Hải kim sa – Dây bòng bong đặc trị bệnh đường tiết niệu

Hải kim sa – Chính là bào tử của dây bòng bong. Sau khi thu dây bòng bong về, đem ủ 2 ngày thì bào tử chuyển màu vàng rụng ra thì đó là hải kim sa – vị thuốc quý trong Đông y.

Cây bòng bong - Công dụng đặc bị bệnh đường tiết niệu.

1. Một số đặc điểm cần biết về cây dây bòng bong

- Tên tiếng việt : Hải kim sa, tên khác: dây bòng bong, bòng bong chẻ, thạch vĩ đằng, thạch vi dây, ... Tên khoa học Lygodium dlexuosum (L) Sw, thuộc họ Lygodiaceae (họ bòng bong).

- Là dạng cây thân leo rất dài, thân rễ mọc bò bám vào cây chủ. Lá bòng bong dài từ 14 – 25 cm, mỏng, mặt nhẵn bóng, xẻ lông chin, mọc cặp đối xứng với nhau thành các lá chét, cuống lá dài từ 2 – 2,5 mm. Trên viền mỗi lá đều mang túi bào tử. Bào tử kích thước nhỏ, có hình tròn, màu vàng nhạt.

Xem thêm: Combo 05 - Kích thích to trái.

- Cây bòng bong có hai loại: Bòng bong lá nhỏ và bòng bong lá lớn. Cách phân biệt hai loại này là loại bòng bong lá lớn có mang túi bào tử còn lá nhỏ không mang. Hai loại này có đều có tác dụng làm thuốc nhưng loại bòng bong lá lớn có tác dụng nhiều hơn loại lá nhỏ.

- Trong dân gian thường có câu: “Dây bòng bong không trồng mà mọc” tức là dây bòng bong mọc rất nhiều phân bố khắp cả nước ta. Thường mọc hoang ở bờ rào, dọc các kênh nước, ...

Hải kim sa là túi bào tử của cây bòng bong có nhiều công dụng làm thuốc.

- Tất cả các bộ phận của cây bòng bong đều có công dụng làm thuốc. Tuy nhiên khi thu hái và sơ chế thành loại khô là dây bòng bong và túi bào tử (hải kim sa). Hải kim sa có giá trị cao hơn rất nhiều so với dây bòng bong khô.

- Công dụng làm thuốc từ cây bòng bong: Là dược liệu có vị ngọt, tính hàn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, ... Trong đông y, vị thuốc dây bòng bong được sử dụng chủ yếu điều trị các bệnh đường tiết niệu.

Dây bòng bong mọc hoang dại ở các bờ kênh.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp.

2. Những bài thuốc hay từ dây bòng bong

- Trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: 100g dây bòng bong tươi rửa sạch ninh với 100g thịt nạc lợn đến khi chín kỹ. Loại bỏ bã thuốc giữ lại thịt và nước canh, dùng khi còn nóng. Dùng liên tục trong 10 ngày nghỉ 3 ngày, cho đến khi khỏi.

- Đặc trị bệnh cho người bí tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt, khó tiểu: Dùng 90g hải kim sa sắc với 300 ml nước, cho thêm 1 thìa đường phèn. Dùng uống thay trà mỗi ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn rất hiệu quả.

Xem thêm: Cycocel CCC - Ức chế sinh trưởng về chiều cao của cây.

- Bài thuốc chữa bệnh đau rát, tức bụng dưới, nước tiểu đục màu: Dùng 100g dây bòng bong khô, 100g mang tiêu, 40g hổ phách, 20g bằng sa. Các vị thuốc tán thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ thủy tin kín gió. Mỗi lần dùng với lượng 5g bột thuốc pha với nước ấm. Dùng ngày 3 lần/ngày, sử dụng 10 ngày nghỉ 3 ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

- Trị bệnh cao lâm là tình trạng đi tiểu tiện ra dinh dưỡng của cơ thể làm cơ thể suy yếu: Các vị thuốc gồm 40g hải kim sa, 40g hoạt thạch, 20g mạch môn, 10 g cam thảo. Dùng mạch môn sắc thành nước thuốc. Các vị thuốc còn lại tán thành bột. Mỗi lần dùng 8g với nước thuốc. Ngày uống 3 lần, dùng 10 ngày nghỉ 3 ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Công dụng làm thuốc từ cây bòng bong.

- Bệnh tiểu tiện ra máu: Dùng hải kim sa tán thành bột mịn, mỗi ngày hòa 8g với nước, dùng 3 lần/ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi.

- Sử dụng trong điều trị tán sỏi: 30g kim tiền thảo, 15g mỗi loại: tiên hạc thảo, hải kim sa, hoạt thạch; 12g mỗi loại: biển súc, sơn chỉ, cù mạch; 10g hoa hòe, 9g mọc thông, 8g kê nội kim, 6g đại hoàng. Các vị thuốc mang sắc nước thuốc. Lưu ý vị thuốc đại hoàng cho vào sau cùng. Dùng trong ngày. Mỗi thang được chia làm 3 phần bằng nhau và sắc uống trong ngày.

Xem thêm: Trồng cây hoa phù dung sớm nở tối tàn vừa làm cảnh vừa làm thuốc.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status