Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trôm (P2)
1. Những kỹ thuật trong chăm sóc cây Trôm
Rừng Trôm sau khi trồng cho tới khi khép tán cần được chăm sóc để tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng gồm phát quang thực bì, xới cỏ, vun gốc, bón phân. Số lần chăm sóc tủy thuộc vào loài cây, điều kiện khí hậu, đất đai, nhưng thông thường chăm sóc ba năm đầu và mỗi năm 2 lần. Dụng cụ chăm sóc rừng gồm dao phát, và cuốc bàn.
1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Hình 1. Cuốc bàn Hình 2. Dao phát
Hình 3: Phân NPK
1.2. Kiểm tra cây sau khi trồng và trồng dặm
Sau khi trồng từ 10 - 20 ngày tiến hành kiểm tra và trồng dặm những cây chết bằng cây con cùng tuổi để đảm bảo mật độ cho rừng trồng.
1.3. Cách chăm sóc rừng Trôm
1.3.1. Chăm sóc trôm ở năm thứ 1
Rừng trồng phải được chăm sóc cẩn thận, tiến hành chăm sóc 2 - 3 lần. Nội ung chăm sóc là:
- Dãy cỏ xung quanh gốc cây với bán kính là 0,5m;
- Xới đất sâu 5 cm và vun gốc cao 10 cm;
- Trồng dặm và sửa cây đổ ngã;
- Bón bổ sung 0,05 - 0,1 kg/gốc phân Better NPK 16 - 12 - 8 - 11+TE;
- Phủ cỏ xung quanh gốc để giữ ẩm vào cuối mùa mưa.
Hình 4: Cây Trôm 1 tuổi sau chăm sóc
1.3.2. Chăm sóc trôm ở năm thứ 2
Hình 5: Rừng Trôm 2 tuổi
Tiến hành 2 đợt: đầu vụ mưa và cuối vụ mưa
- Đợt 1: Vào đầu mùa mưa, khi đất đủ độ ẩm. Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Trồng dặm các cây đã chết. Dặm cây có cùng độ tuổi;
- Bón phân với lượng 0,1 kg Better NPK 16 - 12 - 8 - 11+TE/gốc.
- Đợt 2: Vào lúc cuối mùa mưa. Tiến hành:
- Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây;
- Bón phân với lượng 0,1 kg Better NPK 16 - 12 - 8 - 11+TER/ gốc;
- Tiến hành xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho cây.
1.3.3. Chăm sóc trôm ở năm thứ 3
Hình 6: Rừng Trôm 3 tuổi
Tiến hành 2 đợt: đầu vụ mưa và cuối vụ mưa
- Đợt 1: Vào đầu mùa mưa, khi đất đủ độ ẩm. Tiến hành:
- Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây;
- Trồng dặm các cây đã chết. Dặm cây có cùng độ tuổi;
- Bón phân với lượng 0,2 kg Better NPK 16 - 12 - 8 - 11+TE/gốc.
- Đợt 2: Vào lúc cuối mùa mưa.
Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Bón phân với lượng 0,2 kg Better NPK 16 - 12 - 8 - 11+TER/ gốc; + Tiến hành xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho cây.
* Chú ý làm đường băng chống cháy vào cuối mùa mưa.
2. Cách bảo vệ rừng Trôm
2.1. Phòng và chữa tình trạng cháy rừng
Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người.
2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng
2.1.1.1. Làm chòi canh phát hiện cháy rừng
Tác dụng ngăn chặn mọi người vào rừng trong những ngày tháng cao điểm của cháy rừng, phát hiện được sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý.
Vị trí: cao, tầm nhìn xa cao hơn cây rừng tối thiểu, khoảng 15 - 20m, tốt nhất đặt trên đỉnh đồi (chòi làm cần chắc chắn, lên xuống sử dụng thuận tiện).
2.1.1.2. Xây dựng đường băng
- Đường băng trắng
Là những dải đất trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngay cản lửa cháy.
- Đường băng xanh
Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt ngăn, chia rừng thành các lô, nhằm hạn chế cháy lớn.
- Tác dụng: Ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán những khu rừng dễ cháy, đồng thời cũng là chỗ dựa để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển cây giống, phân bón…., làm đường tuần ta bảo vệ rừng, phát hiện cháy rừng.
* Khi xây dựng đường băng cản lửa cần chú ý:
- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc ưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
- Đối với địa hình dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông.
2.1.1.3. Đào kênh ngăn cản cháy rừng
Là hệ thống kênh (mương) kết hợp làm đường vận chuyển, nuôi cá và trồng các loài cây khó cháy như chuối, dừa ở 2 bên.
Hệ thống này có tác dụng ngăn cản hiện tượng cháy ngầm của lớp thảm mục và than bùn vào mùa khô.
2.1.1.4. Vệ sinh rừng và làm giảm vật liệu cháy
Vật liệu cháy trong rừng là lớp lá rụng, cành cây khô mục, cây chết do già cỗi, sâu bệnh, o gió bão làm đổ….
- Rừng dễ cháy, vật liệu cháy ày, trước mùa khô hanh dễ cháy rừng cần chặt những cây chết do già cỗi, sâu bệnh, gió bão làm đổ ra khỏi rừng. Thu gom lớp lá rụng, cành khô mục đưa ra khỏi rừng hoặc tập trung thành đống nhỏ đem đốt có sự kiểm soát ngọn lửa của con người.
- Rừng dễ cháy chiều cao bình quân của cây rừng lớn hơn 8m, rừng thưa lớp vật liệu cháy trên mặt đất rừng mỏng và chưa thật khô có thể chia lớp vật liệu cháy thành các dải để đốt làm giảm vật liệu cháy. Cần lợi dụng địa hình, địa vật làm
đường băng trắng bao quanh khu vực đốt vật liệu cháy ngăn chặn ngọn lửa cháy lan. Trong dải bố trí hai người đốt từ giữa đốt ra. Khi lửa cháy được đến 2/3 dải trước thì đốt dải tiếp theo. Cách làm đó được gọi là biện pháp đốt trước có điều kiện.
-
Thực hiện biện pháp này cần chú ý:
- Cần có ít nhất 10 người tham gia, cử một người phụ trách chung.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy: Cuốc, cào, dao phát, bình chữ cháy, đòn ập lửa …
- Chuẩn bị được đầy đủ bảo hộ lao động, phương tiện, thuốc, bông băng….. để sơ cấp cứu.
- Đốt vật liệu cháy vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không đốt vào buổi trưa.
- Luôn theo dõi diễn biến đám cháy
2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng
Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Dập tắt lửa phải kịp thời triệt để.
- Hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy.
Kỹ thuật chữa cháy rừng được chia làm hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp.
2.1.2.1. Biện pháp chữa cháy trực tiếp
Biện pháp này thường được áp dụng cho những đám cháy nhỏ ưới 1ha và chủ yếu đối với đám cháy ưới mặt đất.
* Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ
- Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8 - 10 người dùng cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy.
Có thể làm băng ngăn lửa trước ngọn lửa với chiều rộng băng khoảng 3 m. Trên băng bố trí người nọ cách người kia khoảng 3 m, dùng cào, cuốc kéo vật liệu ra hoặc đẩy vào đám cháy.
- Khi gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình sẽ bố trớ ở hai bên đám cháy. Một lực lượng dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên gần sau
đám cháy, lực lượng còn lại tập trung làm băng như ở trên.
Cả hai cách này chỉ áp dụng cho những đám cháy mới bắt đầu và diện tích
nhỏ.
* Dập lửa bằng nước:
Nếu nước được phun với áp lực mạnh sẽ thấm sâu vào vật liệu cháy, tách thành các phần nhỏ và tách ngọn lửa khỏi vật liệu cháy.
Để làm tăng tác ụng dập lửa người ta hòa vào nước các chất hoạt tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15 - 20% ...
Các chất đó có tác ụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt.
Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô.
- Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới
- Dập lửa bằng cát: Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6 - 8 cm, rộng 40 - 60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa.
- Dập lửa bằng chất hóa học:
Các chất hóa học khi gặp lửa sẽ tạo một lượng khí nặng không cháy, ngăn oxy tiếp xúc với chỗ cháy, các chất này có tác dụng kìm hãm và tách ngọn lửa. Những chất hóa học thường dùng là: Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt độ nên chỉ cần một lớp mỏng từ 7 - 10 cm là có khả năng ập lửa tắt.
2.1.2.2. Biện pháp gián tiếp
Biện pháp chữa cháy gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, nó thường áp dụng cho đám cháy lớn, có phạm vi rộng S>1ha, diện tích còn lại của rừng rất lớn. (Làm băng cản lửa).
-
Các tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng cây trôm
Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật, trồng được Trôm đảm bảo đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trôm (P1)
Nắm được thời vụ trồng trôm, khoảng cách trồng thích hợp và các kỹ thuật cơ bản trong trồng cây trôm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô