Để vải ra quả nhiều, chất lượng cao cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
Để cây vải ra hoa được tốt ta cần phải chăm sóc theo quy trình của cả 1 năm. Khi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cây trồng phát triển nhanh hơn, cây có khả năng ra hoa, đậu trái cao và chất lượng được cải thiện hơn rất nhiều.
1. Tỉa cành tạo tán, một biện pháp cần thiết cho cho vải
- Để cây tránh hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng giữ các cành, tán. Sau mỗi vụ thu hoạch nhãn cần tiến hành tỉa cành, tạo tán. Loại bỏ các cành tăm, cành nhỏ, cành sâu, cành bệnh và giữ lại các cành cơ bản
2. Cần bón phân gì để vải được nhiều quả?
- Sau các lần thu hoạch cần cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho cây vải như: các loại phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân NPK cho cây hồi phục. Từ đó, cây có đủ khả năng phát triển để ra lộc thu. Chính những lộc thu lúc này là những cành mẹ mang vải sau này. Nếu số lượng cành thu này ít sẽ là nguyên nhân dẫn đến năng suất quả sau này bị giảm, chất lượng quả đạt được không cao.
Để vải ra qua nhiều, đạt chất lượng cao cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
- Bởi lẽ 80% số lượng lộc thu sẽ quyết định đến năn suất của quả vải, còn với các cành xuân khi vừa ra hoa, ra lộc chi quyết định được khoảng 20% .
- Sau thời gian này hạn chế tối đa các tác động đến cây nhãn, để cho cây nghỉ ngơi trong vòng khoảng 2 tháng để cây hồi phục lại sức khỏe, chuẩn bị cho vụ mới.
3. Cách cho vải ra hoa nhiều, ra hoa tập trung
- Thời điểm nhãn ra hoa thường lệ vào khoảng tháng 2- 3 hằng năm. Vậy để hoa ra nhiều, tỷ lệ đậu hoa cao cần làm gì?
Vào trước lúc cây ra hoa khoảng 1-1,5 tháng tiến hành bổ sung các loại phân bón có chứa các thành phần các chất có khả năng ức chế sự phát triển của cây trồng, từ đó kích thích cho cây ra hoa, phân hóa mầm hoa, ra hoa đồng loạt như: Paclobutrazol, Thio Ure, Elephon, nitorat kali, ngoài ra có thể sử dụng các loại như: Naa+NPK+vi lượng loại này có không những có khả năng ra hoa mà còn giảm được khả năng rụng trái non kích thích sự phát triển của trái rất hiệu quả.
- Ngoài ra cần phải bổ sung thêm các loại NPK có hàm lượng lân, kali cao cho cây ở giai đoạn này để hỗ trợ cho việc ra hoa của cây.
4. Đối với giai đoạn nuôi quả cần làm gì?
- Sau giai đoạn ra hoa đậu quả thì giai đoạn nuôi quả cũng được xem là rất quan trọng đối với cây vải. Cần phải cung cấp cho cây đủ các loại dinh dưỡng cần thiết. sử dụng các loại phân hữu cơ như: Amino Acd, rong biển… để quả thêm vị ngọt, bóng vỏ, đều quả hơn.
-
Kỹ thuật chăm sóc cây vải, nhãn: Bón phân, tưới tiêu, tạo tán và bảo vệ quả
Quy trình chăm sóc (bón phân, điều tiết nước, đốn tỉa tạo tán) vải, nhãn theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật để có một vườn cây sinh trưởng phát triển tốt...
-
Biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng nhãn ra quả cách năm
Vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 tiến hành phun thuốc kích thích Paclobutrazol (hoặc Uniconazol hoặc Ethephon) kết hợp Kali Nitorat hoặc Beta NAA + NPK + vi lượng chelate...
-
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng nhãn, vải ra cành lộc Đông
Nếu đối với những cây đã ra lộc đông mới dài 5 - 7cm, cần tiền hành cắt bỏ hoặc tiến hành phun Chlormequat clorua, Cycocel CCC ở nồng độ 500-2500 ppm...
-
Na-NAA và NAA - tác dụng không ngờ đến các loại cây ăn quả
Đối với táo và lê, phun 20 mg/lít Na-NAA hoặc NAA tương đương với 20g/1000 lít nước sạch sau khi cây ra hoa được 15-20 ngày, hoặc cũng với lượng NAA trên cộng với...
-
Cách hạn chế hiện tượng rụng quả non cho cây nhãn, vải
Để cây nhãn hạn chế được hiện tượng rụng quả non cần chú ý đến các yếu tố cơ bản như: nguồn dinh dưỡng, diễn biến tình hình sâu bệnh...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô