Không nên xếp chung chất cải tạo đất với phân bón
Ý kiến của Ông Nguyễn Khang, Tổng Giám đốc Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang
Không gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón chứ hiện nay chúng tôi chịu chết không làm được gì...
Là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phân phối phân bón với số lượng lớn tại miền Bắc, doanh nghiệp chúng tôi có 2 đóng góp với ngành phân bón khi tiến hành sửa đổi Nghị định 202 trong thời gian tới.
Thứ nhất, vừa qua chúng tôi làm thủ tục xin cấp phép bên Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) sản phẩm đạm NEB-26. Mọi thủ tục tại tỉnh và ở Bộ Công Thương đã xong hết rồi, chỉ còn đợi thẩm tra để cấp giấy phép, nay bỗng nhiên dừng lại.
Giờ chúng tôi lại nghe thông tin chuyển quản lí nhà nước về phân bón từ Bộ Công Thương sang Bộ NN-PTNT nên rất lo lắng không biết số phận sản phẩm của mình thế nào. Nhưng quan điểm của tôi là Bộ nào quản lí cũng được, miễn không gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón chứ hiện nay chúng tôi chịu chết không làm được gì, nguyên liệu mua về rồi những vẫn phải lưu kho để đó vì chưa có hợp chuẩn hợp quy thì làm sao sản xuất được.
Không nên xếp chung chất cải tạo đất với phân bón
Góp ý thứ hai, với loại phân bón trung, vi lượng đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay, theo tôi không nên xếp chung phân trung, vi lượng với phân bón. Lí do bởi phân trung, vi lượng thực tế vai trò chính là chất cải tạo đất. Nếu có cho sử dụng phải quy định ghi rõ ràng trên bao bì là phân bón cải tạo đất và chỉ được phép để ở dạng bột cho dễ phân biệt.
Hiện nay, các doanh nghiệp đem vê viên chất cải tạo đất thành hạt đẹp như phân NPK rồi đóng bao bì đẹp, đặt tên rất “hoành tráng”, song thực tế hàm lượng rất thấp, bán giá lại rất cao, lừa người nông dân kém hiểu biết. Cái này không chỉ gây thiệt hại lớn cho bà con, nếu không quản lí tốt còn gây họa cho môi trường.
Nguyễn Huân
-
Truyền hình Quốc hội Việt Nam | Thị trường phân bón nhập nhèm chất lượng
Video Clip cực hay về tình hình phân bón giả, làm giả phân bón tại Việt Nam...
-
Vì sao loạn phân bón "trung vi lượng"?
Việc bón phân (đưa chất dinh dưỡng) vào đất rất dễ, song khi bị dư thừa khó mà xử lý loại bỏ nó ra khỏi đất, bởi qui trình này vô cùng khó khăn, phức tạp và tốn kém...
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau