Các tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng cây trôm

Cây trồng liên quan: Cây Trôm

1.  Chuẩn bị dụng cụ, vật tư để trồng trôm

1.1. Dụng cụ để trồng trôm

- Dao phát, ao tay, búa, cưa cung, cưa đơn, cưa phát quang.

- Các dụng cụ này được mài ũa và bảo ưỡng trước khi sử dụng

Cưa đơn, giao phắn         Hình 1. Cưa đơn                                         Hình 2 : Dao phát (dao quắm)

Cưa cung, máy phát quang

Hình 3: Cưa cung                                                     Hình 4: Máy Phát quang

1.2. Bảo hộ lao động

  • Quần áo, mũ, găng tay, giầy.

1.3. Chọn đất trồng rừng

- Đất trồng rừng Trôm phải có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất ày hơn 40cm, tỉ lệ đá lẫn thấp hơn 40%. Không trồng Trôm nơi kém thoát nước, úng ngập.

2. Phát dọn thực bì để trồng trôm

Đối với trồng rừng Trôm thường áp dụng phương pháp phát dọn thực bì toàn diện.

2.1. Điều kiện áp dụng

  • Nơi độ dốc thấp < 150 không có mưa lớn kéo dài.
  • Nơi trồng nhiều cây ưa sáng, nơi thực hiện NLKH.
  • Nơi cần cải tạo trồng rừng lại trên toàn bộ diện tích.

2.2. Quy trình kỹ thuật

Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức.

Bước 1: Phát luỗng thảm tươi, ây leo cây bụi, chặt cây nhỏ trước chặt cây lớn sau, phát thấp gốc < 10cm. Băm nhỏ cành nhánh thành đoạn dài 1 m, rải đều trên toàn diện tích.

Bước 2: Khai thác tận dụng gỗ, củi, chặt những cây có đường kính từ 6cm trở lên, tuỳ theo yêu cầu sở dụng mà phân loại, cắt khúc (Theo quy trình khai thác gỗ).

Bước 3: Làm đường băng cản lửa rộng 10 ->12m.

Phát thực bì

Hình 5: Phát thực bì

2.3. Dọn thực bì

2.3.1 Dọn thực bì bằng cách đốt

Sau khi phát từ 15 ->20 ngày, cành nhánh bắt đầu khô, tiến hành đốt toàn diện, có thể chia lớp vật liệu cháy thành các dải để đốt. Cần lợi dụng địa hình, địa vật làm đường băng trắng bao quanh khu vực đốt. Trong dải bố trí 2 người đốt từ giữa đốt ra, châm lửa cuối hướng gió. Khi lửa cháy được đến 2/3 dải trước thì đốt dải tiếp theo.

Dọn thực bì bằng cách đốt

Hình 6: Dọn thực bì bằng cách đốt

2.3.2 Dọn thực bì bằng cách để mục (Băng)

Áp dụng ở những nơi dễ gây cháy rừng hoặc nơi có độ dốc lớn. Thực bì sau khi phát để khô rụng hết lá, dọn thành băng, theo đường đồng mức, sao cho không ảnh hưởng đến việc làm đất trên băng trồng cây sau này.

Ví dụ: Nếu cự ly cây là 3m thì bề rộng xếp băng thực bì từ 1 -> 1,5m.

3. Làm đất trồng rừng Trôm

3.1. Mục đích yêu cầu

Mục đích: làm đất nhằm cải thiện điều kiện lập địa, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

Yêu cầu: Làm đất ngay sau khi xử lý thực bì, cày cuốc tạo độ tơi xốp cho lớp đất, làm tăng sức thấm và sức chưa nước cho đất, Thông qua việc làm đất góp phần thay đổi độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, kết cấu của đất, lượng mùn, độ đá lẫn. Điều quan trọng hơn là tạo điều kiện cho bộ rễ của cây rừng phát triển tốt, để có khả năng chịu hạn, chịu đựng gió bão, rừng sớm khép tán và sớm hình thành một quần thể rừng.

3.2. Chuẩn bị để làm đất trồng trôm

3.2.1. Dụng cụ

Chuẩn bị tốt và đầy đủ các loại dụng cụ như: Cuốc bàn to (cuốc đất mềm), Cuốc chim (cuốc đất cứng) sảo, quang gánh (để gánh phân bón lót).

Cuốc bàn to, cuốc chim

Hình 7: Cuốc bàn to                                     Hình 8: Cuốc chim (cuốc đất cứng)  

3.2.2. Vật tư nguyên liệu

- Phân chuồng hoai mục, phân NPK

Phân NPK

Hình 9: Phân NPK

3.3. Kỹ thuật làm đất cục bộ

3.3.1. Làm đất theo băng

- Có thể cày lật đất, cày ngầm tạo băng bậc thang.

- Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức áp dụng với những nơi tầng kết cứng độ dốc ưới 150, băng cày rộng 150 cm, sâu 20 -> 30 cm.

- Làm đất tạo băng bằng thủ công, cuốc hạ băng rộng 120 cm, mặt băng được hạ bằng, dốc vào mái taluy, nghiêng về phía trong đồi và chạy theo đường đồng mức.

- Cuốc hố có kích thước, cự ly, mật độ theo thiết kế.

3.3.2. Làm đất theo hố

- Là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

- Điều kiện áp dụng:

- Nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn >300

- Nơi xa xôi, hẻo lánh.

- Hố được bố trí theo hàng chạy theo đường đồng mức, giữa các hố bố trí so le theo hình nanh sấu.

- Trong thực tế sản xuất hiện nay có thể bố trí hố theo đường dọc từ đỉnh núi xuống.

- Kích thước hố phụ thuộc vào tính chất đất, đặc điểm loài cây trồng và mức độ đầu tư. Thông thường kích thước hố trồng quảng canh: 30 x30 x30 cm; thâm canh: 40 x 40 x 40 cm.

- Cự ly hố, cự ly hàng mật độ theo đúng thiết kế.

- Kích thước hố và mật độ trồng Trôm theo đúng thiết kế.

- Quy trình kỹ thuật cuốc hố:

Bước 1: Dùng cuốc đưa lớp đất mặt (tầng A) sang bên cạnh hố, cuốc tiếp lớp đất tầng B xuống phía chân đồi tạo gờ giữ nước, sau đó sửa hố theo đúng kích thước đã thiết kế.

Yêu cầu cuốc hố đúng kích thước 40x40x40 cm.

Kích thước hố tiêu chuẩn

Hình 10: Kích thước hố tiêu chuẩn

Kích thước và khoảng cách đào hố

Hình 11: Kích thước và khoảng cách đào hố

Bước 2: Bón Phân

  • Những nơi có điều kiện nên bón lót khoảng 1-5kg phân chuồng hoai và 0,05 - 0,1kg phân NPK 16.16.8 cho mỗi hố và trộn đều với lớp đất mặt trước khi trồng.

Bước 3: Lấp hố:

Cuốc hố xong lấp hố ngay hoặc sau 2-> 4 tuần thì lấp hố. Dùng cuốc đập nhỏ lớp đất màu đưa xuống hố trước. Trộn phân với đất trong quá trình lấp hố, sau

đó vạc cỏ quanh miệng hố, cuốc đất bổ sung, lấp đất cho đầy hố hoặc cao hơn mặt hố 10 -> 15 cm. Đường kính hố 80 -> 100 cm có dạng hình mâm xôi, bằng hoặc lòng chảo, tuỳ loài cây trồng, mùa trồng của từng vùng khác nhau.

Nơi đất trũng làm rãnh thoát nước.

1. Lấp đất màu

lấp hố

Hình 12: Lấp hố

                 1. Lấp đất màu                                           2. Vạc cỏ lấp đất                                              3. Hố lấp hoàn chỉnh

* An toàn lao động khi chuẩn bị đất trồng rừng

Để đảm bảo an toàn và đạt năng suất cao cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:

- Xem xét khu vực cần xử lý thực bì và làm đất, nhu cầu kỹ thuật để sử dụng công cụ cho thích hợp (Đất thuộc nhóm 1 -> 3: dùng cuốc bàn, đất nhóm 4: dùng cuốc chim).

- Kiểm tra dụng cụ phương tiện trước khi sử dụng (Độ chặt, độ bền chắc).

- Ở nơi đất dốc, thực bì dày có nhiều đá, sỏi cần bố trí lao động thích hợp tránh làm đá lăn gây tai nạn cho người ưới dốc.

- Khi cuốc, lấp hố trên sườn dốc cao cần đứng ở tư thế vững chắc, thoải mái, không để đá lăn gây tai nạn cho người ở ưới dốc.

Nguồn: Giáo trình Mô Đun trồng cây Trôm (Bộ NN&PTNT)
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status