Kỹ thuật trồng cây mía: đặt hom và lấp đất, trồng dặm mía
Trong thực tế, có nhiều kiểu đặt hom khác nhau. Khi đó, kiểu đặt hom tương úng với mật độ cây trong ruộng mía. Tùy theo giống và thời vụ mà chúng ta lựa chọn kiểu đặt hom thích hợp để đảm bảo cho cây mía phát triển tốt, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Bài viết “Đặt hom mía và lấp đất” giúp người đọc có khả năng xác định được điều kiện thời tiết, đất đai thích hợp để trồng mía, cách thức đặt hom và lấp đất đúng kỹ thuật.
1. Xác định điều kiện khí hậu, thời tiết khi trồng cây mía
1.1. Xác định nhiệt độ khi trồng
Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt, nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển 25 - 35oC. Nhiệt độ thấp hơn 20oC và cao hơn 35oC để làm mía sinh trưởng chậm, nếu xuống dưới 10oC và cao hơn 40oC mía sẽ ngừng phát triển.
Yêu cầu nhiệt độ còn tùy thuộc thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía, có thể tổng hợp như sau:
+ Thời kỳ nẩy mầm: Tối ưu là 25 - 34oC, thấp hơn 20oC và cao hơn 35oC mía nẩy mầm chậm.
+ Thời kỳ đẻ nhánh và vươn cao: Nhiệt độ thích hợp là 28 - 34oC, nhiệt độ dưới 20oC và trên 35oC mía chậm phát triển, nhiệt độ dưới 10oC và trên 40oC mía ngừng sinh trưởng.
+ Thời kỳ mía chín: Nhiệt độ tối thích là 18 - 22oC, giới hạn nhiệt độ của thời kỳ nẩy mầm là 14 - 25oC, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (8 - 12oC).
- Thời kỳ mía nảy mầm cần nhiệt độ trên 15oC.
- Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21 - 15oC.
- Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30 - 32oC
- Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm.
1.2. Xác định lượng mưa khi trồng
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa.
Mía trồng không tưới được cần lượng mưa từ 1.500 - 2.500mm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô (4 - 7 tháng) lượng mưa cần khoảng 30%, mùa mưa - cần khoảng 70% tổng lượng mưa, với điều kiện đó phải bố trí thời vụ sao cho mía đẻ nhánh, vươn cao trùng với thời kỳ nhiều mưa; khi mía nẩy mầm, cây con hoặc mía chín rơi vào thời kỳ ít mưa.
Ẩm độ đất cần thiết trong các giai đoạn sinh trưởng của cây mía là:
- Thời kỳ mía nẩy mầm cần ẩm độ đất khoảng 65%.
- Thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất 75 - 80%.
- Thời kỳ mía chín cần ẩm độ đất dưới 70%.
2. Xác định điều kiện đất đai nơi trồng mía
Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phù cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước.
Tuy nhiên, cây mía vẫn có thể trồng và phát triển được ở các loại đất thấp, chua mặn, đất đồi, khô hạn, ít màu mỡ. Độ pH thích hợp từ 5,5 - 7,5.
Cách làm đất
+ Cày sâu 25 - 30cm
Cày đất
+ Bừa kỹ 2 - 3 lần cho đất nhỏ
Bừa đất
+ Cày rạch hàng sâu 35 - 40cm (nếu trồng trên đồi, cần cày rãnh theo đường đồng mức để tránh xói mòn)
Cày rạch hàng
2.1. Xác định điều kiện đất giàu dinh dưỡng
Đối với đất giàu dinh dưỡng thì rất thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Tuy nhiên, để mía đạt năng suất cao thì cần bón thêm phân theo các giai đoạn sinh trưởng.
2.2. Xác định điều kiện đất nghèo dinh dưỡng
Đối với đất nghèo dinh dưỡng, cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ để tạo độ tơi xốp cho đất. Sử dụng phân hóa học để bón lót và bón theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây mía.
2.3. Xác định điều kiện ẩm độ đất
Cung cấp nước cho đất trồng để tạo độ ẩm cần thiết trước khi đặt hom. Đồng thời, trong giai đoạn đầu sinh trưởng cũng cần cung cấp nước đầy đủ.
3. Đặt hom mía
3.1. Chọn kiểu đặt hom
Dưới đây là một số kiểu đặt hom mía được áp dụng phổ biến. Một hàng nối tiếp nhau (hom nọ giáp hom kia). Hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu (hom nọ giao một phần với hom kia). Hai hàng song song nối tiếp nhau. Thông thường, khi chất lượng hom tốt người ta đặt hom theo 2 kiểu trên, trường hợp đặt hai hàng song song chỉ nên áp dụng ở các vụ trồng vào mùa khô. Đặt mầm mía nằm ở 2 phía, tỷ lệ nẩy mầm tốt hơn .
Các kiểu đặt hom
3.2. Tiến hành đặt hom
Các bước tiếnh hành đặt hom mía:
Bước 1: Phân phối hom mía rải đều khắp ruộng (Hình 6.5)
Phân phối hom mía
Bước 2: Đặt hom mía dọc theo các rãnh (Hình 6.6)
Đặt hom mía dọc theo rãnh
Bước 3: Xếp hom mía theo cách đặt hom đã chọn.
+ Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển.
+ Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3 - 5cm để cố định hom và giữ ẩm.
Đặt hom mía theo kiểu nanh sấu
4. Lấp đất trồng mía
4.1. Xác định độ sâu lấp đất
Lấp đất là công việc cuối cùng của khâu trồng mía. Việc làm tuy đơn giản nhưng không kém phần quan trọng. Đôi khi chỉ vì chủ quan hoặc không nắm vững kỹ thuật, lấp đất không cẩn thận đã làm cho mầm chết, ruộng mía mọc kém dẫn đến năng suất cuối cùng bị giảm. Không những thế còn ảnh hưởng xấu đến cả vụ mía gốc tiếp theo.
Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15 - 20 cm, rãnh rộng 20 - 30cm.
4.2. Tiến hành lấp đất
Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật lấp đất hom mía trồng:
+ Đất hom giống đến đâu lấp kín đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía giống trên rãnh trồng.
+ Đất lấp chỉ cần phủ kín hom mía với độ dày 3 - 5cm là được
+ Đối với khu vực đất cao, khô hạn hoặc trồng mía vào mùa nắng cũng không được lấp đất quá dày mà chỉ cần lấp đất vừa kín hom như đã hướng dẫn rồi dậm (nén) chặt trên mặt rãnh trồng để giúp cho hom mía tiếp xúc với đất, với các mạch mao dẫn, mầm không bị chết khô và mọc tốt.
+ Đối với khu vực đất thấp, đất phèn không đặt hom mía quá sâu và khi lấp đất chỉ cần kín hom là được. Đất lấp quá dày mầm dễ bị úng thối không mọc, trường hợp đất rãnh trồng bị sình bùn hoặc quá ướt, có thể đặt hom theo chiều gốc cắm xuống đất, ngọn hướng lên trên và lấp mỏng. Khi mầm mía mọc sẽ xuống đất dần trong quá trình thực hiện các công việc chăm sóc, bón phân và vun vồng cho mía.
Điều cần lưu ý là đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía trên rãnh. Độ sâu lấp đất chỉ cần đủ kín hom với độ dày 3 - 5cm. Vùng cao (khô hạn) nên nén chặt trên mặt để đất tiếp xúc với hom mía (Hình 6.8).
Lấp đất
Từ giai đoạn đầu, từ nẩy mầm đến cây con, các hom giống không mọc mầm hoặc phát triển không đồng đều. Để đảm bảo mật độ trong ruộng mía, chúng ta cần phải trồng dặm những chỗ quá thưa. Do mía được trồng dặm sau đó, nên cần chú ý các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để phát triển kịp thời với những cây trước đó. Bài viết “Trồng dặm” giúp người đọc biết được giai đoạn tiến hành trồng dặm, cách trồng dặm và chăm sóc mía sau khi dặm.
5. Trồng dặm mía:
Xác định diện tích cần dặm: Khi mía có từ 3 - 5 lá thật, kiểm tra thấy chỗ nào quá thưa thì tiến hành trồng dặm.
6. Chuẩn bị hom để dặm
Số lượng hom mía giống cần để trồng cho 1ha tùy thuộc vào mật độ trồng, chất lượng hom giống và khoảng cách hàng mía.
Về mật độ trồng: Người ta có thể trồng 1 hàng hom nối đuôi nhau, 2 hàng hom từng đôi một, 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu. Cũng có nơi người ta đặt xiên theo kiểu xương cá. Nếu chất lượng hom giống tốt chỉ cần trồng một hàng hom nối đuôi nhau hoặc 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu là được.
Dưới đây là số lượng hom giống trồng cho 1ha (hom đặt 2 hàng theo kiểu nanh sấu) tương ứng với các khoảng cách trồng:
+ Khoảng cách hàng mía trên 1,4m cần 28 - 30 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía 1,3 - 1,4m cần 30 - 32 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía 1,0 - 1,2m cần 34 - 36 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía dưới 1,0m cần 38 - 40 ngàn hom
7. Dặm mía
7.1. Xác định mật độ, khoảng cách dặm
Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện trên hàng có chết hom (dài hơn 50cm) tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.
7.2. Tiến hành dặm
Sau khi trồng 25 - 30 ngày nếu trên hàng có khoảng trống 50 cm trở lên thì bứng nơi trồng dày hoặc hom giâm sẵn dự phòng trồng dặm lại ngay.
Khi mầm gốc đã mọc 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10 - 15 cm và có 1 - 2 lá thật thì tiến hành trồng dặm những chỗ mất quãng để đảm bảo độ đồng đều và mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000 - 82.000 cây/ha. Ngay khi thu hoạch cần giâm sẵn một số hom cùng giống mía với ruộng mía gốc để trồng hoặc chọn những nơi có những bụi mía dầy, bụi lớn, nhiều cây để bứng dặm vào khoảng trống, nên cắt bớt lá để giảm sự mất nước. Những chỗ trồng dặm cũng phải bón phân lót đầy đủ và sau khi trồng dặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.
8. Chăm sóc sau dặm
Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.
- Vô chân mía: Kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.
- Tưới nước: Mía là cây cần nước nhưng rất sợ bị ngập úng kéo dài. + Nếu đặt vào mùa khô cần phải giữ ẩm ở giai đoạn cây con.
+ Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh thối hom.
Không cần đánh lá.
-
Kỹ thuật trồng cây mía: chuẩn bị đất trồng mía
Cây mía chỉ phát triển tốt trên những chân đất đã được chuẩn bị thích hợp. Mục tiêu quan trọng của khâu cải tạo đất và soạn đất là...
-
Kỹ thuật trồng cây mía: xác định mật độ trồng mía
“Xác định mật độ trồng” giúp người đọc tìm hiểu về các phương thức trồng trọt và xác định được mật độ trồng mía tùy theo vùng canh tác...
-
Các giai đoạn sinh trưởng của cây mía
Mô tả được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mía: Giai đoạn mọc mầm, giai đoạn cây con, giai đoạn nhảy bụi, giai đoạn vươn lóng, giai đoạn chín...
-
Kỹ thuật trồng cây mía: chuẩn bị hom mía giống
Có nhiều giống mía khác nhau, tùy theo điều kiện đất đai từng vùng và thời vụ mà lựa chọn giống mía thích hợp để canh tác...
-
Giống mía và các phương pháp lai tạo và tuyển chọn
Trong sản xuất mía, giống mía giữ vai trò rất quan trọng, là biện pháp thâm canh hàng đầu. Bởi vì, một giống mía tốt không chỉ cho năng suất nông nghiệp cao...
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài