Kỹ thuật kiểm soát đọt khi sầu riêng ra hoa đậu trái
Kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây sầu riêng đạt tỷ lệ thành công cao chỉ khi kiểm soát được đi đọt của cây. Những vùng có diện tích trồng sầu riêng nhiều như Miền Tây, Miền Đông và Tây Nguyên, nhiều nhà vườn có thâm niên trồng sầu riêng từ đầu những năm 2000 chia sẻ: “ Trồng sầu riêng khó nhất là kỹ thuật kiểm soát đọt giai đoạn ra hoa đậu trái. Nếu giai đoạn này xử lý được vấn đề đi đọt thì năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao”. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhiều nhà vườn đang quan tâm, dựa trên sự chia sẻ kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trên các vùng khác nhau, Cẩm nang cây trồng đúc kết kỹ thuật kiểm soát đọt khi sầu riêng ra hoa đậu trái với những nội dung cần lưu ý như sau:
Kiểm soát cây đi đọt giai đoạn ra hoa đậu trái non.
1. Một số lưu ý kỹ thuật giai đoạn trước khi xử lý ra hoa
- Giai đoạn trước ra hoa được tính từ sau khi thu hoạch của vụ trước đến xử lý ra hoa của vụ này đối với cây đang trong giai đoạn kinh doanh. Thông thường để cây xử lý ra hoa đạt tỷ lệ thành công cao thì giai đoạn tạo cơi cần đạt được tối thiểu 2 cơi lá, tốt nhất là 3 cơi lá. Thời gian tạo một cơi lá tùy vào kinh nghiệm chăm sóc của mỗi nhà vườn, dao động từ 1,5-3 tháng. Thời gian tạo cơi càng ngắn thì số lượng cơi tăng lên. Mỗi cơi đọt nhà vườn cần cung cấp đầy đủ phân bón lá, dinh dưỡng và chất điều tiết sinh trưởng cho cây một cách cân đối.
- Đối với cây bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh đầu tiên. Tối thiểu cần đạt từ 3 năm tuổi trở lên mới xử lý ra hoa. Cây cần đảm bảo đạt bộ khung tán từ cành cấp 3 trở lên. Có đầy đủ số lượng cành, bộ khung tán cơ bản để tạo tiền đề cho năng suất các năm giai đoạn kinh doanh.
- Giai đoạn trước ra hoa rất quan trọng, đặc biệt là việc cân đối dinh dưỡng cho cây phát triển. Lưu ý không cung cấp thừa dinh dưỡng làm mất cân bằng, dẫn đến sâu bệnh nhiều và mất kiểm soát các cơi đọt. Nếu tình trạng thiếu dinh dưỡng cây sẽ còi cọc và không có khả năng ra hoa, nuôi trái.
- Đối với cây sầu riêng là cây có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Cần tiến hành định kỳ cung cấp dinh dưỡng gốc, qua lá và phòng trừ sâu bệnh hại. Đặc biệt trước khi xử lý ra hoa cần cung cấp dinh dưỡng lần cuối cùng cho cây.
Chặn đọt đúng thời điểm - Giai đoạn cây sầu riêng ra hoa đậu trái.
2. Biện pháp kiểm soát đọt khi sầu riêng ra hao đậu trái
2.1 Kỹ thuật hãm đọt (chặn đọt) trên cây sầu riêng
- Chặn đọt là kỹ thuật nhiều nhà vườn áp dụng đề kiểm soát đọt giai đoạn cây ra hoa đậu trái. Nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Đồng thời giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng gây rụng hoa, rụng trái non làm giảm năng suất cây sầu riêng.
- Nhà vườn thường áp dụng kỹ thuật này trong giai đoạn xử lý ra hoa, giai đoạn xổ nhụy và đậu trái non dưới 60 ngày tuổi.
- Kỹ thuật áp dụng là sử dụng chất ức chế như: Paclo, Mepiquat, CCC, … kết hợp phun dinh dưỡng với hàm lượng kali, lân cao. Có thể tham khảo công thức chặn đọt sau: Lượng hoạt chất tính cho 200 lít nước: 100 gram Mepiquat + 1-1,5 kg MKP, phun trực tiếp lên đọt. Có thể lựa chọn một số dòng phân bón lá có hàm lượng kali cao dạng hữu cơ là tốt nhất.
Xem thêm: Uniconzole 5WP (Ức chế sinh trưởng, tạo dáng cây). |
2.2 Kỹ thuật dìu đọt trên cây sầu riêng
- Kỹ thuật dìu đọt được áp dụng trong điều kiện giai đoạn đã hoàn thành mắt cua đến trước xổ nhụy hoặc giai đoạn trái phát triển từ 50 ngày tuối.
- Dịu đọt là kỹ thuật điều khiển dinh dưỡng vào cho cây để tạo điều kiện cho cây vừa phát triển hoa, trái vừa phát triển đọt. Tuy nhiên kỹ thuật này chủ yếu từ kinh nghiệm của các nhà vườn. Nếu áp dụng không chính xác dẫn đến rụng hoa rụng trái non, giảm năng suất đáng kể.
- Cây giai đoạn kinh doanh: Khi cây đã hình thành mắt cua sáng bật ra thì có thể bón phân bón gốc và phân bón lá bổ sung cho cây trồng. Phân bón gốc có thể sử dụng dòng phân bón như 16:16:16; 20:20:20, … với lượng từ 500-600 gram/ gốc, kết hợp bổ sung vi lượng, amino cho cây trồng với liều lượng khuyến cao của nhà sản xuất. Phân bón lá tính cho 200 lít: 1 gram GA3 + 1 gram Atonik + 400 gram amino + 50 gram vi lượng tổng hợp + 50 gram bột rong biển. Bón gốc, phun phân bón lá định kỳ 15-20 ngày/ 1 lần. Đối với thuốc phòng trừ sâu trừ bệnh cần phòng trừ một số đối tượng như nhện, sâu, rong tảo, nấm, … Định kỳ phòng, tuy nhiên trước giai đoạn xổ nhụy cần phun phòng lần cuối để đảm bảo thời kỳ xổ nhụy của cây an toàn.
Xem thêm: Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% (Ức chế sinh trưởng, tạo dáng hoàn hảo). |
2.3 Kỹ thuật tẩy đọt trên cây sầu riêng
- Kỹ thuật tẩy đọt ít được khuyến cáo áp dụng do dễ làm suy cây. Nếu kỹ thuật áp dụng không đúng thì có thể gây thiệt hại năng suất cây trồng hoặc gây chết cây.
- Một số nhà vườn chia sẽ các hoạt chất có thể áp dụng kỹ thuật tẩy đọt như Paclo, Ethephon, … Nồng độ sử dụng tùy vào tình trạng cây trồng và kinh nghiệm pha chế của mỗi nhà vườn.
-
Uniconazole và các ứng dụng tuyệt vời cho cây trồng
Hoạt tính của Uniconazole cao hơn gấp 6-10 lần so với paclobutrazol, nhưng lượng tồn dư của nó trong đất chỉ bằng 1/10 so với paclobutrazol. Do đó, nó ít ảnh hưởng đến cây trồng. Do đó, nó ít ảnh hưởng đến cây trồng sau vụ mùa..
-
Có thể kết hợp Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) với các loại thuốc trừ sâu?
Có thể kết hợp MKP với các loại thuốc trừ sâu trung trung tính và axit, tránh kết hợp với các loại thuốc trừ sâu có tính kiềm cao, nên pha thành dung dịch loãng trước khi đưa vào sử dụng.
-
Chăm sóc sầu riêng xử lý nghịch vụ trong mùa mưa
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng nghịch vụ như thế nào? Chăm sóc sầu riêng trong mùa mưa? Những lưu ý khi xử lý sầu riêng nghịch vụ trong mùa mưa? Cách làm cho cây sầu riêng ra hoa đồng loạt? Xử lý nghịch vụ sầu riêng?
-
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi hoa như thế nào? Thời gian nuôi hoa là bao lâu? Cần làm gì giai đoạn cây sầu riêng giai đoạn nuôi hoa?
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô