Mách bạn kỹ thuật chống rét hiệu quả cho cây trồng
Hiện nay, ở các tỉnh miền Bắc nhiệt độ đang có su hướng giảm sâu, rét đậm, rét hại kéo dài, dự báo có thể xuất hiện thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương múi băng giá, mưa tuyết. Vì vậy, việc chủ động phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi đang được các địa phương tích cực triển khai.
Vậy làm thế nào để giúp cho cây trồng có thể chống rét được vào vụ đông? Cách phòng chống rét cho cây trồng hiệu quả? Làm thế nào để các loại cây hoa có thể cho hoa vào đúng dịp tết khi thời tiết đang xuống thấp như vậy? Nên sử dụng những phân bón gì trong thời điểm này cho cây để tăng khả năng chịu lạnh cho cây? Có thể sử dụng các loại phân bón nào cho cây vào mùa lanh? Cách chống rét cho cây rau màu hiệu quả?... Khi đi khảo nghiệm thực tế tại một số địa phương, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những câu hỏi xoay quanh chủ đề: “Cách phòng chống rét cho cây trồng hiệu quả” từ các hộ nông dân. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc kỹ thuật chăm sóc cây trồng khi thời tiết bất lợi.
Sử dụng biện pháp phòng chống rét cho cây trồng hiệu quả
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây trồng gây thiệt hại như thế nào?
- Để hiểu rõ được cây trồng và cách phòng chống rét cho cây vào mùa đông, trước tiên cần tìm hiểu rõ sự ảnh hưởng của mưa rét làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho cây trồng như thế nào?
- Cây trồng cũng là một sinh vật, có tính thích nghi cũng như phát triển, chính vì vậy khi cây bị tổn thương từ bất kỳ điều gì cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Khi cây bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều, gió rét làm cây bị ảnh hưởng nặng, khiến cây chậm phát triển, không bật chồi hoặc có thể chết cây nếu không có biện pháp phòng chống rét kịp thời.
- Như ta đã biết, các tế bào thực vật đóng vai trò, chức năng rất quan trọng trong đời sống thực vật, nó giúp vận chuyển, truyền tải thông tin và cung cấp thức ăn cho cây trồng. Các tế bào thực vật gồm protoplasts và các thành tế bào. Khi nhiệt độ quá thấp, protoplasm trong tế bào thực vật sẽ đóng băng, và tinh thể băng sẽ xuyên qua màng tế bào và làm cho tế bào bị phá hủy. Sau khi tan chảy, protoplasm trong tế bào thực vật sẽ chảy ra và tế bào sẽ mất hoạt động của nó. Bên cạnh việc thoát hơi nước của cây trồng cũng ảnh hưởng đến việc mất nước nếu cây không được cung cấp thường xuyên và đầy đủ khi nhiều trường hợp vẫn quan niệm rằng: "Lạnh thế này cần gì phải tưới".
- Đối với những cây con, cây mới trồng bị sương giá, các tế bào của cây có thể bị phá hủy, các lá non bắt đầu có những dấu hiệu như quăn đầu lá, vàng lá, rụng lá,… Trong trường hợp cây chịu ảnh hưởng nặng bởi thời tiết cũng khiến cho cây trở nên nghiêm trọng các tế bào của cây có thể bị phá hủy, khiến cây trồng có thể bị chết.
- Để cây có thể chống chịu được qua những mùa đông rét mướt cần đòi hỏi người trồng cần có biện pháp phòng chống rét hiệu quả cho cây trồng, cùng tìm hiểu cách phòng chống rét trong một số trường hợp.
2. Đối với mạ xuân
2.1. Chăm sóc mạ xuân giúp cây khỏe mạnh
- Để kịp thời vụ lúa chiêm xuân, người dân thường phải gieo mạ từ tháng 11-12 âm lịch, thời điểm này là mưa rét kéo dài, chính vì vậy cần phải chống rét cho cây mạ để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
- Phủ lên mặt luống mạ một lớp tro trấu hoặc rơm dạ để giúp mặt luống được giữ ấm.
- Luôn giữ ẩm cho luống mạ, không nên để luống mạ khô hạn. Khi nhiệt độ dưới 15oC vào ban đêm nên cho nước vào trong ruộng ngập ½ - 1/3 chân mạ, để giữ ấm cho cây mạ được khỏe mạnh, đến sáng thì nên rút cạn nước trong ruộng và phủ kín nilong lên trên mặt luống.
- Làm vòm che trên mặt luống, dùng thanh tre cắm ngang mặt luống mạ tạo thành vòm có đỉnh cao khoảng 40-50cm, dùng nilon che phủ trên mặt luống để giữ ấm cho mạ.
- Khi gặp thời tiết rét lạnh, không nên bón quá nhiều phân cho cây, đặc biệt là phân đạm, NPK sẽ khiến mạ bị sót và chết cây. Để cây có thể phát triển khỏe mạnh nên bón lót cho mạ bằng phân chuồng hoai mục và tăng cường bón thúc phân kali để giúp cây có thể tăng khả năng chống rét cho cây mạ.
Cho nước vào ruộng và sử dụng nilong che phủ luống mạ
- Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, các chế phẩm sinh học phun cho mạ để tăng khả năng chống chịu rét cho mạ như: Kali Humate, Rong biển, Brassinolide, MKP,… giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn và chống rét hiệu quả.
- Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC không nên gieo mạ những ngày này, để đảm bảo được cây mạ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Hạt lúa đã nảy mầm chưa kịp gieo cần bảo quản thật tốt để tránh tình trạng bị khô mầm trước khi gieo. Cần bảo quản nơi ấm, có thể tủ rơm dạ lên hoặc bao tải dứa lên trên, tưới nước ấm cho mạ được tươi mầm.
- Đặc biệt khi đất cấy và mạ đã có thể cấy thì cần chú ý khi nhiệt độ dưới 13oC thì không nên cấy, giữ mạ lại khi nhiệt độ ấm mới nên cấy, để giúp mạ có thể nhanh thích nghi và bén rễ mới, hồi phục lại.
2.2. Chăm sóc cây lúa mới cấy và mạ gieo sạ trên ruộng
- Khi đã đặt cấy mạ dưới ruộng gặp thời tiết bất lợi như giá rét thì nên cho nước vào ruộng, để mực nước trong ruộng luôn ở mức ½ cây lúa, để giữ ấm cho cây lúa và bộ rễ cây.
- Đối với những ruộng gieo sạ thẳng thì không nên cho nước vào ruộng sẽ khiến cây mầm bị chết, lúc này nên rải đều tro bếp hoặc phân lân lên khắp ruộng để giữ ấm. Tuyệt đối không nên bón phân đạm, các loại phân bón lá cho cây vào những ngày rét đậm, rét hại.
- Khi thời tiết ấm trở lại (trên 18oC) lúc này nên tăng cường bón phân thúc cho cây như đạm, NPK và phân lân cho cây có thể sinh trưởng phát triển, thêm nước vào ruộng, kết hợp với sục bùn cho bộ rễ phát triển và cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, giúp cây lúa nhanh đẻ nhánh.
3. Giữ ấm cho các loại cây rau màu
- Để cây rau màu có thể phát triển khỏe mạnh, cây cho năng suất cao vào mùa rét thì người trồng cần hiểu tìm hiểu thời tiết nhiệt độ cho cây, khả năng thích ứng và tìm hiểu kỹ cây trồng phù hợp vào mùa.
- Đối với những cây rau màu đang trong thời kỳ cho thu hoạch, cần thu hoạch ngay cho cây, tránh cây bị gặp thời tiết lạnh quá làm ảnh hưởng đến cây trồng.
- Khi trồng cây rau màu vào vụ đông cần tìm hiểu kỹ các loại rau thích hợp trồng vào vụ, có khả năng chịu lạnh tốt. Khi trồng cây con xuống ruộng cần chú ý đến thời tiết, nên chọn những ngày nắng ấm, nhiệt độ trung bình trên 15oC. Sau khi trồng cây nên tưới nước thường xuyên, cung cấp nước đủ ẩm để giữ ấm cho cây rau. Kết hợp tủ gốc cho cây bằng rơm dạ hoặc trấu gạo hoặc tro bếp. Khi cây đã ổn định nên tưới phân kali và lân cho cây để giúp cây phục hồi.
Xem thêm: Kinh nghiệm trồng rau mùa đông cho năng suất cao
- Cần kiểm tra, thăm đồng thường xuyên để nắm bắt được tình trạng của cây và tình hình sâu bệnh hại trên cây rau màu để kịp thời phòng và điều trị cho cây.
Dùng rơm dạ để che phủ rau màu chống rét cho cây
- Vào mùa đông thời tiết thường có sương muối, vì vậy người trồng cần có biện pháp che chắn cho cây rau hoặc sử lý ngay cho cây khi có hiện tượng sương muối xuống. Sử dụng vòi nước hoặc thùng ô doa dội cho lớp sương trôi, tan trên cả 2 mặt lá cây rau, càng sớm càng tốt, tránh tình trạng mặt trời lên chiếu xuống làm cháy lá.
- Đối với các giống rau ăn lá cần sử dụng lưới hoặc nilong trắng che phủ lên trên bề mặt và xung quanh luống rau để tránh mưa rét.
- Đối với cây lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân chú ý không gieo trồng khi nhiệt độ thấp dưới 13oC cho dù thời vụ đã đến.
- Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (nhất là đối với cây cà chua), làm bộ tán thông thoáng, hạn chế sinh vật gây hại. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua, bí đỏ…).
- Các loại rau màu như hành, ớt, cà chua, khoai tây xuân, bắp cải, su hào, súp lơ... khi thời tiết có rét đậm, rét hại cũng cần tưới đủ ẩm và phun chất tăng trưởng cho rau màu 5-10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét, sinh vật gây hại.
- Đối với những cây có thiệt hại về cây do ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm, rét hại nên cần thu gom, loại bỏ để trồng chám vào vùng đất, sử dụng các loại rau ngắn ngày, có khả năng chịu lạnh tốt để trồng.
- Những cây có khả năng phục hồi thì sử dụng phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh để tưới cho cây rau phục hồi và giữ ấm cho cây, che chắn cho cây. Không nên sử dụng phân đạm đơn để tưới cho cây làm ảnh hưởng ngược lại đến cây trồng.
3. Chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày vào mùa rét
- Các loại cây ăn quả, cây dài ngày nếu không được chăm sóc đúng cách và gặp thời tiết bất lợi như đợt rét đậm, rét hại năm nay, cây rất dễ bị tổn thương và bị sâu bệnh hại tấn công, khiến cho năng suất giảm, nặng hơn có thể khiến cây bị chết.
- Để hạn chế được tình trạng cây bị suy yếu vào mùa đông, người trồng cần có biện pháp phòng chống rét hiệu quả. Sử dụng rơm dạ, cỏ khô, nilong,… để tủ xung quanh gốc cây, đắp cao 1-2cm lên trên gốc và rộng khoảng 30-40cm để giúp giữ ấm cho cây và giúp cỏ dại không thể mọc lên.
- Đối với những vườn cây giống con, nên sử dụng các túi nilon trắng để che bên trên mặt luống hoặc sử dụng giấy báo trắng để bọc lại hạn chế gió lạnh, ….
- Đối với những cây đã bị thiệt hại bởi đợt rét đậm, cây vẫn có khả năng để phục hồi thì nên tiến hành các biện pháp như quét vôi vào gốc cây, tủ gốc, tưới nước, chăm sóc, bón phân cho cây nhanh phục hồi.
Xem thêm - Brassinolide 0.15% SP (Giải độc cây trồng) Hormone thực vật tan trong nước |
- Để cây có thể nhanh phục hồi bạn có thể kết hợp một số loại phân bón với các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng khả năng chịu lạnh cho cây và giúp tăng khả năng hấp thụ phân bón là điều cần thiết cho cây lúc này. Kết hợp các loại phân bón gồm Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) + Brassinolide 0.15% SP + Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (Atonik) để hòa tưới cho cây.
Sử dụng giấy bọc quấn quanh nụ hoa hồng giúp cây chống rét
- Với công thức trên bạn có thể áp dụng sử dụng cho tất cả các loại cây trồng và ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cây. Bạn có thể áp dụng với nồng độ:
+ Sử dụng ở giai đoạn cây con. Ví dụ như đối với lúa mỳ, tỏi, dưa chuột… Lượng dùng cho 100L nước: 100-150g MKP + 1g Braissinolie + 0,5 g Atonik giúp hỗ trợ bộ rễ phát triển, tăng sức khỏe và khả năng chịu lạnh cho cây trồng.
+ Sử dụng trong thời gian ra hoa và hình thành quả. Trong thời kỳ ra hoa và đậu quả của cà chua, dưa chuột, ớt, cà tím, dâu tây và các loại cây trồng khác. Lượng dùng cho 100L nước: 150-200g MKP + 2g Braissinolie + 0,5g Atonik đậm đậc có thể kích thích cho cây phát triển, tăng kích thước trái cây, giảm hiện tượng rụng trái non, ngăn ngừa sự lão hóa thực vật sớm và cải thiện đáng kể sức đề kháng lạnh của thực vật.
Chúc bạn đọc có vườn cây trồng khỏe mạnh!
-
Cách chăm sóc vườn cam trong mùa mưa lũ và cách khắc phục quả bị nứt
Chăm sóc vườn cam vào mùa mưa lũ không hề khó, bà con cần chú đến kỹ thuật bón phân và tiêu nước cho cây trồng nhanh chóng là giúp cây khỏe mạnh.
-
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá, xoăn lá trên cây rau ngót và biện pháp khắc phục
Cây rau ngót bị vàng lá, xoăn lá do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trong quá trình chăm sóc cây, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá, xoăn lá và biện pháp khắc phục.
-
Cách bón phân cho cây hoa hồng sau mùa mưa lũ giúp cây nhanh phục hồi
Cây hoa hồng sau mùa mưa lũ bộ rễ của cây bị ngập úng, tổn thương các rễ non bị thối và chết, lúc này nên bón phân khô cho cây.
-
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rau mồng tơi giúp cây khỏe mạnh và xanh mơn mởn
Cây rau mồng tơi là loại cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là sâu ăn lá, bệnh đốm nâu thường xuất hiện trên diện rộng và lây lan nhanh.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô