Kỹ thuật nhân giống in - vitro cây keo lai
Keo lai là loài cây trồng quan trọng và rất có triển vọng trong nhiều chương trình trồng rừng ở Việt Nam, đặc biệt trên những vùng đất bị thoái hóa.
Trong quản lý giống cây lâm nghiệp thì yếu tố chất lượng di truyền của giống là quan trọng nhất vì nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng. Cây keo lai nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô có những ưu điểm:
- Các cây con đồng nhất về mặt di truyền, mang đây đủ những ưu thế lai của cây mẹ.
- Hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất.
- Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ. Trong 1m2 nền có thể để được tới 18.000 cây.
- Cây được làm sạch bệnh và không tiếp xúc với các nguồn bệnh vì vậy bảo đảm các cây giống sạch bệnh, khoẻ mạnh.
- Cây keo lai cấy mô sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, thân lên thẳng, ít phân nhánh, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã nên có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế.
1. Quy trình vào mẫu cây keo lai
1.1. Nguyên liệu và cách tiến hành vào mẫu cây keo lai
- Chọn mẫu là những cành bánh tẻ từ những cây có chồi và lá phát triển đều, cân đối.
- Mẫu được chọn rửa kỹ bằng nước xà phòng loãng, sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy, cho mẫu vào bình tam giác tráng qua cồn, rửa lại bằng nước cất vô trùng rồi tiến hành khử trùng mẫu.
1.2. Khử trùng mẫu cây keo lai
- Khử trùng mẫu bằng bằng dung dịch nước Javel (nồng độ 50%), sau đó đổ bỏ dung dịch khử trùng và rửa lại mẫu bằng nước vô trùng.
- Dùng dao cấy cắt mẫu khoảng 1,5 cm có mang một đốt lá, sau đó cấy vào môi trường vào mẫu.
- Môi trường vào mẫu là môi trường MS (Murashige and skoog) có bổ sung đường 30g/l; agar 7g/l; 1,5ml/L BA; 0,5ml/L NAA.
2. Quy trình tạo chồi con in-vitro cho cây keo lai
- Chọn những mẫu sống khỏe, không bị nhiễm nấm, khuẩn được sử dụng làm nguyên liệu để tạo chồi.
- Dùng dao cấy cắt bỏ hai đầu của mẫu cấy, chỉ giữ lại đoạn mang chồi và cấy vào môi trường tạo chồi.
- Môi trường tạo chồi là môi trường MS có bổ sung đường 30g/l, agar 7g/l, 1,5ml/L BAP, 0,5ml/L NAA
3. Quy trình tạo cụm chồi và nhân nhanh cụm chồi cho cây keo lai
- Mẫu cấy là các chồi con in-vitro được 3 – 4 tuần tuổi, phát triển tốt, không nhiễm nấm, khuẩn. Dùng dao cấy tách cắt lấy chồi và để nguyên ngọn chồi cấy vào môi trường tạo cụm chồi.
- Môi trường tạo cụm chồi là môi trường MS có bổ sung đường 30g/l, agar 7g/l, 1,5ml/L BAP,0,5ml/L NAA.
4. Quy trình tạo cây keo lai hoàn chỉnh
- Mẫu cấy là các chồi được 3 – 4 tuần tuổi, phát triển tốt, không nhiễm nấm, khuẩn. Dùng dao cấy tách cắt lấy ngọn chồi và cấy vào môi trường tạo cây hoàn chỉnh.
- Môi trường tạo cụm chồi là môi trường MS có bổ sung đường 30g/l, agar 7g/l, IBA.
Kỹ thuật nhân giống cây kep lai in - vitro
5. Quy trình ra ngôi (thuộc quy trình nuôi cấy mô)
5.1. Tiêu chuẩn cây giống cây keo lai
- Cây con trong bình nuôi cấy đã qua huấn luyện, cây không bị nhiễm nấm, vi khuẩn, không cong queo, không cụt ngọn, chiều cao từ: 3-5 cm, số rễ: 3-4 rễ.
5.2. Hỗn hợp bầu đất ươm cây keo lai
- Chuẩn bị ruột bầu đất ươm cây: trộn đất tầng B và cám dừa theo tỉ lệ 7:3. Sau đó đóng ruột bầu vào túi PE có kích thước 7 x 12cm, xếp đứng bầu đất theo luống để tiện việc chăm sóc cây sau này.
5.3. Xử lý cây mầm và bầu đất trước khi ươm cây keo lai
- Trước khi cấy cây vào bầu đất, phải xử lí bầu bằng cách tưới đẫm bằng dung dich Viben C nồng độ 0,3% trước 24 giờ.
- Cây mầm sau khi được rửa sạch, cắt bớt rễ và cấy vào bầu đất. Cây cấy thường vào lúc chiều tối để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào luống cây mới cấy.
5.4. Điều kiện nuôi ươm keo lai
Tìm hiểu thêm về NAA Ấn Độ |
- Che luống cây mới cấy bằng một lớp nilon trong để duy trì độ ẩm và phủ bên ngoài lớp nilon bằng lưới đen để giảm cường độ ánh sáng cho cây.
- Hai ngày sau khi cấy phun dung dịch Viben-C nồng độ 0,3% để diệt nấm.
- Nhiệt độ 30-350C, ánh sáng che phủ 50%, độ ẩm 80-85%.
- Tuỳ theo nhiệt độ không khí tại thời điểm ươm cây, dùng hệ thống tưới phun tự động để duy trì độ ẩm cho cây. Trong suốt thời gian cây chưa bén rễ không được tháo dỡ màn che phủ cho cây.
- Sau khi cấy cây vào bầu đất được 14 ngày, cây đã bén rễ, bắt đầu tiến hành tháo dỡ màn che phủ cho cây.
5.5. Kỹ thuật chăm sóc cây con ngoài vườn ươm cây keo lai
- Sau khi tháo màng che phủ, tiếp tục phun sương cho cây, tùy theo thời tiết mà có chế độ phun hợp lý, tiến hành tưới phân cho cây như sau: sử dụng phân NPK 16-16-8-13S, thời gian giữ 2 lần bón 5 ngày /lần, sau khi tưới phân xong phải tưới rửa lá bằng nước sạch.
- Khi cây được 1,5 tháng tuổi ngoài vườn ươm, đạt chiều cao 10-15cm tiến hành đảo bầu lần 1. Trước khi đem đi trồng rừng 2-3 tuần tiến hành đảo bầu lần 2 để phân loại cây. Chú ý mỗi lần đảo bầu hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, tưới đẫm nước và không tưới phân. Khi cây được từ 2,5 - 3 tháng tuổi, chiều cao đạt từ 20-40cm, đường kính cổ rễ 3 mm thì đủ tiêu chuẩn trồng rừng.
-
Kỹ thuật nuôi trồng lan gieo hạt và nuôi cấy mô
Lan con bao gồm lan gieo hạt và lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, sau khi cây lan con đã phát triển tốt, cao 3-6cm, có bộ rễ cân đối với lá có thể lấy ra trồng ở môi trường bên ngoài...
-
Hướng dẫn giâm cành hoa hồng bằng chất kích thích ra rễ anpha NAA
Kỹ thuật nhân giống vô tính hoa hồng bằng cách giâm cành có sử dụng chất kích thích ra rễ anpha NAA giúp cành giâm hoa hồng ra rễ nhanh, nhiều, rễ to khỏe,...
-
Bán Cytokinin Kinetin 99% (Nuôi cấy mô, đánh thức mắt ngủ hoa lan, hoa hồng...)
Kinetin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để kích thích sự hình thành callus (mô sẹo) (kết hợp với auxin) và tái tạo các mô chồi, ứng dụng trong việc đánh thức chồi ngủ...
-
Bán Auxin Alpha Na-NAA 98% tan trong nước (Chất kích thích ra rễ)
Alpha Na-NAA (Natri, α-naphthalenacetat) là một loại auxin tan được trong nước có nhiều tác dụng trong nông nghiệp, ưu điểm đặc trưng nhất chính là khả năng kích thích ra rễ, kích thích quả to, nhánh to, kích thích nảy