Công dụng thần kỳ của quả mướp đắng đối với sức khỏe con người
Mướp đắng hay còn gọi là khổ thuộc họ bầu bí, là loài cây sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có quả ăn được. Mướp đắng được người dân chế biến thành nhiều món ăn như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng sào hay gỏi mướp đắng. Khổ qua là loại thực phẩm đắng nhất trong các loại củ quả, chính vì vậy khiến cho nhiều người e ngại về loại quả này. Tuy nhiên, chính vì vị đắng ấy đã tạo nên điều đặc biệt cho loại trái cây này.
Sử dụng mướp đắng có tác dụng gì?
1. Dinh dưỡng có trong quả mướp đắng
- Quả mướp đắng có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, bầu, dưa, bí, gấp 5 – 10 lần dưa chuột. Có khả năng phòng ngừa bệnh xuất huyết, sơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ tim.
- Ngoài ra, protein của khổ qua có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch, kháng tế bào ung thư, ức chế HIV.
- Trong quả chứa các thành phần hóa học tương đối đa dạng như: ancaloid, saponin, charantin, adenine, vitamin B1, carotene, chất đắng,... Trong đó, carotene và chất đắng là 2 hợp chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Nhờ vào các chất dinh dưỡng này, loại quả này được ứng dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Người ta khai thác rất nhiều mướp đắng để làm thuốc
2. Công dụng của trái khổ qua đối với sức khỏe
2.1. Mướp đắng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường
- Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên sử dụng mướp đắng để làm giảm lượng đường có trong máu, nhờ quá trình chuyển hóa glucose trong mướp.
- Uống một ly mướp đắng hoặc sử dụng trà mướp đắng mỗi ngày sẽ nhận thấy sự cải thiện về sức khỏe rõ rệt.
Uống nước mướp đắng giúp hạ đường huyết trong máu
- Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt thì bạn nên ngưng sử dụng mướp đắng và đến ngay bệnh viện để có được những tư vấn từ bác sĩ.
2.2. Mướp đắng hỗ trợ bệnh sỏi thận
- Người bị bệnh sỏi thận thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và mướp đắng có thể làm phá vỡ viên sỏi thận, đồng thời giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu.
- Một số chất trong loại thực phẩm này còn làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, từ đó giảm triệu chứng đau do sỏi thận gây ra.
2.3. Sử dụng mướp đắng tốt cho người bị ung thư tụy
- Một trong những công dụng khác của mướp đắng là đặc tính chống lại bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể làm gián đoạn sản sinh glucose, ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư tuyến tụy.
- Bên cạnh đó, mướp đắng còn là khắc tinh của các tế bào ung thư gan, đại tràng, ung thư vú và tiền liệt tuyến.
2.4. Mướp đắng làm giảm cholesterol
- Lượng cholesterol cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách sử dụng mướp đắng. Đây là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
2.5. Mướp đắng giúp bổ gan
- Thường xuyên ăn mướp đắng sẽ giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, làm giảm ứ dịch, nên mướp đắng rất tốt cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón.
Thường xuyên ăn mướp đắng giúp bổ gan
2.6. Mướp đắng giúp thanh nhiệt cơ thể
- Nhiều người thường có thắc mắc uống nước mướp đắng còn có tác dụng gì? Thực tế, việc uống nước mướp đắng là một trong những cách giúp thanh nhiệt cơ thể, trong những ngày hè nóng nực.
- Mướp đắng còn có thể làm mát là vì trong mướp đắng có rất nhiều nước. Trong 100g mướp đắng có đến 94,4g hàm lượng nước. Lượng nước đó sẽ giúp làm mất cơ thể.
Sử dụng nước ép mướp đắng giúp thanh nhiệt cơ thể
2.7. Mướp đắng giúp làm đẹp da
- Tất cả các loại thức ăn và đồ uống làm từ mướp đắng đều mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da.
- Một số thành phần trong trái mướp đắng có thể giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
2.8. Mướp đắng giúp tăng cường miễn dịch
- Cơ thể có được hệ miễn dịch khỏe mạnh, sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật. Mướp đắng là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày, thực quản hiệu quả.
2.9. Mướp đắng giúp ổn định huyết áp
- Trong mướp đắng có chứa thành phần Charantin, polypeptide-P và Vicine có tác dụng làm giảm huyết áp.
- Mỗi ngày, bạn nên sử dụng một ly nước ép tươi, hoặc nếu cảm thấy vị đắng khó uống bạn có thể sử dụng mướp đắng phơi khô sau đó pha trà uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.
- Nhưng trong quá trình sử dụng mướp đắng bạn vẫn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi bệnh một cách thường xuyên hơn.
3. Những lưu ý khi sử dụng mướp đắng
Mướp đắng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần có hạn chế sử dụng mướp đắng. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng ngược lại tới sức khỏe, đặc biệt là sử dụng mướp đắng để điều trị bệnh lý nên có khuyến cáo của bác sĩ và những đối tượng sau không được sử dụng.
3.1. Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn mướp đắng gây kích thích tử cung, chảy máu
- Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
- Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng mướp đắng
3.2. Người bị bệnh huyết áp thấp ăn nhiều gây đau đầu, chóng mặt
- Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp (tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt.
- Vì vậy, đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng loại rau quả này.
3.3. Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe
- Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.
- Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.
3.4. Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết
- Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
- Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
3.5. Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt
- Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
- Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
-
Công dụng của cây rau cải cúc giúp chữa bệnh hiệu quả
Cải cúc không chỉ là món ăn ngon miệng vào mùa đông mà nó còn là một bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà ít ai biết tới
-
Công dụng tuyệt vời từ cây húng chanh đối với sức khỏe
Cây húng chanh là loại cây thuốc nam có thể sử dụng để điều trọ một số bệnh như ho khan, ho có đờm, cảm cúm,...
-
Công dụng tuyệt vời của đậu bắp đối với sức khỏe
Cây đậu bắp được trồng phổ biến ở nước ta, rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp điều trị bệnh rất hiệu quả cho con người
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật
- Công dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe con người
- Phương pháp dùng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà
- Tác dụng và cách sử dụng cây ngưu tất trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe con người
- Công dụng của cây mã đề đối với sức khỏe