Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây đào cảnh
Cây đào cảnh có thể trồng ngoài vườn, với diện tích nhỏ có thể trồng trong chậu, tuy nhiên kích thước chậu cần lớn hơn tán cây. Cây đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, đất tơi xốp, quang đãng. Đào là cây chịu hạn tốt. Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng.
1. Trồng đào từ cây con ra vườn
1.1 Chăm sóc và bón phân giai đoạn từ vườn ươm ra trồng trong bầu:
+ Khi cây đào con ra lá non, chúng ta tiến hành nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5 x 10cm chứa giá thể.
Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh.
+ Khi cây cao 15 - 20cm, có 5 - 6 lá thật (khoảng 30 - 40 ngày sau) chuyển sang bầu to có kích thước 15 x 30cm chứa giá thể.
Giá thể bao gồm: Bùn ao đã phơi ải 70% + 30% là mùn hữu cơ mục + 100 kg phân bón phân hữu cơ vi sinh, có đục lỗ thoát nước ở đáy.
1.2 Chăm sóc và bón phân giai đoạn ngoài ruộng nhân giống:
+ Khi cây con cao 70 - 80cm, đường kính thân 1 - 2cm (khoảng 5 - 6 tháng sau) thì ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành dược. Trước khi trồng bón lót 0,2 kg phân bón hữu cơ vi sinh/1 gốc.
Trong quá trình cây đào sinh trưởng nên phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ (Ka-Humate, Amino Axit…) 10 - 15 ngày/lần (tùy tình hình sinh trưởng của cây).
+ Khi cành ghép mọc cao 50 - 60cm, trồng ra ruộng sản xuất.
1.3 Chăm sóc và bón phân giai đoạn chuyển đào ra ruộng sản xuất:
* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 - 3kg phân chuồng hoai mục (nếu có) + 0,5 - 1,5kg phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh từ 1,5 - 2,0kg/gốc.
* Bón thúc: Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm. Bón thúc bằng các loại phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16.16.8+TE…,
- Cách bón: Chúng ta có thể hòa phân để tưới (với tỷ lệ 15 - 25 gam phân NPK /10 lít) hoặc bón gốc (với tỷ lệ 50 - 100 gam NPK/gốc), bón cách gốc từ 20 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.
- Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên xới đất, làm cỏ để tránh sâu bệnh và phun phân bón lá nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
1.4 Chăm sóc và bón phân giai đoạn đào ra hoa
Muốn cho cây đào ra đúng dịp Tết nguyên đán, chúng ta cần thực hiện tốt việc bón phân đúng quy trình từ đầu năm đến tháng 10 âm lịch, giai đoạn đầu cung cấp cân đối đạm, lân và kali cho cây phát triển toàn diện, gần thời điểm cuối năm chúng ta bổ sung thêm loại phân có hàm lượng lân cao để thuận lợi cho quá trình cây phân hóa mầm hoa.
Bón phân đầy đủ cân đối cho đào thì đào nhiều hoa, bón ít và không cân đối thì cây chóng già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp.
+ Bón vào đầu năm: Bột đậu tương ngâm hoặc phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.
+ Bón vào các tháng 2-3-4-5: Bón 50 - 100gam/cây loại phân NPK 20.20.15
+ Bón vào các tháng 6-7-8-9: Bón 50 - 100gam/cây loại phân NPK 5.10.3 hoặc 20 - 30gam/cây phân DAP 18-46
Cách bón: Hòa loãng phân ra tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 20 - 50cm, định kỳ 15 - 20 ngày/lần kết hợp làm cỏ, xới đất. Có thể phun thêm các loại phân bón lá khi cây đào phát triển chậm.
2. Trồng đào từ chậu ra ngoài vườn, đào trồng lại sau tết nguyên đán
* Bón lót: Bón trước khi trồng 2 - 3kg phân chuồng hoai mục + 1 - 2kg (tùy theo gốc lớn hay nhỏ) phân bón hữu cơ vi sinh/gốc, lấp 1 lớp đất trước khi tiến hành trồng. Nếu không có phân chuồng hoai mục chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh.
* Bón thúc: Tương tự như giai đoạn trồng đào sản xuất, chúng ta bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần bằng các loại phân NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…
Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây) ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá.
Đào trồng lại, đào trồng từ chậu ra vườn được chăm bón và xới gốc cẩn thận
3. Đào trồng trong chậu
Với đào trồng trong chậu thì hàng năm nên thay đất kết hợp với bỏ bớt rễ. Sử dụng đất phù sa hay đất ven sông Hồng (70-75%) trộn thêm mùn mục (25 - 30%).
* Bón lót: 0,4 - 0,5 kg hữu cơ vi sinh + 0,1kg phân supe lân.
* Tưới thúc: bằng các loại phân NPK 20.20.15; NPK 16.16.8… với lượng 20g phân bón/10 lít nước, 1 tháng tưới 1 lần. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch ngừng bón phân gốc (tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây).
- Phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ, khoảng cách 10 - 15 ngày/lần xen kẽ với tưới phân bón thúc.
- Riêng đào thế, trồng cây vào chậu ngay từ trước khi tuốt lá 1 - 2 tháng. Trong thời gian trước khi tuốt lá phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ để dưỡng cây.
Lưu ý: Bón lót cho cây đào nên bón bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh, hạn chế bón các loại phân NPK vì dễ làm cho đào sót rễ, đặc biệt trên các vùng đất đồi có cấu trúc đất khó tiêu nước.
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực ...
-
Kỹ thuật trồng, trồng lại và chăm sóc cây đào cảnh
Cẩm nang kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh: Mật độ thời vụ trồng, hướng dẫn cách trồng đào, chăm sóc cây đào cảnh, kỹ thuật trồng lại đào cảnh sau tết...
-
Kỹ thuật điều khiển quá trình cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa, phương pháp điều khiển khác nhau để cây đào ra hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón