Kỹ thuật trồng, bón phân cho ngô bầu, ngô bánh
1. Chọn đất và làm đất trồng ngô bầu, ngô bánh
- Chọn đất: Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, độ phì khá, chủ động tưới tiêu.
- Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,0m, rãnh luống rộng 0,20m. Đất trồng ngô bầu lên luống cao 40
- 45 cm. Rãnh có nước trồng 1 - 2 hàng ngô trên 1 luống.
2.Thời vụ trồng ngô
- Vụ Đông trên đất chuyên mầu: trồng từ 20/8 đến 20/9.
- Vụ Đông trên đất 2 vụ lúa: trồng từ 15 đến 30/9.
3. Lượng giống và mật độ trồng
Ngô được trồng trong vụ đông cần chọn giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình. Phương pháp trồng là gieo hạt ngô vào bầu khi đạt số lá qui định (3-4 lá) đưa ra ruộng đặt. Lượng giống 28-30 kg/ha (1kg/sào). Phương pháp trồng ngô bầu áp dụng cho chân đất trồng 2 vụ lúa 1 vụ mầu (lúa xuân muộn- lúa mùa sớm- ngô vụ đông) và đất chuyên mầu.
Mật độ trồng: 8- 9 cây/m2 (2.900- 3000 cây /sào). Cần làm bầu ngô dự phòng 5 -10% để bù cho bầu có hạt không nẩy mầm hoặc cây không đạt yêu cầu.
4. Khoảng cách trồng ngô bầu, ngô bánh
Luống rộng 1 m được chia thành 2 hàng cách nhau 20 cm, các hốc trên hàng cách nhau 48 cm, đặt 2 cây/hốc cách nhau 6 -8 cm (hàng kép).
5. Cách đặt bầu ngô
+ Căng dây làm chuẩn theo kích thước qui định rồi mới tiến hành đặt bầu ngô. Nếu đất quá ướt khi bổ hốc xong, cho vào hốc 1 ít đất bột khô trước khi đặt bầu ngô.
Ruộng ngô bầu
+ Khi đặt bầu yêu cầu các cá thể đều có tán lá quay ngang vuông góc với hàng ngô song song với nhau và không che khuất nhau để mọi cây ngô đều phát huy tối đa khả năng quang hợp tích lũy chất khô về bộ phận thu hoạch. Chú ý quay lá ra 2 phía rãnh để tránh hiện tượng lá chen lẫn nhau. Bầu ngô đem đi trồng là bầu không bị vỡ, nhẹ xốp, rễ phát triển bình thường.
Sau khi trồng ngô bầu,đất dí chặt bí cây thường có màu huyết dụ do thiếu lân, cần tưới lân ngâm với phân hưu cơ để tưới cho cây, kết hợp bổ sung phun lên lá. Thường xuyên làm cỏ cho ngô bằng cách lấy bùn sơn luống ngô 1 tháng 2 - 3 lần. Tưới đủ độ ẩm cho cây ngô từ khi đặt bầu đến khi trỗ cờ phun râu xong (nếu có điều kiện nên tháo nước 1/2 rãnh).
6. Lượng phân bón và cách bón phân cho cây ngô
* Lượng phân bón đầu tư: Căn cứ vào qui trình kỹ thuật của từng giống, nhưng do mật độ trồng tăng gấp đôi nên lượng phân phải bón tăng từ 25 - 30%.
Tính lượng phân bón cần thiết trong từng giai đoạn sinh trưởng:
Để tính toán và quyết định bón phân cho ngô với lượng là bao nhiêu, loại phân gì cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm hút chất dinh dưỡng cây trồng của cây ngô, đây là căn cứ quan trọng nhất, phản ánh được lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho đất.
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đất: đối với đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ dinh dưỡng kém nên bón nhiều phân hữu cơ để cải tạo đất và bón làm nhiều lần, đối với đất phù sa khả năng giữ dinh dưỡng trong đất tốt hơn và thành phần dinh dưỡng cũng phong phú nên có thể bón với lượng ít hơn và bón ít lần.
- Căn cứ vào đặc điểm của giống: các giống ngô lai năng suất cao chịu thâm canh thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống ngô thường.
* Bón lót cho ngô
Mục đích bón phân bón lót cho ngô là cung cấp dinh dưỡng cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. Phân bón lót cho ngô chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ, phân lân, kali, đạm. Ở những nơi thiếu phân chuồng có thể dùng bèo hoa dâu bón lót cho ngô cũng rất tốt, bón lót bèo hoa dâu cho ngô không những tăng năng suất ngô mà còn có tác dụng rõ trong việc cải tạo đất.
Có nhiều cách bón lót cho ngô: bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch. Trong điều kiện ít phân nên bón theo hốc, theo các rạch. Khi dùng phân hữu cơ bón lót cho ngô phải dùng phân thật hoai mục, khi bón lót cần chú ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với phân vì phân hóa học tiếp xúc với hạt sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô: Trong điều kiện ở nước ta tổng lượng phân bón cho ngô trên 1 ha là: 8 - 10 tấn phân chuồng, 120 - 150kgN, 60 - 90 Kg P2O5 và 30 - 60 kg K2O. Trong đó, phân chuồng và phân lân dùng bón lót toàn bộ, bón lót 1/3 lượng phân đạm.
* Cách bón: Sau khi chăng dây đặt bầu ngô bón toàn bộ phân chuồng + phân lân vào xung quanh bầu ngô (cách bầu 2- 3cm) rồi súc đất vun kín gốc.
-
Một số tính chất của đất trồng có khả năng trồng ngô ở Việt Nam
Đặc điểm các loại đất trồng phù hợp cho cây ngô, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng, hữu cơ trong từng loại đất: đất cát, đất phù xa, đất xám, đất xám bạc màu, đất bạc màu...
-
Kỹ thuật canh tác cây Ngô (bắp)
Chuẩn bị trồng ngô, hướng dẫn kỹ thuật và lượng phân bón cho cây ngô, nhu cầu nước và phương pháp tưới cho ngô, thu hoạch và bảo quản ngô...
-
Lựa chọn phương pháp gieo trồng ngô (bắp)
Các phương pháp gieo trồng ngô phổ biến hiện nay, phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp, lựa chọn được phương pháp gieo trồng phù hợp với điều kiện địa phương...
-
Kỹ thuật trồng ngô, bắp bằng phương pháp gieo hạt
Kỹ thuật chọn và làm đất trồng ngô, giới thiệu thời vụ trồng ngô tại các vùng miền của Việt Nam, phân bón cho cây ngô, kỹ thuật gieo trồng ngô đúng phương pháp...
-
Kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh
Xác định thời vụ làm ngô bầu, ngô bánh; hướng dẫn kỹ thuật làm ngô bầu, hướng dẫn tra hạt vào bầu ngô, kích thước bầu ngô, phân bón chuyên dùng làm ngô bầu, ngô bánh...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô