mọt đục cành hại cây bơ

- Các loại thuốc hoá học để phòng trừ mọt đục cành đều không có hiệu quả cao. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là phát hiện kịp thời các cành bị mọt đục để gom và đốt ngay để ngăn chặn sự lây lan.

- Mọt trưởng thành sau khi vũ hóa chỉ vài giờ đã đục vào trong cành Bơ và khi đã chui vào trong rồi thì việc phun thuốc sẽ kém hiệu quả, vì vậy khi cần phòng trừ mọt đục cành bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Nên kết hợp dầu khoáng dạng thương phẩm có tên SK EnSpray 99EC) với thuốc trừ sâu để phun theo liều lượng cụ thể như sau (tính cho 1 bình xịt 8 lít):

+ 20 ml dầu khoáng SK99 + 25 ml thuốc Sago Super 20EC hoặc + 20 ml dầu khoáng SK99 + 15 ml thuốc Sherzol 205EC hoặc

+ 20 ml dầu khoáng SK99 + 05 ml thuốc SecSaigon 50EC.

- Phải phun phòng vào đầu mùa mưa khi bọ trưởng thành mới phát sinh, khi phun chú ý phun kỹ vào cành và thân cây chứ không chỉ phun phớt trên lá.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status