Đọc thông tin bao bì để mua phân bón đúng chất lượng
Ngoài việc phân biệt Kali thật giả bằng nước mà Báo NNVN đã giới thiệu ở bài viết đầu tiên của Chuyên mục “Nhà nông thông thái” ra ngày 9/1, bà con nông dân còn có thể phân biệt Kali thật giả bằng cách đọc thông tin sản phẩm trên bao bì.
Mập mờ thông tin, ký hiệu
Sở dĩ bà con cần đọc kỹ thông tin sản phẩm trên bao bì, là bởi trên thị trường phân bón, từ nhiều năm nay, đã xuất hiện tình trạng nhiều đơn vị sản xuất phân bón cố tình sử dụng những bao bì với những ký hiệu, thông tin… dễ gây nhầm lẫn với những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng, được nông dân tin dùng.
Vỏ bao Kali của Vinacam và ruột PE màu hồng chống giả
Chẳng hạn, trên thị trường Kali, nông dân rất ưa chuộng Kali một con rồng (Kali hiệu “Nhất long”) và Kali hiệu “Hai con rồng” được Vinacam nhập khẩu từ Israel và đóng gói bởi nhãn hiệu bao bì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, với hàm lượng Kali 61% (K2O hữu hiệu 61 -63%).
Dựa vào yếu tố này, nhiều đơn vị kinh doanh sản xuất phân bón khác đã sử dụng hình ảnh tương tự giống con rồng trên sản phẩm của mình, khiến bà con lầm tưởng đây là sản phẩm do Vinacam phân phối.
Ngoài ra, còn có sự nhầm lẫn giữa hàm lượng đơn chất so với hàm lượng tổng hợp các chất. Ví dụ: Kali Israel 61% do Vinacam nhập khẩu khi phân tích thành phần có hàm lượng K2O hữu hiệu là 61%. Nhưng trên thị trường còn có nhiều sản phẩm khác ghi bao bì Kali Silic hoặc Kali CaO 61% với quảng cáo: Nguyên liệu Israel, chất lượng Israel hay công nghệ Israel nhưng K2O hữu hiệu chỉ là 30 - 31%, còn lại là Silic hoặc các chất khác.
Nhiều cơ sở đang sử dụng bao bì phân bón mà thông tin trên đó dễ gây nhầm lẫn về thành phần dinh dưỡng. Ví dụ, một sản phẩm mặt trước ghi "phân bón cao cấp 9-6-4", khiến cho nông dân nghĩ rằng phân bón đó có hàm lượng đạm (N) là 9%, lân (P) 6% và kali (K2O) 4%. Nhưng sau bao bì, lại ghi "phân bón trung lượng" với hàm lượng đăng ký: N 0,9%; P 0,6%; K2O 0,4%.
Như vậy, hàm lượng đăng ký của sản phẩm phân bón này thấp hơn tới 10 lần so với những ký hiệu ghi ở mặt trước. Phân Urea là loại phân có hàm lượng N tối thiểu từ 46%. Tuy nhiên, một số cơ sở trộn lẫn Urea với SA (hàm lượng N chỉ 20 - 21%), nhưng bao bì vẫn ghi là Urea.
Thông tin trên nhiều bao bì sản phẩm phân bón còn gây nhầm lẫn về xuất xứ. Chẳng hạn, trên nhiều bao bì sản phẩm, có in dòng chữ sản xuất theo công nghệ của Mỹ, công nghệ Canada, công nghệ hay công nghệ Korea… Hoặc ghi “Tiêu chuẩn chất lượng Mỹ”, “Tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản”…
Những thông tin trên dễ khiến cho bà con nông dân lầm tưởng đó là phân bón nhập khẩu từ những nước nói trên, nhưng thực tế xuất xứ hàng hóa lại là các nước khác hoặc sản xuất trong nước.
Nhận diện Kali Israel của Vinacam qua bao bì
Chính vì các yếu tố trên, để đảm bảo mua hàng đúng chất lượng, khi đi mua phân bón, bà con cần xem thật kỹ từng hình ảnh, thông tin trên bao bì, ở cả mặt trước và mặt sau. Qua đó, có thể nhận ra đâu là sản phẩm thật, đâu là sản phẩm nhái, ăn theo, đâu là hàng giả, đâu là sản phẩm có sự mập mờ thông tin để đánh lừa người mua...
Riêng về phân Kali Israel, theo các kỹ sư của Tập đoàn Vinacam, sản phẩm do Vinacam nhập khẩu, phân phối, đều được đóng gói trong những bao bì in hình con rồng. Cụ thể: Kali miểng đóng gói trong những bao bì in hình 1 con rồng hiệu Nhất Long (nông dân quen gọi là Kali 1 rồng); Kali hạt nhỏ đỏ được đóng gói trong bao bì in hình 2 con rồng (hiệu “Hai con rồng”).
Ngoài các kỹ thuật và nhận diện chống giả tinh vi khác thì nổi bật, hàng của Vinacam được đóng trong ruột bao PE màu hồng đặc trưng, không thể tái sử dụng. Để làm được loại vỏ ruột này đòi hỏi chi phí và công nghệ cao, được Vinacam ủy nhiệm sản xuất độc quyền với Cty CP Trung Đông (Biên Hòa, Đồng Nai). Đây là bước đột phá trong thiết kế bao bì của Vinacam để giúp bà con tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Bằng chứng là từ khi sử dụng công nghệ này đến nay, chưa ghi nhận thấy sản phẩm phân bón Kali Israel giả nào trên thị trường toàn quốc. Từ tháng 4/2017, trên tất cả các sản phẩm phân bón nhập khẩu khác, Vinacam đã triển khai đóng gói hàng loạt ruột bao PE màu hồng để chống giả. Với tất cả các thông tin trên và chỉ dẫn trên bao bì, nếu có bất cứ nghi ngờ nào về sản phẩm của Vinacam, bà con có thể liên hệ trực tiếp theo số 028.3825 0322 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Như vậy chắc chắn bà con sẽ không bị mua nhầm hàng giả.
Sơn Trang
-
Cẩm nang phân Kali: Phần 1: Giới thiệu các loại phân Kali
Cẩm nang các loại phân kali: Phân kali clorua, Kali sunfat, Phân kali - magie, Kainit, Patăng kali, Kali cacbonat và kali bicacbonat (K2CO3 và KHCO3), Phân kali nitrat...
-
Cẩm nang phân kali: Phần 2: Hướng dẫn thực hành sử dụng phân kali
Cẩm nang phân Kali: Đất chứa một lượng kali dự trữ rất lớn, cây hút nhiều kali hơn đạm và lân, hàm lượng kali trong các loại đất rất khác nhau, lượng kali cây hút...
-
Phân biệt muối diêm (KCl) và kali trắng (K2SO4, KNO3)
Phân kali (phân chứa K): Hàm lượng kali trong phân được tính dưới dạng K2O. Có các loại thông dụng dưới đây: Kali clorua (KCl); Kali sunfat (K2SO4); Kali nitrat (KNO3)...
-
Sản phẩm phân bón Kali Israel xâm nhập thị trường Việt Nam
Dự kiến trong năm 2018, Đạm Cà Mau sẽ cung cấp 100.000 tấn Kali Israel ra thị trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.
-
Phân biệt Kali thật - giả bằng 1 ly nước
Cũng như nhiều loại phân bón khác, từ nhiều năm qua, phân Kali đã bị nhiều cơ sở làm giả, đưa ra thị trường, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Làm cách nào để bà con nông dân có thể nhận biết được Kali thật và Kali giả?
- Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi ích và thách thức cho nông dân và ngành phân bón trong nước
- Việt Nam xuất khẩu gạo có nhiều triển vọng trong năm 2020
- Cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn
- Tình hình sản xuất cây đậu xanh ở Việt Nam
- Giải pháp thị trường tiêu thụ trong sản xuất rau màu
- Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV và giải pháp cho vùng rau