Kỹ thuật thu hoạch và sử dụng giúp đào ra hoa nhiều và tươi lâu vào dịp tết
1. Kỹ thuật thu hoạch đào
- Đối với đào cắt cành:
+ Chúng ta sử dụng cưa sắc và bén để cưa cành. Nếu chung ta sử dụng cưa cùn, hoặc sử dụng dao để chặt cành thì rất dễ làm cho rễ đào bị đứt, dẫn đến tổn thương gốc cây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây ở vụ tới.
+ Nếu cắt cành xong, phải vận chuyển đi xa. Chúng ta tiến hành tẩm bông ướt, cho áp sát vào gốc cành rồi tiến hành buộc gốc bằng túi nilon (tiếp tục cung cấp nước cho cành đào, giúp cành đào tươi).
- Đối với đào thế:
Lưu ý cách đánh cây, nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ: đứt nhiều rễ, hoặc bị vỡ bầu. Nếu đào vận chuyển xa, nên đánh cây trồng vào chậu 1 – 2 tháng sau tết, làm như vậy tỉ lệ cây sống tốt, hoa bền.
2. Kỹ thuật sử dụng đào giúp đào ra hoa nhiều tươi lâu dịp tết
- Đối với đào cắt cành:
Sau khi mua đào mang về, tiến hành đốt gốc, đốt cành. Lưu ý đốt cành đúng cách, vừa phải, nếu đốt quá lâu ảnh hưởng đến mao mạch, mạch dẫn cây đào, làm cho hoa đào chóng tàn.
+ Muốn giữ cho đào tươi lâu, trong ngày tết. Chú ý đặt đào trong nhà, khu vực khuất gió, lưu ý giữ ẩm cho đào.
+ Ngoài ra có thể bổ sung thêm B1, hoặc 1 lượng nhỏ kali vào trong nước tưới cho đào giúp giữ ẩm cho đào
+ Sau khi cắt cành đào, có thể nhúng ngay vào nước nóng 70 – 80 độ C, để giúp nhựa cây đào và chất dinh dưỡng trong cành không bị thất thoát ra ngoài, giúp cho cành đào đủ dinh dưỡng, ra hoa, hoa bền trong dịp tết.
+ Khi cắm đào vào lọ, thay nước 2 – 3 lần trên ngày. Lưu ý: Mỗi lần thay nước có thể bổ sung thêm 1 viên aspirin nhằm hạn chế sự nhiễm vi khuẩn gây thối cành, và tàn hoa đào nhanh.
+ Nếu thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng làm đào nở hoa muộn. Nếu muốn đào nở hoa nhanh, thì nên đặt đào ở trong phòng kín, khu vực gần bàn thờ, thắp điện, đốt hương.
+ Nếu thời tiết nóng, đào nở hoa sớm và nhanh có thể hãm bằng cách cho nước đá vào bình, đặt chỗ thoáng khí. Ban đêm có thể mang ra ngoài ban công tránh chỗ thắp nhang, thờ cúng.
- Đối với trồng hoa trong chậu:
+ Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây đào, lưu ý không tưới quá nhiều, cây dễ bị úng, sinh ra khí độc, làm tổn thương rễ, cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến sự ra hoa, và thời gian giữ hoa tươi trên cây.
+ Chậu được đặt ở nơi thoáng mát, đủ ánh sáng. Không nên đặt đào ở khu vực nhiều gió, sẽ làm đào mất nước, đẫn đến rụng nụ, rụng hoa. Cũng không nên đặt đào ở khu vực quá tối, sẽ không đủ ánh sáng giúp quang hợp bị gián đoạn đẫn đến rụng nụ, rụng hoa sớm.
+ Không nên đặt đào dưới bóng điện công suất lớn, làm tăng nhiệt độ đào, làm cho hoa đào nở nhanh, hoa sẽ chóng tàn.
+ Sau khi mua đào về dựa vào đặc điểm của cây thời điểm đó, nếu thời tiết lạnh, và hoa có thể nở muộn chúng ta có thể bón 1 ít vôi cục quanh gốc, có thể tưới ấm cho đào hoặc có thể dùng dây điện nhấp nháy vừa có tác dụng trang trí cho đào đẹp, mặt khác lại là biện pháp kích thích cho hoa đào nở sớm.
-
Kỹ thuật trồng, trồng lại và chăm sóc cây đào cảnh
Cẩm nang kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh: Mật độ thời vụ trồng, hướng dẫn cách trồng đào, chăm sóc cây đào cảnh, kỹ thuật trồng lại đào cảnh sau tết...
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây đào cảnh
Cây đào cảnh có thể trồng ngoài vườn, trồng trong chậu, là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, đất tơi xốp, có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng...
-
Kỹ thuật điều khiển quá trình cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa, phương pháp điều khiển khác nhau để cây đào ra hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán...
-
12 loại cây cảnh mang tài lộc vào nhà ngày Tết
Những chậu hoa, chậu cây cảnh: Chúng không chỉ giúp mang không khí ấm áp của mùa xuân, không khí ngày Tết mà còn mang lại may mắn, phúc lộc, tiền tài cho gia chủ.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh
Chuẩn bị đất trồng đào cảnh, chọn mặt bằng, đào hố bón phân lót cho cây đào cảnh. Lựa chọn cây giống, tiêu chuẩn cây đào giống, hướng dẫn bón phân cắt tỉa tạo dáng cho cây đào...