Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trôm (P1)
1. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Trôm
1.1. Thời vụ trồng trôm thích hợp nhất
- Trồng Trôm vào đầu vụ mưa hàng năm.
1.2. Mật độ khoảng cách trồng Trôm
- Tùy theo điều kiện đất đai tốt hay xấu, mật độ trồng rừng Trôm biến động từ 400 - 1100 cây/ha.
Bảng 1: Kích thước hố và mật độ trồng Trôm
Loài cây |
Mật độ (cây/ha) |
Cự ly hàng (m) |
Cự ly cây (m) |
Kích thước hố (cm) |
Phương thức trồng |
Cây Trôm |
1100 |
3 |
3 |
40x40x40 |
Thâm canh |
883 |
4 |
3 |
40x40x40 |
Thâm canh |
|
550 |
6 |
3 |
40x40x40 |
Thâm canh |
|
550 |
5 |
3,5 |
40x40x40 |
Thâm canh |
|
500 |
5 |
4 |
40x40x40 |
Thâm canh |
|
416 |
6 |
4 |
40x40x40 |
Thâm canh |
|
400 |
5 |
5 |
40x40x40 |
Thâm canh |
2. Các kỹ thuật cơ bản trong trồng cây Trôm
2.1. Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật tư gì?
2.1.1. Dụng cụ trồng cây trôm
- Bay, quang gánh, cuốc bàn
Hình 1: Bay Hình 2. Cuốc bàn
2.1.2.Vật tư nguyên liệu
- Cây Trôm giống
Hình 3. Cây giống Trôm
2.2. Bứng và chuyển cây
2.2.1. Bứng cây
Sơ đồ bứng cây con đem trồng
2.2.2. Quy trình bứng cây
- Bước 1: Tưới nước
- Yêu cầu: Tưới cho luống cây trước 1/2 -> 1 ngày trước khi bứng.
- Lượng nước tưới 4 -> 5 lít/ m2.
- Bước 2: Bứng cây
- Dụng cụ: Dùng bay để đánh cây.
- Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh ưới đáy bầu rôì bẩy nhẹ cây lên, lấy bầu ra khỏi luống.
- Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu (Khi rễ cọc chưa đứt không được nhấc cây, dễ làm vỡ bầu).
2.2.3. Vận chuyển cây
2.2.3.1. Xếp cây
* Nếu chuyển thủ công
Xếp cây vào rổ (rổ tre hoặc rổ sắt): đặt một số cây vào giữa rổ rồi xếp ra xung quanh cho đến khi kín rổ, ngọn cây chụm vào giữa, sau đó ùng ây mềm buộc túm ngọn cây lại nhẹ nhàng không để gẫy ngọn.
* Nếu chuyển bằng ô tô:
Xếp cây vào khay: Xếp cây vào khay, xếp so le cho bầu sát vào nhau; xếp khay lên xe từ ưới lên trên (xe có giàn khung), từ trong ra ngoài, sít nhau, chèn chặt các khay để tránh xô xát khi xe chạy;
Trường hợp không có khay: Xếp trực tiếp trên sàn xe từ trong ra ngoài, cây xếp nghiêng tựa vào thành xe phía trước, xếp sít nhau và so le, có thể xếp 5-6 lượt chồng lên nhau;
Xếp cây vào túi nilon: Cây giống được xếp vào túi nlon loại 5 kg. Mỗi túi xếp làm 2 lớp cây, mỗi lớp cây xếp làm 2 hàng, mỗi hàng xếp 3 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 1 cây.Yêu cầu xếp cây đúng kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thi cây không bị dập nát, gãy ngọn và kiểm soát được lượng cây đem trồng.
Chú ý: Xe chở cây phải có mui che kín để tránh nắng và gió lùa làm dập nát ngọn cây.
2.2.3.2. Vận chuyển cây
* Vận chuyển bằng dụng cụ thủ công
- Xếp cây vào sảo tre, đặt một số bầu cây vào giữa sảo rồi xếp cho kín sảo, dùng dây mềm buộc gọn ngọn cây lại tránh va quệt làm gẫy ngọn.
- Nếu nơi trồng rừng gần thì gánh cây đi trồng.
- Vận chuyển bằng xe cơ giới.
- Nếu nơi trồng rừng xa ( > 5 - 10 km ) và khối lượng trồng rừng mhiều có điều kiện ùng xe cơ giới để vận chuyển cây.
- Chú ý: Khi vận chuyển bằng xe phải có mui xe để bảo vệ cây, xe chạy với tốc độ vừa phải.
- Xếp các túi cây lên xe: Xếp so le các túi cây và xếp theo hang, theo tầng sao cho các túi bầu khít vào nhau và không bị gãy ngọn.
2.3. Kỹ thuật trồng trôm đơn giản nhất
Dùng cuốc moi đất trên hố đã chuẩn bị trước, tạo hố nhỏ ở giữa hố lớn, sâu hơn chiều cao của bầu 7 -> 10 cm.
Hình 4: Sơ đồ kỹ thuật trồng
2.3.1. Tạo hố trồng
Dùng cuốc moi đất trên hố đã chuẩn bị trước, tạo hố nhỏ ở giữa hố lớn, sâu hơn chiều cao của bầu 7 -> 10 cm.
2.3.2. Rạch vỏ bầu
Vỏ bầu bằng polyetylen thì phải rạch bỏ, tay không thuận cầm bầu, tay thuận cầm dao tem rạch vỏ bầu sao cho không đứt rễ.
2.3.3. Đặt cây và lấp đất
Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố 7 - 10cm.
2.3.4. Lấp đất.
+ Lấp đất lần 1
Dùng đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, ùng hai bàn tay nén đất xung quanh bầu theo chiều thẳng đứng.
+ Lấp đất lần 2
Đất đập nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần 2.
+ Lấp đất lần 3
Lấp đất phủ kín mặt hố (Trên cổ rễ cây từ 1 -> 2 cm) không nén đất, tạo mặt hố lõm. Lấp đất cách miệng hố từ 3 - 5cm để dự trữ nước vào mùa mưa và tạo cho cây có độ mùn.
Hình 5: Cây Trôm mới trồng
Sau khi trồng từ 10 - 20 ngày, tiến hành kiểm tra và trồng dặm những cây chết để đảm bảo mật độ trồng.
-
Các tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng cây trôm
Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật, trồng được Trôm đảm bảo đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu.
-
Kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm
Nắm chắc được các kỹ thuật cơ bản trong khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm để mang lại hiệu quả cao cũng như đảm bảo được vệ sinh nhất.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trôm (P2)
Rừng Trôm sau khi trồng cho tới khi khép tán cần được chăm sóc để tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng gồm...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô