Cây bạch đàn

Cây bạch đàn là cây lâm nghiệp được trồng lấy gỗ. Cây cao 5-7m, thân gỗ to, vỏ mềm, màu nâu sáng, lá bạch đàn khá nỗi bật với đặc điểm bên ngoài.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Eucalyptus

Tên khoa học: Eucalyptus

Họ: Đào Kim Nương (Myrtus, Myrtaceae)

Tên gọi khác: Cây khuynh diệp, cây lá liễu

1. Nguồn gốc cây bạch đàn

- Cây Bạch Đàn hay còn gọi  Khuynh diệp là chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Myrtus, Myrtaceae. Bạch Đàn có nguồn gốc từ Úc.

- Hiện nay, Có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Australia, và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Các loài bạch đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ…

- Cây dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.

2. Tình hình trồng cây bạch đàn ở nước ta hiện nay

- Cây bạch đàn ở Việt Nam có nhiều loại và những giống cây khác nhau sẽ thích nghi với các vùng sinh thái riêng. Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao. Thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.

- Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.  Một số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như: E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla. Thì đã khảo nghiệm được một số loài có xuất xứ có hiệu quả đối với các vùng như sau. Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng.

Rừng trồng cây bạch đàn

Rừng trồng cây bạch đàn

- Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn như:

+ Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng

+ Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển

+ Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên – Huế

+ Bạch đàn liễu: Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc VN

+ Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả

+ Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên

+ Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa

+ Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt

+ Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng, v.v.

3. Đặc điểm thực vật học cây bạch đàn

- Thân cây bạch đàn: là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh. Cây có chiều cao 5-7m, đường kính thân từ 10-12cm.

- Lá bạch đàn: Phần lá cây bạch đàn khá nổi bật bởi đặc điểm bên ngoài. Lá có hình lưỡi dáo, liềm. Phần cuống lá khá ngắn, những phiến lá rất dài và có bề rộng tối thiểu. Bề  rộng của lá cây có kích thước 1 - 5cm. Kích thước chiều dài có thể đạt đến 8 - 18cm. Lá cây bạch đàn hai mặt đều có màu xanh nhạt đến xẩm dần, đôi lúc pha một ít vàng đậm. 

Đăc điểm lá bạch đàn trắng

Đăc điểm lá bạch đàn trắng

- Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụ, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm. 

Đặc điểm hoa và quả cây bạch đàn

Đặc điểm hoa và quả cây bạch đàn

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

- Để trồng rừng bạch đàn phục vụ cho nguyên liệu bột giấy, mật độ trồng 1.660cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m. Nếu nơi trồng được cày máy, kích thước hố đào 30cm x30cm x30cm. Nếu trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, kích thước hố đào 40cm x40cm x40cm. Mỗi hố cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố. Sau 15-20 ngày, gặp thời tiết thuận lợi: Mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm, cần tiến hành trồng bạch đàn ngay. Sau khi trồng 25-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây con bị chết hoặc đổ gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm lại để bảo đảm tỉ lệ thành rừng 100%.

- Để rừng bạch đàn sinh trưởng nhanh, cần bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2 với lượng 0,2kg NPK/cây.

CHITOSAN (NANOBIOTECH) 90SL - Vacxin thực vật

Xem thêm - CHITOSAN (NANOBIOTECH) 90SL - Vacxin thực vật

- Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại. Nếu rừng được trồng vào vụ xuân, năm thứ nhất chăm sóc 3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 1 lần. Nếu rừng trồng vào vụ thu năm thứ nhất chăm sóc 1 lần năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 lần. Khi chăm sóc phải cuốc xới xung quanh và vun đất tơi vào gốc cây trồng, phát bỏ dây leo cỏ dại cạnh tranh chèn ép, tỉa bỏ cành gốc.

- Tổ hợp bạch đàn cao sản, bạch đàn lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản suất từ gỗ bạch đàn cao sản, bạch đàn lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai.
Dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng hom – mô, cây hom giống hoàn toàn di truyền được các tính chất vốn có của cây mẹ lấy hom.

5. Công dụng cây bạch đàn

- Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu.

- Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v…

- Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.

- Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai – mũi – họng – bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.

- Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).

- Ở Việt Nam, do gỗ bạch đàn thường đốn chặt khoảng 5-7 năm để làm cây chống trong xây dựng và làm bột giấy hay ván dăm bào gọi là ván okal (panneau de copaux) nên cho rằng bạch đàn là lọai gỗ mềm và kém chất lượng khi làm đồ mộc gia dụng, trong khi ở nước Úc, các rừng bạch đàn có tuổi trên 70-80 năm, cây cao đến 50-60 mét, đường kính trung bình đến cả mét và gỗ được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến dồ mộc gia dụng, xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng.

Nguồn: Nhiều nguồn tổng hợp, cayhoacanh.com, cutam.net LP
DMCA.com Protection Status