Chăm sóc ngô (bắp) - tưới nước cho ngô

Cây trồng liên quan: Cây ngô (cây bắp)

1. Nhu cầu nước của cây ngô (bắp).

Ngô (bắp) là cây trồng cạn nên cần ít nước hơn nhiều cây khác chỉ cần đất ẩm và đặc biệt là rất sợ úng. Một cây ngô bình thường trong một mùa sinh trưởng sản sinh ra một khối lượng chất xanh lớn do vậy cần một khối lượng nước tương đối lớn khoảng 220 lít. Tuy nhiên lượng nước đó không phải rải đều trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây mà ở mỗi giai đoạn nhu cầu có sự khác nhau. Do đó việc xác định lượng nước tưới, các thời kỳ tưới nước hợp lý và tưới kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất ngô. Một số căn cứ để xác định thời kỳ tưới nước thích hợp cho ngô là: độ ẩm đất, đặc điểm sinh lý, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, trạng thái bên ngoài của cây và đặc điểm thời tiết khí hậu từng mùa, từng vùng.

Ruộng ngô đủ ẩm

Ruộng ngô đủ ẩm

Nhu cầu về nước của cây ngô thay đổi theo giai đoạn phát triển của nó. Theo Wolfel (1927) thời kỳ đầu, hạt ngô cần hút lượng nước bằng 40 - 44% trọng lượng hạt ban đầu và mọc nhanh khi độ ẩm đất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng. Hạt ngô không mọc ở độ ẩm đất bằng 10% sức chứa tối đa đồng ruộng và khi độ no nước 100% hoặc cao hơn, thì sự này mầm bị đình trệ do thiếu oxi. Khi cây còn nhỏ, điểm sinh trưởng nằm dưới mặt đất, chỉ cần ngập sâu từ 1 - 2 ngày cây có thể bị chết ngạt. Cây ngô giai đoạn đầu đến 4 - 5 lá có khả năng chịu hạn tốt nên ít cần nước, từ 6 - 7 lá trở đi cây bắt đầu cần nước. Ngô cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ từ trước lúc trỗ cờ đến chín sữa sáp. Khi tưới nước cho ngô cần dựa theo yêu cầu nước trong từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô. Dựa vào độ ẩm của đất, đồng thời theo dõi thời tiết tránh hiện tượng sau khi tưới bị mưa. Không để cho độ ẩm của đất xuống dưới mức khô héo sau khi gieo trồng cây con phát triển ổn định rồi mới tưới nước. Nếu có điều kiện nên tưới cho ngô nhiều lần. Nói chung, ở mỗi thời kỳ khác nhau cây ngô có nhu cầu nước khác nhau cụ thể như sau:

- Giai đoạn đầu: cây con ( từ nẩy mầm đến 3 - 4 lá). Cây ngô có khả năng chịu hạn hơn úng. Cây cần có độ ẩm 60 - 65% độ ẩm bão hòa. Độ ẩm thấp, đất thoáng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt. Giai đoạn này cần lượng nước bằng 12% so với cả vụ.

- Giai đoạn 7 - 9 lá đến trổ cờ: yêu cầu nước của cây ngô tăng dần một ngày cần từ 35 - 40m3 nước/ha. Độ ẩm đất 70 - 75%. Lượng nước của giai đoạn này chiếm 21% tổng lượng nước cả vụ.

- Giai đoạn nở hoa đến kết hạt (trước trổ 15 ngày và sau trổ 15 ngày): là thời kỳ khủng hoảng nước của cây ngô. Nếu gặp hạn cây ngô giảm năng xuất rõ rệt. Độ ẩm thích hợp ở thời kỳ này là 75 - 80%. Lượng nước cần ở thời kỳ nở hoa chiếm 24 - 28% tổng lượng nước cả vụ.

Thời kỳ nở hoa đến chín sữa cây ngô cần 20 - 24% tổng lượng nước cả vụ.

- Giai đoạn chín (chín sáp đến chín hoàn toàn): nhu cầu nước của cây ngô giảm dần. Độ ẩm đất 60 - 70%, lượng nước cây ngô cần chiếm 17 - 18% tổng lượng nước cả vụ.

Yêu cầu của tưới nước cho ngô là làm cho độ ẩm trong đất được đồng đều. Nhất thiết không được tưới tràn làm phá hoại cấu tượng của đất và không thể đọng nước trong ruộng sau khi tưới. Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới là cho nước vào rãnh để ngấm dần các luống trong một hôm, nâng độ ẩm của đất lên 80 - 90% là vừa.

Ruộng ngô thiếu nước

Ruộng ngô thiếu nước

2. Các phương pháp tưới nước cho ngô

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô nhờ nước trời chiếm khoảng trên 70%, diện tích chủ động tưới chiếm khoảng gần 30%. Nguồn nước chính cung cấp cho cây ngô được chia ra làm 2 nguồn chính:

- Nước mưa: Đây là nguồn cung cấp chính cho ngô, ở nước ta lượng mưa phổ biến từ 1700 - 2000 mm đủ cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây ngô, tuy nhiên lượng mưa tập trung theo mùa cho nên về mùa khô cây không đủ nước để sinh trưởng và phát triển.

- Nước ao, hồ, sông, suối: đây là nguồn nước cung cấp cho cây ngô một cách chủ động theo sự điều tiết của con người.

Nguồn cung cấp nước tưới cho ngô

Nguồn cung cấp nước tưới cho ngô

Đa số các vùng trồng ngô nước ta và các vùng trồng ngô lớn hiện nay phụ thuộc vào nước trời là chủ yếu, với những vùng sản xuất thuận lợi có thể áp dụng nhiều phương pháp tưới khác nhau như tưới hốc, tưới rãnh, tưới phun mưa… Việc lựa chọn và áp dụng hình thức tưới nào cho phù hợp chủ yếu dựa vào đặc điểm và điều kiện sản xuất của từng vùng.

2.1. Tưới hốc

Là hình thức tưới thủ công thường dùng xô, gáo, ô doa… để tưới trực tiếp vào từng hốc ngô.

2.1.1. Ưu điểm

- Tiết kiệm được nước tưới nhất là ở những vùng trồng ngô khó khăn về nước tưới.

- Nước được cung cấp trực tiếp vào gốc tạo điều kiện cho bộ rễ hút nước thuận lợi nhất là ở thời kỳ cây con.

- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát mặt đất.

- Cấu trúc đất ở phần phát triển của bộ rễ cây không bị phá vỡ do lực tác động vào đất khi tưới nhỏ nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ cây.

Tưới nước bằng xô, gáo

Tưới nước bằng xô, gáo

2.1.2. Nhược điểm

Tốn công lao động, năng suất tưới thấp và thường chỉ áp dụng được trong điều kiện diện tích trồng nhỏ, ruộng trồng gần nguồn nước tưới.

Hệ thống dẫn nước tưới bằng vòi phun cầm tay

Hệ thống dẫn nước tưới bằng vòi phun cầm tay

Tưới nước bằng vòi phun

Tưới nước bằng vòi phun

2.2. Tưới rãnh

Là hình thức tưới cho nước vào rãnh của các hàng cây và thường áp dụng cho các cây trồng cạn có khoảng cách hàng rộng, đây là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng. Đa số các vùng trồng ngô nếu chủ động được nước tưới thì đều tưới rãnh là chủ yếu.

Tưới rãnh có 2 kiểu là tưới rãnh kín và tưới rãnh hở:

- Tưới rãnh hở là hình thức tưới mà nước không giữ lại trong đất sau khi ngừng tưới. Nước chảy trong rãnh có thể lưu thông từ rãnh này - rãnh khác và từ khác rãnh ở ruộng trên xuống rãnh ở ruộng dưới. loại rãnh này thích hợp với những vùng đất có độ dốc từ 0,02 - 0,05 và thấm nước kém. Sở dĩ phải tưới theo hình thức này vì đất có độ dốc lớn và tính thấm yếu. Nếu giữ nước lại thì phía cuối rãnh tràn ngập, chất lượng tưới kém và trở thành tưới ngập, lưu lượng tưới trong rãnh phải đủ nhỏ để nước được thấm đều và thấm không hết gây ra xói lở bào mòn đất, thường khoảng 0,2 - 0,5l/s, rãnh nông 8 - 10cm, rộng 20 - 25cm, chiều dài rãnh từ 80 - 120m. Trên đất thịt nhẹ rãnh ngắn, trên đất thịt nặng rãnh dài hơn. Tốc độ giới hạn không vượt quá 0,1 - 0,2m/s.

- Tưới rãnh kín là hình thức tưới nước vào rãnh có bọt kín ở cuối rãnh, có thể trừ nước trong rãnh khi cần. Tưới nước rãnh kín có 2 kiểu:

+ Rãnh kín có trữ nước: là loại rãnh khi tưới một phần nước thấm vào đất, phần còn lại đọng trong rãnh và thấm dần. Loại này thích hợp sử dụng ở vùng đất có địa hình bằng phẳng có độ dốc < 0,002, kích thước rãnh có thể

khác nhau tùy thuộc vào tính thấm nước, độ dốc của đất. Nhìn chung độ sâu rãnh khoảng từ 12 - 20cm trở lên và rộng từ 30 - 45cm.

+ Rãnh kín không chứa nước: là loại rãnh mà sau khi kết thúc tưới một thời gian ngắn toàn bộ lượng nước thầm hết vào đất. Lưu lượng nước trong rãnh khoảng 0,2l/s thì lớp đất ẩm có thể thấm tới 40 - 50cm. Thời gian tưới cho 1 rãnh thường dài hơn so với rãnh kín trữ nước. Để rút ngắn thời gian tưới và đảm bảo thấm đều thì khi bắt đầu tưới cần 1 lưu lượng nước lớn hơn một chút để đưa nước nhanh về cuối rãnh sau đó giảm dần lưu lượng đến giới hạn thích hợp cho đến lúc kết thúc mức tưới.

2.2.1. Ưu điểm

- Năng suất tưới cao.

- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát mặt đất.

- Cấu trúc đất ở phần phát triển của bộ rễ cây không bị phá vỡ do lực tác động vào đất khi tưới nhỏ nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ cây.

Kỹ thuật tưới rãnh

Kỹ thuật tưới rãnh

Tiết kiệm và chủ động được nước tưới, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được áp dụng ở những vùng trồng ngô trên đất lúa.

2.2.2. Nhược điểm

- Tốn nhiều nước do khi tưới một phần nước thấm sâu nên mức tốn thất nước lớn, hiệu suất tưới thấp chỉ đạt khoảng 40 - 50%.

- Khó chỉnh độ ẩm đất như mong muốn cho phù hợp với độ ẩm yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô.

- Chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc<50). Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới. Gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh. Phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.

2.2.3. Kỹ thuật tưới

Ngô là cây trồng cạn, bộ rễ bộ rễ phất triển rất mạnh nên có khả năng hút nước khoẻ hơn nhiều cây trồng khác và sử dụng nước tiết kiệm hơn để hình thành một đơn vị chất khô.

Tuy nhiên cây ngô sinh trưởng nhanh và tạo ra một khối lượng sinh khối lớn nên ngô cần một lượng nước lớn.

Dựa vào nhu cầu nước và khả năng chịu hạn của cây ngô qua từng thời kỳ sinh trưởng để quản lý nước và điều tiết nước một cách hợp lý.

- Tưới nước trước khi gieo hạt: Nếu gặp hạn, không đủ độ ẩm gieo hạt nên tưới nước theo rãnh. Rạch các rãnh theo khoảng cách 1,5 m để tưới nước. Sau 2 - 3 ngày nước thấm hết, cày rạch hàng reo hạt. Lượng nước tưới khoảng 250 - 300 m3/ha.

Thời kỳ nảy mầm: Thời kỳ này lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu và quyết định đến sức sống của cây sau này nên ruộng luôn duy trì ẩm độ khoảng 70 - 80%, ngoài ra việc duy trì ẩm độ giúp cho cây ngô mọc đều và đảm bảo mật độ cần thiêt.

- Tưới nước trước khi gieo hạt: Nếu gặp hạn, không đủ độ ẩm gieo hạt nên tưới nước theo rãnh. Rạch các rãnh theo khoảng cách 1,5 m để tưới nước.

Sau 2 - 3 ngày nước thấm hết, cày rạch hàng reo hạt. Lượng nước tưới khoảng 250 - 300 m3/ha.

- Tưới nước ở thời kỳ cây ngô 3 - 4 lá: Nếu đất hạn cần tưới nước. Lượng nước cần khoảng 300 - 400 m3/ha. Cách tưới tốt nhất là cách 1 rãnh tưới 1 rãnh.

- Tưới nước cho ngô thời kỳ 7 - 9 lá: Lượng nước tưới 600 - 700 m3/ha. Tưới theo từng rãnh một, cho nước vào ngập 1/2 luống, cho nước đi tới 3/4 chiều dài rãnh rồi ngăn nước lại, nước tự ngấm lên luống và xuống cuối rãnh. Độ ẩm đất sau 1 - 2 ngày tưới khoảng 70 - 75% là vừa.

- Tưới cho ngô trước trỗ cờ: Lượng nước cần tưới 700 - 800 m3/ha, tưới theo rãnh như thời kỳ trên, sau đó duy trì độ ẩm đất 70 - 80%. Nếu hạn có thể tưới một lần vào thời kỳ chín sáp.

Có thể tham khảo cách đưa nước vào rãnh trong trường hợp có hệ thống khống chế nước như bảng sau:

Loại đất

Mức tưới (m3/ha)

Độ dốc

Quy mô luống rãnh

Chiều sâu mức nước so với độ sâu của rãnh

Thời điểm ngừng tưới khi chảy tới

Quan sát bằng mắt sau 4h

Khoảng cách rãnh (cm)

Chiều sâu rãnh (cm)

Cát pha thấm mạnh

<200

<0,003

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

80%

3/4 rãnh

90%

Mấp mé

90%

Suốt chiều dài của rãnh

40 - 50% diện tích luống ẩm

Cát pha thấm mạnh

200 - 300

0,003 - 0,007

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

85%

3/4 rãnh

95%

Mấp mé

100%

Suốt chiều dài của rãnh

40 - 50% diện tích luống ẩm

Cát pha thấm mạnh

200 - 300

<0,003

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

90%

Mấp mé

100%

 

 

Cát pha đất có tính thấm mạnh

> 300

0,003 - 0,007

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

100%

Suốt chiều dài của rãnh

100% diện tích luống ẩm

< 0,003

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

100%

Suốt chiều dài của rãnh

60 - 80% diện tích luống ẩm

Đất thịt ngấm trung bình yếu

< 200

0,003 - 0,07

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

> 1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

90%

Suốt chiều dài của rãnh

100% diện tích luống ẩm

 

 

<0,003

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

>1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

90%

Suốt chiều dài của rãnh

60% diện tích luống ẩm

Đất thịt

200 - 300

0,003 - 0,007

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

>1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

100%

Suốt chiều dài của rãnh

80 - 100% diện tích luống ẩm

0,003

0,5 - 0,8

0,8 - 1,5

>1,5

10 -

20

20 -

30

30 -

50

2/3 rãnh

100%

3/4 rãnh

100%

Mấp mé

100%

Suốt chiều dài của rãnh

Mặt luống thấm ẩm

Bảng: cách đưa nước vào rãnh trong trường hợp có hệ thống khống chế nước

2.3. Tưới phun mưa

Là hình thức tưới hiện đại nhằm cung cấp nước cho cây trồng ở dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị riêng gọi là máy phun mưa. Tưới phun mưa có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về cung cấp nước tưới cho cây trồng. Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 3600C, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5- 1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ăn quả vào những ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16-18giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Kỹ thuật tưới phun mưa

Kỹ thuật tưới phun mưa

2.3.1. Ưu điểm

- Tiết kiệm được nước tưới nhất là ở những vùng trồng ngô khó khăn về nước tưới.

- Là hình thức tưới thực sự hữu ích ở những nơi có địa hình phức tạp vì không phải san phẳng mặt ruộng, có tác dụng tốt với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây, vừa sạch bụi, hạ thấp nhiệt độ, làm tăng độ ẩm không khí của tiểu khí hậu đồng ruộng vùng tưới, làm tăng quá trình đồng hóa của cây. Nước được phân bố đồng đều trên khắp mặt ruộng, năng suất tưới cao.

- Không gây cản trở sự trao đổi khí giữa đất và các tầng không khí sát mặt đất.

- Cấu trúc đất ở phần phát triển của bộ rễ cây không bị phá vỡ do lực tác động vào đất khi tưới nhỏ nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ cây.

Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

2.3.2. Nhược điểm

Chi phí đầu tư ban đầu lớn nên khó phát triển đại trà nhất là trong điều kiện khó khăn về vốn, điện, nước… ở các vùng trồng ngô của nước ta hiện nay. Chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (như các loại đất có độ xốp lớn, đất than bùn).

Hệ thống tưới phun mưa cho ngô giai đoạn 3 - 4 lá

Hệ thống tưới phun mưa cho ngô giai đoạn 3 - 4 lá

Nguồn: Giáo trình nghề trồng ngô - Bộ NN&PT NT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status