Kỹ thuật nhân giống vô tính hoa cúc

Cây trồng liên quan: Cây hoa cúc

kỹ thuật nhân giống vô tính hoa cúc

Đối với hoa cúc, phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng phổ biến.

1. Kỹ thuật nhân giống vô tính hoa cúc bằng phương pháp tỉa chồi

- Do đặc tính sinh trưởng của cúc, đoạn xung quanh gốc phát sinh những chồi non. Chồi này có thể tỉa đem đi trồng thành cây cúc mới (mầm giá).

- Đặc điểm mầm giá: cây sinh trưởng từ mầm giá khỏe mạnh, mập mạp, nhưng thời gian sinh trưởng dài hơn so với nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

- Để có nhiều mầm giá, chú ý chăm sóc cây mẹ tốt. Số lượng mầm giá nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc điểm giống, điều kiện ngoại cảnh tác động.

2. Kỹ thuật nhân giống vô tính hoa cúc hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Giâm cành là biện pháp nhân giống vô tính đang được áp dụng phổ biến hiện nay, có hệ số nhân giống lớn. Để phương pháp giâm cành đạt hiệu quả cao thì việc chăm sóc và cây mẹ để lấy giống là rất quan trọng.

- Đối với vườn cây mẹ:

Chọn những cây giống sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh. Khoảng cách trồng 15cmx15cm, mật độ thích hợp 250.000 – 350.000 cây. Chú ý lên luống cao, tránh ngập úng và có thể thoát nước tốt khi cần. Bấm ngọn lần sau trồng khoảng 10 – 15 ngày, sau đó tiếp tục bấm ngọn lần 2 sau 20 ngày.

Lưu ý:

+ Sau khi bấm ngọn cây sẽ bắt đầu có nhánh, chú ý điều chỉnh nhánh trên cây cho phù hợp, nên lấy khoảng 3 nhánh là tốt nhất, mỗi nhánh có độ dài khoảng 15 cm.

+ Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1 mỗi cành có thể cắt thành 3 – 4 hom giâm. Tiếp theo quan sát sinh trưởng cây mỗi lần cắt cành tiếp theo cách nhau 20 -30 ngày.

- Với thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng, 1ha có thể thu được khoảng 3 triệu cành giâm, có chất lượng tốt có thể trồng khoảng 10 ha vườn sản xuất.

Lượng phân bón cho 1ha sản xuất cây mẹ:

- Phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục (bón theo khả năng): Khuyến cáo 20 -40 tấn.

- Hàm lượng N, P, K nguyên chất khuyến cáo:

Dinh dưỡng

N(kg)

P2O5(kg)

K2O(kg)

Tổng số

140-160

120-140

100-120

Bón lót

20-30

90-100

60-70

Bón thúc

120-130

30-40

40-50

Cách bón:

+ Sau khi bấm ngọn lần 1 (sau trồng 20 ngày): tiến hành bón thúc lần 1.

+ Sau khi bấm ngọn lần 2 (sau bấm ngọn lần 1 khoảng 25 ngày): Tiến hành thúc lần 2.

+ Cắt cành lần 1: Tiến hành thúc lần 3.

Các lần bón thúc cách nhau 20 – 25 ngày.

- Thời gian cắt cành hom giống:

Nên cắt cành giống vào buổi sáng khi cây còn sung sức, sau khi cắt tiến hành đưa vào chỗ giâm mát (nên giâm vào chiều tốt là tốt nhất, không nên để cành giâm qua đêm), sau khi cắt cành giâm nên tưới nhẹ trước khi giâm sẽ đảm bảo được chất lượng của càng giâm. Không nên cách cành giâm vào buổi trưa hoặc vào những hôm thời tiết âm u, cành hom dễ bị mất nước, dễ nhiễm sâu bệnh hại và tỉ lệ sống sót không cao.

Lưu ý:

+ Khi cắt cành hom nên sử dụng dao sắc, cắt vát. Tăng hệ số ra rễ của cành hom.

+ Để cho cành hom ra rễ nhiều, nhanh và khỏe. Ta có thể sử dụng 1 trong số các chất kích thích sinh trưởng sau: NAA, IBA, IAA, với nồng độ 700 – 1200 ppm, nhúng trong vòng 10 -15 giây.

- Tiêu chuẩn chọn cành giâm:

Tốt nhất nên chọn cành giâm bánh tẻ, cành giâm khoảng 3 lá, chiều dài cành giâm 5 – 7 cm cành phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh hại. Nếu cành chọn quá non, thì sức chịu đựng kém, dễ héo và nhiễm sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng. Còn nếu cành giâm quá già, dinh dưỡng sẽ không đủ để cung cấp có cây phát triển giai đoạn đầu, ảnh hưởng toàn bộ quá trình sinh trưởng sau này.

- Mật độ và khoảng cách cành giâm:

Mật độ và khoảng cách cành giâm phụ thuộc vào đặc điểm giống và thời vụ giâm. Mùa hè mật độ giâm thường thưa hơn màu thu. Trung bình khoảng cách giâm khoảng 3cmx3m (khoảng 1000 cành/1m2).

- Chăm sóc cành sau giâm:

+ Nên giâm cành trong nhà lưới hoặc khu vực có mái che, vì giai đoạn đầu cành giâm đang yếu, yêu cầu ánh sáng ít, để tập trung phát triển rễ, sau khoảng 5 – 7 ngày khi cành giâm quen dần với ánh sáng mới tiến hành dở dàn mái che. Lưu ý không nên gỡ giàn che quá muộn cành giâm phát triển kém, cây lóng, dễ sâu bệnh hại tấn công.  

+ Luôn đảm bảo đủ độ ẩm cho cành giâm bằng cách hằng ngày tưới nhẹ. Tốt nhất nên sử dụng biện pháp phun sương để luôn đảm bảo và giữ độ ẩm bảo hòa trong nhà giâm. Đối với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, như đất cát nên tưới nhiều lần, đảm bảo độ ẩm, chú ý tưới chia làm nhiều lần không nên tưới 1 lúc quá nhiều, sẽ làm cành giâm thối hỏng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cành giâm.

+ Chú ý chăm sóc vườn giâm, xuất hiện lá vàng, úa tiến hành loại bỏ, tránh là môi trường xuất hiện các mầm mấm gây bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cành giâm.

+ Sau giâm khoảng 15 ngày, rễ cành giâm dài khoảng 2 – 3 cm, có khoảng 3 – 4 rễ có thể trồng ra vườn sản xuất.

+ Giai đoạn vườn ươm thường không cần bón lót và bón thúc bằng phân N,P,K chỉ cần bổ xung phân hữu cơ, tăng độ tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho rễ phát triển, do thời gian này dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp từ cành giâm.

Nguồn: admin tổng hợp
Bài liên quan
  • Kỹ thuật nhân giống hoa hồng Kỹ thuật nhân giống hoa hồng
    Trồng hoa hồng có hai cách để nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Nhân giống hữu tính là cách gieo hột để có cây con mà trồng. Còn nhân giống vô tính là cách chiết cành, ghép cành và giâm cành...
  • Kỹ thuật nhân giống hoa hồng (tiếp theo) Kỹ thuật nhân giống hoa hồng (tiếp theo)
    Trồng hồng theo phương pháp nhân giống vô tính là tạo cây hồng con bằng nhiều cách: chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Phương pháp này tuy có tốn thời gian và công sức, nhưng được điều lợi là cây con mang những đặc tính tốt y như cây mẹ vậy...
  • Kỹ thuật nhân giống đào Kỹ thuật nhân giống đào
    Đào cảnh được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay ghép nêm đoạn cành trên gốc ghép là cây đào ăn quả hoặc đào rừng.Yêu cầu kỹ thuật sản xuất giống đào chất lượng cao...
  • Kỹ thuật trồng và nhân giống táo ta Kỹ thuật trồng và nhân giống táo ta
    Cây ăn trái nói chung có thể nhân giống bằng hai phương pháp, là nhân vô tính như chiết, ghép, giâm cành... và nhân hữu tính bằng hạt. Nhưng với cây táo không dùng hạt để nhân giống được vì khả năng phân ly, biến dị của chúng rất lớn,...
  • Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc
    Ảnh hưởng của nhiệt độ, quang chu kỳ ánh sáng, độ ẩm, nước tưới, dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, sự phát triển và chất lượng hoa cúc,...
DMCA.com Protection Status