Một số biện pháp khắc phục hiện tượng nhãn, vải ra cành lộc Đông
Đối với cây nhãn, vải lộc đông thường xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11, đầu tháng 12 trở đi trên các cây mới trồng hoặc các cây dưới 10 năm tuổi. Đặc biệt đối với những cây già hơn 10 năm tuổi thường có rất ít cành lộc đông. Khi cây ra càng nhiều cành lộc đông thì lượng dinh dưỡng tiêu hao càng lớn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phân hóa mầm hoa, dẫn đến cây sẽ không ra hoa kết quả được.
Vì vậy cần chú ý chăm sóc cây đúng kỹ thuật bằng cách hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa tạo tán. Việt cắt tỉa, vệ sinh đồng ruộng tạo cho cây có bộ tán thông thoáng, giúp hạn chế khu vực chú ngụ của sâu, bệnh hại. Nếu tỉa bớt cành bệnh, cành vô hiệu, cành ngầm, cành vượt sẽ giúp cho cây tập chung dinh dưỡng, tập chung nuôi cành lộc thu.
1. Thời gian tiến hành cắt tỉa cành vải, nhãn như sau
+ Tiến hành cắt tỉa đợt 1: vào cuối tháng 8 đến nữa tháng đầu tháng 9 tiến hành loại bỏ cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành tăm, cành nhỏ... gom rác, cành đem đốt. Sau đó tiến hành quét vôi ở gốc, thân cành chính sẽ hạn chế sự xâm nhiễm sâu, bệnh cũng như các loài kiến hại.
+ Tiến hành cắt tỉa đợt 2: Nửa cuối tháng 9 trên các cây khỏe dưới 10 năm tuổi và chủ yếu trên lộc thu, chỉ để lại trên cây mỗi cành 1 đến 2 lộc thu to, mập, còn lại cần tiến hành tỉa bỏ hết, mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lộc.
2. Hướng dẫn bón phân và cung cấp dinh dưỡng cho vải nhãn.
- Tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có thể bón phân qua gốc hoặc phun trực tiếp qua lá cho cây kịp phục hồi và bật lộc thu. Lượng bón cho mỗi cây 20 - 50kg phân chuồng hoai mục, đạm ure từ 1 - 1,5kg, lân supe 1,5 - 2,0, kali bón 1,5 - 2kg hoặc có thể sử sụng phân NPK tổng hợp tưới nước phân chuồng ngâm lân pha loãng, ....
+ Phương pháp bón: Chiếu mép tán ra 30cm đào rãnh 20cm x 20cm vòng quanh tán. Phân bón được trộn đều và rải xuống rãnh và lấp đất lại. Có thể hòa phân trong nước phân chuồng và tưới đều quanh tán. Đất phù sa, bùn ao có thể đổ một lớp dày 5 - 7 cm cách gốc 1m, bùn ao phải để ải, phơi khô đập nhỏ, bón như đất phù sa không nên đổ một lúc quá nhiều và quá dày.
+ Đối với những cây không cho thu hoạch, lượng phân đạm, kali có thể giảm ½. Lượng phân chuồng và phân lân có thể giữ nguyên. Nếu có điều kiện bón thêm phù sa, bùn ao.
+ Phân bón lá được phun cho cây 3 lần. Lần 1: Sau khi bón phân xong, để hỗ trợ cho lộc thu bật. Lần 2: Phun khi lộc thu dài khoảng 5cm, lần 3: Khi lọc chuyển bánh tẻ. Có thể sử dụng các loại phân bón lá như Bayflolan, orgamin. Nồng độ, liều lượng theo chỉ định trên bao bì.
3. Hướng dẫn kích thích phân hóa mầm hoa và xử lý lộc Đông trên cây vải, nhãn
- Từ tháng 11 trở đi, nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật như cuốc lật đất vùng mép tán cây, khoanh vỏ, tạo khô hạn bằng cách xiết nước, xử dụng hóa chất... để khống chế không để cây ra các đợt lộc Đông. Chỉ đến khi cây bắt đầu nhú mầm hoa trở đi mới tưới nước đầy đủ, kích cho cây ra hoa tập chung.
- Khi phát hiện cành lộc đông màu đỏ dài khoảng 3cm tiến hành dùng quốc làm đứt rễ nhỏ của nhãn, vải theo khu vực hình chiếu của cây. Quốc sâu từ 20 - 30cm, hay đào rãnh sâu từ 25 - 30cm làm cho rễ nhỏ của cây nhãn đứt hẳn. Sau đó 1 - 2 tuần đất ở rãnh khô lại thì tiến hành lấp đất lại.
Lưu ý: Chỉ nên áp dụng biện pháp này đối với những cây khỏe, còn đối với cây quá già hoặc yếu thì không nên áp dụng biện pháp này. Đối với những giống nhãn, vải thấp cây hoặc cây trồng đang còn thấp có thể tiến hành cắt các cành lộc Đông. Nếu gặp điều kiện thuận lợi nhãn, vãi vẫn phân hóa mầm hoa và ra hoa, tạo quả bình thường.
- Nếu đối với những cây đã ra lộc đông mới dài 5 - 7cm, cần tiền hành cắt bỏ hoặc tiến hành phun Chlormequat clorua, Cycocel CCC ở nồng độ 500-2500 ppm (tương đương 10 - 50g/20L) khi cây phát triển chồi quá mức, phun lên lộc non, và diệt lộc non.
- Nếu lộc đã to dài trên 10 cm thì tiến hành cắt bỏ lộc để lại 1 cặp lá gốc của cành lộc, sau đó có thể sử dụng Thiure pha với nồng độ 1% phun lên tán cây. Cho lá nhanh thành thục. Đến trung tuần tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch sử dụng khoảng 30 - 50g KClO3 pha vào 8 - 10 lít nước tưới cho 1 m2 vùng gốc rễ tán cây, cách gốc 50cm trở ra cho hết hình chiếu mép tán cây.
Lưu ý: Sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng như: Chlormequat clorua, Cycocel CCC, Uniconazol, Paclobutrazol để hạn chế sự phát triển của lộc đông.
Vd: Phun với liều lượng 40 - 60g Paclobutrazol 20%/10 lít nước để phun hoặc tưới với lượng 10 - 12g g/mét đường kính tán cây.
-
Xử lý ra hoa cây vải, nhãn: Điều khiển sinh trưởng bằng hóa chất
Trình tự các bước tiến hành điều khiển sinh trưởng (diệt lộc đông, xử lý ra hoa) của vải, nhãn bằng hóa chất: Phun hóa chất, tưới hóa chất KClO3, PBZ, Ethrel, α-NAA...
-
Biện pháp xử lý xoài ra hoa đồng loạt, đậu nhiều quả bằng hóa chất
Ngày nay nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ nên diện tích trồng xoài ngày càng phát triển. Tuy nhiên việc xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây xoài khá phức tạp...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô