Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây Atiso giai đoạn vườm ươm
Mô hình nhân giống cây Atiso
Cây Atiso là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn bộ cây như thân rễ lá hoa đều được sử dụng để làm dược liệu. Hiện nay các sản phẩm chế biến từ cây Atiso được bán rất phổ biến trên thị trường. Vì vậy việc mở rộng diện tích trồng loại cây này sẽ góp phần gia tăng kinh tế cao, đặc biệt đối với bà con ở các vùng núi có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên để sản phẩm Atiso có chất lượng tốt thì yêu cầu kỹ thuật gieo trồng phải đáp ứng phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cây. Vậy để nhân giống thành công cây Atiso cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:
Cây Atiso mang lại giá trị kinh tế cao
1. Chọn vị trí làm vườn ươm cây Atiso
- Chọn vị trí làm vườn ươm cần đảm bảo nơi có đầy đủ ánh sáng, gần nguồn nước sạch, thuận tiện giao thông, địa hình tườn đối bằng phẳng, thoát nước tốt, không bị ngập úng.
- Vườn ươm được làm kiên cố, có mái che mưa, có trang bị lưới đen hoặc có thể phủ rơm rạ lên luống để hạn chế bớt một phần ánh sáng và giữ độ ẩm cho đất ươm.
- Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất vườm ươm là đất tốt, giàu dinh dưỡng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 100 – 120 cm, cao 15 – 20 cm,chiều dài luống 7 – 8 m, rãnh rộng từ 30 – 35 cm. Trong quá trình làm đất kết hợp bón phân lót với lượng tính cho 1 ha: Phân chuồng 20 tấn + tro đốt 500 kg + vôi bột 500 kg + NPK 1,5 tấn. Tiến hành rải đều trên mặt luống thành từng lớp, trộn đều với đất. Toàn bộ việc chuẩn bị đất cần được tiến hành trước gieo ươm từ 25 – 30 ngày.
Nhân giống cây Atiso bằng hạt
2. Chuẩn bị giống cây Atiso
- Hiện nay việc nhân giống cây Atiso được tiến hành bằng hai phương pháp: Tách chồi và gieo hạt.
- Phương pháp tách chổi: Khi thu hoạch Atiso, để lại phần gốc có nẩy chồi đẻ cây con để làm giống, phần thân này được giữ nơi thoáng mát, khi chuẩn bị đất xong thì mới đem phân thân có nảy mầm cây con để trồng, mỗi thân tùy vào số mầm mà có thể cắt làm 2 – 4 mầm con để trồng.
- Nhân giống bằng cách gieo hạt: Hạt giống phải mua nhập nội tại các cửa hàng uy tín chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao của hạt giống. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất vì tạo ra lượng giống lớn và tỷ lệ thành công cao.
- Một số giống đang được trồng phổ biến như A80, A85, …
Xem thêm < Kali Sunphat cung cấp kali hữu hiệu cho cây trồng > |
3. Kỹ thuật gieo hạt Atiso
- Thời điểm gieo hạt Atiso trong vườn ươm là quanh năm nhưng nên gieo hạt để phù hợp với vụ trồng cây Atiso. Nên gieo vào mùa xuân từ tháng 2 – 3, để trồng vào tháng 4 – 5 và thu hoạch cuối kỳ tháng 2 – 3 năm sau.
- Cách xử lý hạt giống trước khi gieo: Đem hạt ngâm hạt vào nước ấm 35oC trong thời gian 8 – 10 giờ. Vớt hạt để ráo 4 giờ mới đem gieo trực tiếp xuống đất.
- Gieo hạt giống với lượng hạt giống 100 gram hạt gieo trên 20 m2. Khoảng cách gieo: Hạt cách hạt 5 cm, hàng cách hàng 10 cm. Sau khi gieo hạt xong phủ kín hạt bằng đất bột tơi xốp dầy từ 1 – 1,5 cm. Tiến hành phủ trên mặt luống gieo một lớp trấu để giữ ẩm cho đất. Tiến hành tưới nước bằng vòi ô doa để giữ ẩm cho đất tạo điều kiện cho hạt nứt nanh và phát triển thành cây con.
Kỹ thuật gieo hạt Atiso ươm cây con
4. Kỹ thuật chăm sóc cây Atiso giai đoạn vườn ươm
- Sau khi gieo cần duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75%. Nên dùng ô doa để tưới tránh làm dẻ đất, hạt giống bị trôi. Ngày tưới từ 1 – 2 lần.
- Khi được 8 – 10 ngày hạt bắt đầu nảy nầm phát triển. Giai đoạn này cây còn non dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường cần làm dàn che mưa nắng đơn giản hoặc chuẩn bị làm dàn che kiên cố đã thực hiện trước khi chuẩn bị vườn ươm.
- Kết hợp làm cỏ, phá váng tạo cho đất được thông thoáng, tơi xốp giúp cây con Atiso sinh trưởng phát triển tốt.
- Khi cây được từ 20 – 25 ngày, tưới nước phân chuồng pha loãng, sau đó tưới lại bằng nước sạch để rửa lại bộ lá cho cây.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây con Atiso: Chủ yếu áp dụng biện pháp canh tác như làm sạch vườn ươm, thoát nước tốt, phơi ải, xử lý đất trước khi gieo trồng, …Có thể phun phòng trị bệnh nấm 1 tháng/lần.
Kỹ thuật chăm sóc cây Atiso giai đoạn vườn ươm
5. Tiêu chuẩn cây con Atiso xuất vườn
- Cây con Atiso xuất vườn cần đạt một số tiêu chuẩn sau: Cây sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị xây sát, long rễ, cây con đủ tuổi từ 40 – 50 ngày, cây cao 15 – 20 cm.
- Trước khi đánh cây trồng ra ruộng sản xuất khoảng 10 ngày không tưới phân chuồng, đạm ure, NPK.
Mô hình ươm giống cây Atiso đạt tiêu chuẩn VietGAP
-
Cách xây dựng vườn ươm nhân giống cây xạ đen
Để cây xạ đen giống có thể sinh trưởng, phát triển tốt thì việc xây dựng vườn ươm rất quan trọng, khi vườn vườn đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ là cở sở tốt cho cây phát triển sau này...
-
Xây dựng vườn ươm giảo cổ lam
Nắm vững được các kỹ thuật cơ bản để xây dựng được vườn ươm hợp lý, ít chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất...
-
Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây sâm dây giai đoạn vườm ươm
Việc trồng và nhân giống cây sâm đất trở nên cần thiết để bảo tồn, làm dược liệu, … là điều cần thiết hiện nay. Do nguồn cây sâm dây trong tự nhiên rất ít.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô