Đốm phấn, phấn trắng

Xem chủ đề liên quan: Đốm phấn, phấn trắng, Oidium sp.
Tên khoa học: Oidium sp.

Bệnh đốm phấn, phấn trắng hại cây mè (vừng) Oidium sp.

Triệu chứng gây hại của bệnh đốm phấn trên cây mè Oidium sp.

Bào tử nấm bệnh và lá cây bị bệnh phấn trắng

Lá vừng bị bệnh đốm phấn (phấn trắng) và bào tử nấm bệnh

Bệnh chủ yếu hại lá, lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lan rộng không có hình dạng rõ rệt. Trên vết bệnh có lớp phấn màu trắng, sau chuyển vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Lá bị bệnh biến vàng và khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, ít quả. Bệnh phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều.

Phòng trừ bệnh đốm phấn gây hại trên cây mè Oidium sp.

Ngắt bỏ tiêu hủy các lá bị bệnh. Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Khi bệnh phát sinh phun các thuốc Viben-C, Carbenzim, Anvil…

Bệnh đốm phấn, phấn trắng trên cây xoài Oidium mangiferae

Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh phấn trắng trên cây xoài Oidium mangiferae

Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.

Bệnh phấn trắng trên bông xoài.

Bệnh phấn trắng trên bông xoài.

Khả năng gây hại của bệnh phấn trắng trên cây xoài Oidium mangiferae

Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả, đặc biệt là hoa và chùm hoa.

Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

Biện pháp quản lý bệnh phấn trắng trên cây xoài Oidium mangiferae

- Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh.

- Cung cấp phân bón cân đối và đầy đủ.

- Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông, đậu trái non.

- Có thể bao trái sau khi rụng sinh lý.

- Dùng thuốc các hoạt chất Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamide + Chlorothalonil)...

Bệnh đốm phấn, phấn trắng trên cây cao su Oidium hevea

Triệu chứng gây hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su Oidium hevea

Nấm tấn công ở lá, sau khi bị nấm tấn công 7-10 ngày nhiều bào tử được hình thành trên vết bệnh có mầu bột trắng ở hai mặt lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là các lá non còn màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt khiến lá bị xoăn lại, khô héo trở màu đen và rụng từng lá chét sau đó rụng luôn cuống lá.

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Vết bệnh trên lá chét

Bệnh thường chỉ tấn công các lá non dưới hai tuần tuần tuổi và các chồi non mọc lại sau khi qua đông.

Vết bệnh trên tán lá của cây cao su KTCB

Vết bệnh trên tán lá của cây cao su kiến thiết cơ bản

Nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù thì lá bị rụng hàng loạt, sau giai đoạn này lá không bị rụng thì lá sẽ bị biến dạng và đốm bệnh có màu vàng nhạt.

Vết bệnh trên tán lá của cây cao su kinh doanh

Vết bệnh trên tán lá của cây cao su kinh doanh

-  Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.

-  Hoa bị bệnh thì nhỏ và thối rụng.

- Các giống bị nhiễm bệnh nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV4, GT1

Bệnh gây hại nặng, lá còn xanh rụng xuống mặt đất

Bệnh gây hại nặng, lá còn xanh rụng xuống mặt đất

Phòng trị bệnh phấn trắng trên cây cao su Oidium hevea

- Khi vườn cây bị bệnh có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

+ Bột lưu huỳnh: 6-9 kg/ha.

+ Bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus 80DF, Sulox 80WP): 3-6 kg/ha.

- Phun trong mùa bệnh 3-4 lần, với chu kỳ 7-10 ngày/lần. Trên vườn ươm, nhân tiến hành xử lý khi có 10-15% số cây ra chồi mới và chỉ phun trên tầng lá non.

- Kết hợp phun thuốc Sulox với phân bón lá cao cấp Multi-K nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của cây cao su với liều lượng 2kg-3kg phân Multi-K/1.000 lít nước và phun kết hợp với thuốc Sulox ở lần xử lý thứ hai.

Thời điểm phun hiệu quả nhất cho cây cao su giống khi lá còn non (xanh vàng, phiến lá rủ)

Thời điểm phun hiệu quả nhất cho cây cao su giống khi lá còn non (xanh vàng, phiến lá rủ)

Phun thuốc trị bệnh phấn trắng trong vườn cây cao su kinh doanh

Phun thuốc trị bệnh phấn trắng trong vườn cây cao su kinh doanh

- Có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Amistar Top 325SC, Anvil 5SC…

Chú ý: Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày vào buổi sáng ít gió

Lưu ý về bệnh phấp trắng trên cây cao su Oidium hevea

- Bệnh phấn trắng gây hại trên cao su thường phát sinh phát triển vào mùa cao su thay lá, tháng 2-3 DL hàng năm, nhiệt độ thấp, có nhiều sương mù.  

- Vết bệnh có mầu bột trắng ở hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn lại, khô héo trở màu đen và rụng từng lá chét sau đó rụng luôn cuống lá. Phun thuốc phòng trong gia đoạn vườn ươm giống, tăng cường bón phân trong giai đoạn vườn kiến thiết cơ bản và khai thác mủ.

Bệnh đốm phấn, phấn trắng, thối khô trái trên cây chôm chôm Oidium sp.

Triệu chứng bệnh đốm phấn, thối khô trái chôm chôm do nấm Oidium sp.

Bệnh gây hại trên cành non, lá non, hoa và trái non. Mùa ra hoa cũng là mùa bệnh thường xuyên xuất hiện. Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị cong queo và khô dần.

Triệu chứng bệnh đốm phấn trên lá chôm chôm

Triệu chứng bệnh đốm phấn trên lá chôm chôm

Triệu chứng bệnh đốm phấn trên bông và trái chôm chôm non

Triệu chứng bệnh đốm phấn trên bông và trái chôm chôm non

Trên trái non bị bệnh, đầu gai bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và đeo bám trên chùm (nên gọi là bệnh thối khô). Bệnh gây hại nặng trên những chùm trái phơi ra ngoài nắng.

Bệnh thối khô trái chôm chôm do nấm Oidium sp.

Bệnh đốm phấn làm quả chôm chôm thối khô

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm phấn, thối khô trái trên cây chôm chôm Oidium sp.

- Nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tỉa cành thông thoáng, vườn cây có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.

- Dùng nạng chống đỡ những chùm trái bên dưới tán, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Tỉa bỏ các cành khuất trong tán.

- Trồng mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.

- Thu gom và tiêu hủy những trái bệnh để hạn chế lây lan.

- Bón phân hữu cơ hoai mục + chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng.

- Khi bệnh chớm xuất hiện, tùy theo bệnh thối khô hay thối nhũn mà chọn thuốc xử lý. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Map Super 300EC, Kumulus 80DF, Tilt 250EC.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status