Kỹ thuật chăm sóc nhãn Idor đơn giản và hiệu quả nhất
Nhãn Idor - loại cây trồng hiện đang được rất nhiều nhà vườn tại tỉnh Vĩnh Long mạnh dạn đưa vào thay thế cho các vườn đào, vườn cây ăn trái không hiệu quả. Có vườn chuẩn bị xuống giống, có vườn cây trên dưới 100 tuổi nhưng nhìn chung đều được chăm sóc khá tốt. Nhưng bên cạnh đó, có một số tình trạng đang xảy ra ở một số nhà vườn như: chết cây hoặc cây èo uột kém phát triển nên tỷ lệ hao hụt giống khá lớn, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho nhà vườn. Thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chết cây con hoặc cây sinh trưởng kém như: nguồn giống không đảm bảo chất lượng hay việc bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý và cây bị sâu bệnh tấn công.
1. Làm đất, và bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
- Nhãn Idor là cây sinh trưởng khá chậm ở hai năm đầu nên việc chọn đất trồng và làm mô, làm liếp có ý nghĩa quan trọng.
- Sử dụng 70% lớp đất mặt lớp phù sa không bị mặn, phèn + 30% phân chuồng đã ủ hoai + với 2 - 3kg phân hữu cơ vi sinh trộn đều.
- Rồi khum thành mô với độ cao, to tùy theo điều kiện từng, nơi sau đó dùng rơm rạ hay cỏ khô tủ lại, việc làm này phải được thực hiện trước khi trồng cây 2 -3 tuần để vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và diệt trừ mầm bệnh trong đất.
2. Hướng dẫn bón phân cho cây nhãn Idor.
- Tùy vào loại cây trồng khác nhau mà ta có thể sử dụng các loại phân bón cũng như hàm lượng khác nhau để bón cho cây để cây phát triển được tốt nhất. Đối với cây nhãn Idor, qua nghiên cứu các nhà khoa học khuyên bà con nên bón 5 lần một năm, mỗi năm từ 500 đến 600gram NPK kết hợp 300 - 500gram Ure, trong năm đầu có thể pha lân với nước để cây hấp thu dễ dàng hơn.
- Cách bón: Trước khi bón, cần xới gốc xung quanh tán cây, tưới nước vào và đắp gốc lại, tủ mô giữ ẩm. Không tủ sát gốc mà phả cách gốc 20cm để nấm bệnh không tấn công.
- Với một số nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng nhãn Idor cho rằng khi mới xuống giống thì không nên bón phân hóa học vào gốc vì lúc này bộ rễ chưa phát triển đầy đủ dễ bị tổn thương ảnh hưởng sự phát triển của cây.
3. Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho nhãn Idor.
- Khi được một năm tuổi hay sau khi thu hoạch để khum tán cân đối tránh các quá sâu hay quá cạn tỉa cành còn tạo được sự thông thoáng cho cây, các thân nhán nhận được ánh sáng cũng hạn chế rậm rạp, nấm bệnh, côn trùng dễ trú ẩn và tấn công. Đặc biệt giai đoạn mang hoa trái sẽ giảm được sâu bệnh đáng kể.
4. Theo dõi các loại sâu hại thường gặp trên cây nhãn.
- Đối với các loại cây con mới trồng, thì đối tượng sâu bệnh là rất nguy hiểm đối với sự tồn tại cũng như phát triển của cây. Vậy muốn giảm đi độ hao hụt của cây ngoài việc thiết kế mô hình vườn bổ sung vi sinh vật có lợi vào trong mô đất để đối kháng với mầm bệnh hại trong đất hoặc từ nước tưới.
- Ở giai đoạn này cần chú trọng nhất là bọ cánh cứng tấn công lá non, đây là đối tượng đáng lo ngại do nó ăn thịt lá làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Nếu không thăm vườn phát hiện kịp thời thì chúng gây hại làm cho quá trình phát triển của cây con bị sựng lại không đâm đọt, thậm chí khô cành, nhánh dẫn đến chết cây.
- Bên cạnh đó, đối với giai đoạn cây ra hoa thì sâu ăn bông là đối tượng cần phải chú ý đến, chúng tấn công cành làm cành hoa bị khô và gãy gây thiệt hại rất nghiêm trọng năng suất.
5. Cách xử lý ra hoa cho nhãn idor đơn giản nhất.
- Cũng như những loại cây trồng khác, cây sinh trưởng mạnh, bộ lá tốt là tiền đề tiên quyết để cây ra hoa và đậu trái được như ý. Theo nhiều chia sẻ của các nhà vườn. Nhãn Idor không ra hoa tự nhiên giống như các lại cây nhãn vải khác chỉ ra hoa khi được xử lý clorat kali hoặc một số hóa chất khác. Ở Miền Nam bà con nông dân hay dùng Kaliclorat (KClO3) và Paclobutrazol (PBZ) hoặc Uniconazole tưới vào đất dưới tán nhãn để xử lý cho nhãn ra hoa vụ nghịch (trái vụ).
6. Kỹ thuật chăm sóc cây sau khi cây ra hoa, đậu quả.
- Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái của nhãn, bà con cũng nên chú ý giữ ẩm cho nhãn, không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ buông bông mà chỉ nên tủ gốc nhãn, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
- Đối với giống nhãn Idor khi canh tác cần phải tỉa bỏ bớt những trái đeo, những trái đậu sau để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, trái to và đồng đều, chất lượng hơn.
- Cũng nên bỏ những trái dị dạng, những trái trong tán hay trái đầu phát hoa, đồng thời trên cây có những chùm mang trái ít, nhỏ, bà con cứ mạnh dạn loại bỏ để giúp cây nhãn có bộ khung tán mang trái và phát hoa phân bố đều trên cây, trái nhận được ánh sáng đầy đủ. Để chọn lọc được như ý muốn thì tỉa tay là giải pháp thiết thực hơn.
- Trong khi một số nhà vườn phải tốn công lao động để tỉa trái thì nhiều nhà vườn dày dặn kinh nghiệm đã có biện pháp rất hay: Khoảng 75 ngày sau khi nhãn ra hoa đậu trái thì chúng ta cắt nước (không tưới) khoảng 10 ngày, sau đó mỗi cây (cây 4-5 năm tuổi) bón khoảng 150 - 200gram phân ure rồi vô nước trở lại thì những trái bị đeo nó sẽ bị khô và rụng đi.
- Ngoài dinh dưỡng từ đất khi trái nhãn nhận đầy đủ ánh sáng và nước sẽ cho chất lượng cao nhất thì trong mùa nắng phải thật chú ý bổ sung nước cho cây, cho trái đầy đủ giai đoạn chuẩn bị vào cơm thì bà con nên tưới trực tiếp lên trái cho cơm dày và vỏ sáng hơn, đồng thời loại bỏ phần nào - Hiện nay nhãn Idor đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến, chúng ta cũng đã xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi tính an toàn và chất lượng cao như Anh, Mỹ nhưng số lượng chưa nhiều. Để khai thác tối đa lợi thế này bà con nông dân trồng nhãn nên liên kết lại với nhau canh tác theo tiêu chuẩn Vietgrap, Plopankgap để trái nhãn Idor mang lại lợi ích kinh tế cao cũng như tránh được tình trạng cung vượt cầu khi diện tích ngày một tăng.
-
Xử lý ra hoa cây vải, nhãn: Điều khiển sinh trưởng bằng biện pháp cơ giới
Hướng dẫn kỹ thuật điều khiển sinh trưởng, điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả của cây vải, nhãn bằng biện pháp biện pháp khoanh cành, làm đứt bớt rễ trên các giống vải nhãn khác nhau...
-
Xử lý ra hoa cây vải, nhãn: Điều khiển sinh trưởng bằng hóa chất
Trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng (diệt lộc đông, xử lý ra hoa) của vải, nhãn bằng hóa chất: Phun hóa chất, tưới hóa chất KClO3, PBZ, Ethrel, α-NAA...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao