Cháy lá tiêu, thán thư, khô vằn, đen lá
Đặc điểm nhận dạng bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá):
* Bệnh thán thư:
Bệnh gây hại ở bầu ươm, cây con, cây đang cho thu hoạch.
Trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng. Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, sau lan rộng vào trong phiến lá. Lá bị bệnh nặng biến vàng. Bệnh cũng lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành. Trên bông bệnh làm hạt mới tượng bị khô đen, lép.
Bệnh thán thư hại tiêu
* Bệnh khô vằn:
Bệnh phát triển từ mặt đất nên hại chủ yếu phần tán lá dưới gốc. Vết bệnh thường từ mép lá lan vào, vết bệnh loang lỗ to nhỏ không đều, xung quanh viền nâu thẫm. Khi già vết bệnh chuyển màu trắng xám, phồng rộp, có những hạch nấm nhỏ li ti màu trắng trên bề mặt, sau chuyển màu nâu đỏ. Trời ẩm ướt thấy trên vết bệnh có lớp tơ trắng.
Bệnh nặng làm lá bị thối đen , hơi nhũn, cây sinh trưởng kém.
* Bệnh đen lá:
Trên lá vết bệnh xuất hiện ở giữa lá hoặc ở chóp lá những đốm vàng, nhỏ, sau lớn dần biến màu đen.
Bệnh hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn trở xuống làm tán tiêu trơ trụi.
* Phân biệt bệnh thán thư, khô vằn và bệnh đen lá tiêu:
Bệnh đen lá khi vết bệnh già màu hơi bạc không có quầng đen viền quanh như bệnh thán thư, bệnh khô vằn hại củ yếu tán lá dưới gốc và vết bệnh có những hạch nấm nhỏ li ti màu trắng còn bệnh thán thư và bệnh đen lá không có.
Bệnh đen lá (trái), vết bệnh do nấm Rhizoctonia solani và bệnh thán thư (phải)
Tác hại chung của bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá):
- Lá bị cháy đen
- Lá bị rụng
- Hoa, quả tiêu cũng bị thối đen và rụng
Tác nhân gây hại: Bệnh này do một số loại nấm gây hại:
+ Bệnh thán thư hại hồ tiêu: Colletotrichum gloeosporioides
+ Bệnh khô vằn hại hồ tiêu: Rhizoctonia solani.
+ Bệnh đen lá tiêu: Lasiodiplodia theobromae
Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử trên tàn dư cây bệnh. Bệnh cháy lá tiêu phổ biến ở các vườn tiêu, phát sinh nhiều vào mùa mưa, ẩm độ vườn tiêu cao, trời nóng, bộ rễ bị úng nước.
Biện pháp phòng bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá):
- Vệ sinh sạch sẽ vườn tiêu.
- Rong tỉa cách cành lươn, cành sát đất, giúp cho gốc tiêu thông thoáng.
- Chăm sóc cây tiêu sinh trưởng tốt
- Nếu tiêu bị bệnh: cắt bỏ các lá và nhánh bị bệnh nặng, tập trung tiêu hủy.
- Không dùng vòi nước có áp lực mạnh tưới thẳng vào cây và gốc tiêu, bồn tiêu.
- Phun phòng Bốc đô 1% vào đầu mùa mưa, phun 2-3 lần trong mùa mưa, phun cách nhau 25-30 ngày. 3.5.
Biện pháp trừ bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá):
- Phun Bốc đô 1% khi tiêu bị cháy lá.
- Phun thuốc có tác dụng tương tự như Bốc đô như:
+ Champion 77WP. gGG+ Fuguran-OH 50WP.
+ Cocide 61.4DF.
+ COC 85WP.
- Phun các loại thuốc khác như có chứa hoạt chất:
+ Carbendazim
+ Carben 50SC.
+ Derosal 50SC.
+ Derosal 60WP.
+ Vicarben 50BTN.
+ Ticarben 50WP. Benomyl
+ Ben 50WP
+ Benlate 50WP
+ Viben 50BTN.
- Thuốc có hỗn hợp với Đồng như:
+ Benlat-C 50WP.
+ Viben-C 50BTN.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng