Lịch sử nghiên cứu, địa lý phân bố của bệnh thán thư
Loài nấm Collectotrichum lần đầu được nghiên cứu bởi Corda (1837) lúc đó có tên là Collectothrichum, sau đó cũng chính tác giả đổi tên gọi thành Collectotrichum. Năm 1903 Schrenk và Spaulding đã phát hiện ra giai đoạn hữu tính của nấm này là loài nấm Glomerella bao gồm 5 loài, trong đó có loài Glomerella cingulata (Stonem).
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho rằng loại nấm Glomerella có tới 80 loài, trong đó có 20 loài có giai đoạn vô tính là các loài nấm Collectotrichum. Có những đặc điểm rất khác nhau về phạm vi ký chủ, đặc điểm hình thái và đặc tính gây bệnh.
Isaac (1992) cho rằng bệnh thán thư có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa ‘coal’, cách gọi tên này cho ta thấy đặc điểm của bệnh là rất thối, vết bệnh lõm xuống, chứa các khối bào. Nhìn chung bệnh thán thư do các loài nấm Collectotrichum.gây nên thuộc Giới: nấm, Ngành: Ascomycota, Lớp: Deuteromycetes, Bộ: melanconiales, Họ melanconiaceae. Bệnh thán thư ớt được Halsted (1890) báo cáo đầu tiên tại New Jersey, USA năm 1980.
Bệnh rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Châu Phi, Philipin, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Haoai, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc và Nam Mỹ, Ăng-ti,…Trong nước ta bệnh gây hại trên hầu hết các vùng trồng ớt: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…
Bệnh thán thư hại là một trong số những bệnh gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Tỷ lệ bệnh ở những ruộng nhiễm nặng có thể lên đến 70%. Bệnh làm giảm năng suất từ 10 - 80%. Làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. Đặc biệt bệnh thán thư hại cả trong thời kỳ bảo quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống. Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh lõm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm. Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh nầm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ gây thiệt hại không nhỏ cho người sản suất.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao