Cây Trôm

Sâu bệnh hại Cây Trôm
Cẩm nang cây trôm: Thông tin chung, cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây, đặc tính chữa bệnh và giá trị dinh dưỡng cây mang lại...
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Sterculia foetida

- Tên phổ thông: Cây Trôm

- Tên khác: Trôm quạt, Trôm hôi, Trôm hôi, Cây quả mõ, Chim chim rừng, Mạy Trôm, Cây cốc (vì quả có dạng như hình mỏ cốc, Cây gạo (miền trung)

- Tên khoa học: Sterculia foetida L

- Tên thương phẩm: Poon tree, Wil almon , Bottle tree, Java olive (Anh).

- Họ thực vật: Trôm (Sterculiacease)

- Chi: Sterculia

- Bộ: Malvales

- Giới: Plantae

- Nguồn gốc xuất xứ: Loài này có nguồn gốc từ tự nhiên ở vùng nhiệt đới trên thế giới.

1. Đặc điểm thực vật học của cây Trôm

1.1. Hình thái cây trôm

Cây gỗ trung bình đến lớn, cây rụng lá hàng năm. Thân hình trụ, gốc có múi, cao 15 - 30m, đường kính tới 50 - 80cm, vỏ màu xám nhẹ đến nâu đậm, nứt nhẹ. Phân cành cao, mập, thô, gãy khúc, có nhiều sẹo lá hình tim, tán rộng, dày.

Cây trôm

Hình 1: Cây Trôm

1.2. Lá cây Trôm

Lá kép chân vịt, mọc so le, có cuống lá ngắn, ày 1cm. Lá chét 5 - 9 lá, hình mác, ài 30cm, màu xanh lục đậm, bóng nhẵn, có nơi rụng vào mùa khô, gân bên xếp song song nổi rõ cả 2 mặt. Cuống chung ài 10 - 20cm, mảnh. Lá kèm ễ rụng.

Lá Trôm

Hình 2: Lá Trôm

1.3. Hoa cây Trôm

Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở ngọn, thường xuất hiện cùng lá non, gồm những chùm hẹp, nhẵn, ài 15 - 20 cm. Hoa tạp tính, có mùi hơi hôi, đài hình ống, lá đài màu đỏ mặt trong, có ít lông mép. Không có cánh hoa. Hoa đực có cuống, bộ nhị mở thành ạng chén ở đầu, bao phấn 15 - 20. Hoa cái có bầu hình cầu hợp bởi 5 lá noãn, mỗi lá noãn có 8 - 15 noãn. Hoa nở tháng 2 - 3, quả chín tháng 10 - 12.

Hoa câyTrôm

Hình 3: Hoa câyTrôm

1.4. Quả cây Trôm

Quả gồm 1 - 5 ngăn, hình trứng, ài đến 10cm, đầu hơi nhọn. Vách quả ày, cứng hoá gỗ, màu đỏ sau chuyển qua đỏ đến đen. Hạt nhiều, 10 - 15 hạt/ quả, thuôn dài 1,8 - 2cm, màu đen bóng.

Quả cây Trôm

Hình 4: Quả cây Trôm

Quả và hạt cây trôm

Hình 5: Quả và hạt Trôm

2. Điều kiện sinh thái của cây trôm

Cây Trôm phân bố tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và các tỉnh miền uyên hải Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Ninh Thuận, Trôm phân bố nhiều nơi, nhưng đặc biệt nhiều vùng rừng ven biển thuộc xã Phước Dinh, huyện Phước Dinh. Trôm cũng đã được trồng ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuật để làm cây cảnh và cây bóng mát trong các công viên, đường phố.

Chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, 600 - 700mm/ năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40 - 45oC với 6 - 7 tháng mùa khô, đất trống đồi trọc nghèo xấu trên các loại đá mẹ thô như Granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80 - 90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Mọc tốt trên vùng có khí hậu mưa ẩm, lạnh rét hơn trên đất phù sa, đất hình thành trên các loại đá mẹ hạt mịn, tầng ày, chua đến ít chua.

Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện môi trường đất rất nghèo xấu thiếu mùn và inh ưỡng.

Cây Trôm cũng phát triển được ở các vùng có lượng mưa lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khi đó, cây có kích thước lớn và thời gian rụng lá rất ngắn hay chỉ thay lá.

Trôm rụng lá vào cuối mùa đông, ra lá non và hoa đồng thời vào đầu mùa mưa, tháng 3 - 4.

Mùa hoa tháng 2 - 4, mùa quả tháng 5 - 9.

Phân bố cây Trôm ở Việt Nam

Hình 6: Phân bố cây Trôm ở Việt Nam

3. Công dụng của cây Trôm

- Gỗ dùng trong xây ựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, ễ gia công chế biến.

- Vỏ làm thuốc lợi tiểu và có chất nhầy làm săn a;

  • Lá làm thuốc kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng.
  • Hạt Trôm có thành phần: nước 35,6%, protein 11,4%, chất béo 35,5%, chất vô cơ 2,4% (gồm calci, photpho, sắt, magie, kali, sulphur, đồng…), vitamin C 5mg/100g; có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh.

Nhựa Trôm là một hợp chất polysacchari e cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D - galactose, L - rhamnose, acid D - galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin.

Nhựa Trôm chứa khoảng 37% uronic aci , nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Trong 100 g nhựa Trôm có chứa 101,06 mg Ca, Zn 0,29 mg, Na 5,27 mg, K 291,01 mg, Mg 43,01 mg, Fe 0,91 mg, gluci 64,06 g và một hàm lượng cao chất xơ hòa tan trong nước.

Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4% - 5%) nhựa Trôm sẽ trở thành dạng keo.

Nhựa Trôm khô, màu trắng, có nhiều tác ụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao có tác ụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, mau lành vết thương, chống táo bón... Dùng để chế các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp và một số loại mỹ phẩm trị nám, mụn và tàn nhang...

Nhựa trôm làm nước giải khát và mỹ phẩm

 

Hình 7: Nhựa Trôm làm nước giải khát và mỹ phẩm

Trôm là cây gỗ lớn, tán rậm được trồng trên đường phố, trong công viên, là cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát rất được ưa chuộng.

Cây Trôm được trồng ven đường phố

Hình 9: Cây Trôm được trồng ven đường phố

4. Điều kiện gây trồng cây Trôm

4.1. Điều kiện khí hậu, địa hình

- Cây Trôm là cây ưa sáng, mọc nhanh

- Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 240C - 300C. Ở nơi có nhiệt độ trung bình từ 20oC Trôm sinh trưởng quanh năm. Đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn;

- Lượng mưa trung bình năm từ 600mm trở lên;

- Độ ẩm không khí trên 70%.

4.2. Điều kiện đất đai thực bì

Cây Trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt.

Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng Trôm.

5. Những thông tin thêm về lá, hạt và mủ trôm

Hoạt tính của lá trôm

  • Chiết xuất từ lá trôm qua thí nghiệm trên chuột cho thấy khả năng làm thôi miên, ức chế thần kinh trung ương, đồng thời chống viêm trong phù nề cấp tính do phụ gia thực phẩm gây ra.
  • Chiết xuất từ lá trôm cũng được kiểm tra và xác nhận đặc tính kháng khuẩn (ức chế sự phát triển của Tụ cầu vàng gây nhiễm khuẩn và vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột), kháng nấm, chống nhiễm trùng và gây độc tế bào.

Hoạt tính của hạt trôm

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt trôm gây độc tính đối với muỗi vằn, muỗi sốt rét và các tế bào ung thư. Do đó, nó được xem là có tiềm năng điều trị ung thư.
  • Chiết xuất từ hạt trôm cũng cho thấy hoạt động chống lại các loại mọt như mọt gạo, mọt đậu xanh, mọt bột mì và có tiềm năng hoạt động như thuốc trừ sâu, chống lại ấu trùng của các loài bướm đêm như S. litura, A. janata. 
  • Ngoài ra, chiết xuất từ hạt trôm còn gây ra sự tan máu nhỏ trong hồng cầu của người (khi so sánh với Triton X – 100, chất tẩy rửa được sử dụng để dung giải các tế bào)

Lưu ý

  • Không đun nấu mủ trôm ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất tác dụng của nó và cũng không nên ngâm mủ trôm với nước nóng. Khi ngâm mủ trôm, cần chú ý chờ mủ trương nở hoàn toàn rồi mới sử dụng để tránh tắc ruột.
  • Không nên uống mủ trôm cùng lúc với thuốc khác (cách sau ít nhất 1 giờ để tránh ngộ độc thuốc). Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị khối u trong ruột hay người bị lạnh bụng cũng không nên dùng. 
  • Ngoài ra, tuy mủ trôm thanh mát nhưng không nên lạm dụng để tránh bị tiêu chảy và các tác dụng phụ, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200ml nước mủ trôm đã ngâm nở (từ khoảng 1 g bột).
  • Đối với dầu được làm từ hạt trôm, thí nghiệm trên ruồi cho thấy khi tiêu thụ hàng ngày ở nồng độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ. Kết quả thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy chế độ ăn chứa 3 % dầu trôm trong 16 hoặc 20 tuần gây ra sự chậm trễ khả năng sinh sản .
  • Mủ trôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy vậy giá bán cũng không quá cao, ở bài viết trước chúng tôi có viết về tuyến yên (thảo dược có giá bán đến hàng triệu đồng 1kg, được nhiều nơi quảng cáo lấy từ tinh chất mủ của cây anh đào), tuy vậy không phải loại thực phẩm này thực ra cũng được làm từ mủ trôm đã được người Trung Quốc thu mua của ta rồi chế biến, tẩy trắng mà thành.

Admin tổng hợp từWikipedia, giáo trình trồng cây Trôm (Bộ NN&PTNT)

DMCA.com Protection Status